Sáng chế đóng một vai trò quan trọng trong chế định luật Sở Hữu Trí Tuệ. Vậy sáng chế là gì?
Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ của Luật Sở Hữu Trí Tuệ. Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, "Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên."
Nói một cách dễ hiểu, sáng chế là những giải pháp kỹ luật mang tính mới nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật. Có khả năng ứng dụng vào công nghệ đem lại lợi ích.
Để được pháp luật bảo hộ là sáng chế cần những điều kiện sau:
Thứ nhất: Phải đảm bảo tính mới của sáng chế.
Một trong những điều kiện tiên quyết cho việc bảo hộ sáng chế là giải pháp kỹ thuật được yêu cầu phải có tính mới. Tính mới là một trong những yêu cầu cơ bản trong bất kỳ xét nghiệm nào về mặt nội dung và là một điều kiện không phải bàn cãi để xem xét khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế.
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố:
-
Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký theo quy định tại Điều 86 Luật Sở Hữu trí tuệ
-
Sáng chế được người có quyền đăng ký tại Điều 86 luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
-
Sáng chế được người có quyền đăng ký trừng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Thứ hai: Phải đảm bảo được tính sáng tạo của sáng chế:
Mục tiêu của bảo hộ sáng chế đó là khuyến khích sự sáng tạo, vì vậy tính sáng tạo là yêu cầu bắt buộc đối với sáng chế.
Sáng chế được bảo hộ không những phải có sự khác biệt với những gì đã có trong tình trạng kỹ thuật trước đó mà sự khác biệt này còn phải có 2 đặc tính.
-
Thứ nhất sự khác biệt này phải có “Tính sáng tạo”
-
Thứ hai nó phải có bước tiến mới cao hơn so với tình trạng kỹ thuật hiện tại.
Thứ ba: Phải có khả năng áp dụng công nghiệp:
Một giải pháp kỹ thuật chỉ có thể được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có khả năng áp dụng trên thực tế chứ không đơn thuần mang tính lý thuyết.
Theo pháp luật Việt Nam sáng chế được coi là khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Minh Trang
Cập nhật bởi trangfantasi ngày 10/04/2016 12:56:06 CH