Sáng kiến chống bạo lực học đường!

Chủ đề   RSS   
  • #85842 01/03/2011

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Sáng kiến chống bạo lực học đường!

    Chào các bạn,

    Chúng ta chắc ai cũng biết, nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, đặc biệt là bạo lực trong giới nữ. Cứ dăm bữa, nửa tháng, lại có thông tin ở đâu đó một nữ sinh đã bị đánh hội đồng, rồi có băng nhóm thanh niên vác mã tấu đâm chém nhau. Nghĩ lại thấy mà buồn.

    Xét về khía cạnh pháp luật, đa số các trường hợp xử lý những học sinh có hành vi bạo lực đều nhẹ, không tương xứng với hành vi vi phạm, không đủ sức răn đe và giáo dục đối với cả người bị xử lý lẫn người khác. Và lý do mà những người có thẩm quyền đưa ra là "vẫn cho các em ấy một cơ hội".

    Đúng là với những sai lầm của tuổi trẻ, tạo cho các em ấy một cơ hội là điều nên làm. Tuy vậy, tạo cơ hội như thế nào để vẫn đạt được mục đích răn đe, giáo dục lại là điều cần phải bàn cãi. Đối với những học sinh cá biệt như vậy, việc đuổi học vài ba ngày hay một tuần chỉ làm cho các em thấy sung sướng hơn vì không phải đến lớp. Thiết nghĩ, những người có thẩm quyền cần phải quan tâm đến vấn đề này hơn và nên đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn.

    Theo ý kiến riêng của tôi, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các trường giáo dưỡng. Tùy theo mức độ vi phạm mà các em vi phạm có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng trong thời gian dài hoặc ngắn. Thay vì đuổi học một tuần và các em chỉ ở nhà thì ta nên đưa các em vào các trường giáo dưỡng. Ở trường giáo dưỡng, cần tổ chức một đội ngũ chuyên gia tâm lý và tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật. Những người này sẽ có trách nhiệm giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho các em. Có như vậy, chúng ta mới có thể hi vọng những em này sẽ trở thành người có ích.

    Các bạn có đồng ý với tôi không? Hay bạn có ý kiến nào hay hơn? Các bạn đưa ra để cùng thảo luận nhé!

    CV

     
    9835 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #87471   10/03/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề bạo lực học đường vốn dĩ đã xuất hiện từ lâu trong giới học sinh rồi, vấn đề là do công nghệ thông tin ngày trước chưa thuận tiện như bây giờ để chúng ta có thể tiếp xúc đươc chúng.

    Theo mình, điều cần phải đổi mới ngày nay không phải là sự răn đe, kỷ luật đối với những hành vi vi phạm đó, mà phải là sự giáo dục nơi nhận thức còn chưa phát triển đầy đủ nơi những cô cậu đó. Từ Tiểu học, Trung học cơ sở hay Trung học phổ thông chẳng phải đều có các môn học về giáo giục nhân cách như: Môn Đạo đức hay môn Giáo dục công dân hay sao?

    Ông cha ta có câu: "Tiên học lễ, Hậu học văn", có thể hiểu việc giáo dục về mặt nhân cách và nhận thưc đã được ông cha ta chú trọng từ rất lâu rồi, nhưng ngày nay, việc áp dụng những nguyên tắc đó trở nên khá "máy móc" (những môn học về vấn đề này chỉ là những môn phụ!?), đơn giản chỉ là "học để trả bài, học để thi" thì khó mà hoàn thiện nhân cách cho các cô cậu học sinh được.

    Đó là yếu tố xuất phát từ ghế nhà trường, còn ở gia đình thì sao? Đôi lúc cha mẹ mãi mê lo cho cuộc sống mưu sinh, lo cho cái ăn cái mặc của con cái mà quên rằng điều con cái lúc này cần là sự yêu thương, sự dạy dỗ để hoàn thiện về nhân cách. Làm sao những cô cậu học sinh đó có thể yêu thương nhau nếu chúng không nhận được sự yêu thương hoàn hảo từ cha mẹ chúng!?

    Ý kiến của bạn về việc tăng các trường giáo dưỡng lên xem ra khó khả thi bạn ạ. Muốn thành lập một trường giáo dưỡng đâu phải là một việc dễ dàng. Thứ nhất, người ta sẽ suy nghĩ như thể nào về lớp trẻ VN khi đi đến đâu cũng thấy nhiều trường giáo dưỡng xuất hiện thay vì trường học? Thứ hai, ai sẽ đứng ra dạy dỗ cho các cô cậu ở trường giáo dưỡng? (giáo viên chăng!). Thứ ba, có sự mặc cảm về bản thân của những cô cậu này không khi phải đưa vào trường giáo dưỡng, đây là nhân tố ảnh hưởng đến tương lại của các học sinh đó? Thứ tư, việc đưa ai đó vào trường giáo dưỡng đâu phải là một việc muốn làm thì được ngay? Muốn đưa một ai đó vào trường GD phải theo quy định của pháp luật bạn ạ! Việc đưa một cá nhân vào trường giáo dưỡng đươc Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 điều chỉnh (Điều 24).

    Do đó, theo mình việc tăng cường công tác giáo dục ở trường và dạy dỗ ở gia đình xem ra phù hợp hơn. Mong rằng thế hệ trẻ của đất nước sau này sẽ là những người có ích!

    Thân chào!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 10/03/2011 09:58:19 AM Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 10/03/2011 09:57:01 AM

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |