Xin được giúp đỡ ạ !!!!

Chủ đề   RSS   
  • #437095 28/09/2016

    phuongvy08111997

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin được giúp đỡ ạ !!!!

    Em xin gửi lời chào và chúc sức khỏe đến mọi người, đặc biệt là các Luật sư tư vấn của diễn đàn danluat. Gia đình em hiện đang gặp một chút rắc rối, mong mọi người bớt chút thời gian đọc để tư vấn cũng như cho em vài lời khuyên ạ. 

    Gia đình em chung sống không hòa thuận. Ba em có quan hệ lén lút với người phụ nữ khác ở bên ngoài, năm vừa rồi sinh được một bé trai. Bây giờ sức khỏe Ba em đang dần suy yếu. Theo hiểu biết của em, nếu Ba em có thể viết di chúc với nội dung từ chối tài sản hoặc để hết lại cho mẹ con em trước khi mất, thì sẽ tránh được tình trạng sau này người phụ nữ đó ôm con nhỏ đến nhà đòi chia tài sản đúng không ạ? Nhưng nếu Ba em vẫn không chịu làm di chúc đó, thì sau khi Ba mất, có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mẹ con em không?

    Em xin chân thành cảm ơn !

     

     
    6482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437234   30/09/2016

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại BLDS 2005, bé trai là con đẻ của ba bạn, như vậy trong trường hợp ba bạn có lập di chúc không cho bé trai đó hưởng di sản thì theo quy định tại điều 669, bé trai đó chưa đủ tuổi thành niên nên vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

    Nếu không có di chúc thì em bé đó vẫn được hưởng phần di sản bằng với phần của bạn.

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    phuongvy08111997 (04/10/2016)
  • #437391   03/10/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Về luật thì em bạn (quan hệ này là sự thực không hể chối cãi) vẫn được hưởng dù cha bạn có làm di chúc để lại cho người khác, không có em của bạn được hưởng.

    Tuy nhiên, nếu làm hợp đồng cho tặng thì hoàn toàn chuyển sang cho người được cho tặng.

    Dù làm gì bạn cũng nên nghĩ đó là em của bạn mà ứng xử cho hợp đạo lý thì sẽ rất tốt.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    phuongvy08111997 (04/10/2016) lynguyen77.uel (27/07/2017)
  • #437560   04/10/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Với câu hỏi của bạn, công ty LTD Kingdom xin tư vấn như sau

    Nhận thấy, dù ba bạn có sống chung như vợ chồng với người vợ khác và họ cũng đã có con chung, tuy nhiên, do ba mẹ bạn không tiến hành thủ tục ly hôn nên pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp của ba mẹ bạn. Còn đứa con chung với người phụ nữ kia được xác định là con ngoài giá thú.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, dù ba bạn có di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật và nội dung di chúc thể hiện để lại toàn bộ tài sản cho mẹ con bạn, tuy nhiên, đứa con riêng của ba bạn vẫn thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luật dân sự:

    “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

    Còn nếu trường hợp ba bạn mất không có di chúc để lại thì di sản thừa kế sẽ phân chia theo pháp luật. Cụ thể những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng các phần di sản bằng nhau nếu không có sự thỏa thuận giữa những người thừa kế: ông bà nội của bạn (nếu còn sống), mẹ con bạn và người con riêng của bố bạn.

    Vì vậy, bạn sẽ không thể phủ nhận quyền và lợi ích của người con riêng của bố bạn đối với phần di sản thừa kế

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    phuongvy08111997 (05/10/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com