Chào các bạn!
1/ Về câu hỏi thứ nhất:
Xét về mặt định nghĩa, thì tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Trước đây theo BLHS 1985 thì tội tham ô được quy định tại chương các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa nên chắc chắn khách thể của nó phải là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, tức là tài sản bị xâm phạm phải là tài sản của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, BLHS 1999 lại quy định tội tham ô tại chương các tội phạm về chức vụ thì khách thể của nó không còn là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa nữa. Và cho đến nay thì việc xác định khách thể của tội tham ô vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau.
Cá nhân tôi thì cho rằng do tội tham ô không còn quy định là tam ô tài sản XHCN nữa mà chỉ quy định là tham ô tài sản. Sự thay đổi này của luật không chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt câu chữ, mà nó làm cho bản chất của tội phạm cũng thay đổi. Không chỉ có tài sản XHCN mới là đối tượng mới là đối tượng của tội tham ô, cũng không chỉ những người có chức vụ quyền hạn trực tiếp tài sản XHCN mới có thể trở thành chủ thể của tội tham ô. Miễn rằng nó thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành quy định tại khoản 1 Điều 278 BLHS là được, bất kể đó là tài sản Nhà nước hay tài sản tư nhân.
phuongsotiensinh viết:
Hiện tại theo quan điểm của Tòa Hình Sự TANDTC thì chỉ có tài sản Nhà nước mới là đối tượng tác động của tội tham ô tài sản. (HIện tại cũng còn nhiều luồng ý kiến khác nhau)
Nếu nói rằng đây là quan điểm của Tòa hình sự TANDTC thì e rằng bạn nói chưa chính xác, mà nó chỉ có thể là quan điểm của một số Thẩm phán thuộc Tòa hình sự TANDTC thì đúng hơn.
Bởi vì nếu đó đã là quan điểm chính thống của Tòa hình sự thì nó phải được cụ thể hóa bằng các văn bản như Nghị quyết, Thông tư, Công văn hay chí ít cũng là kết luận trong các báo cáo tổng kết công tác ngành hàng năm hoặc các tài liệu tập huấn nghiệp vụ để áp dụng thống nhất trong cả nước. Nhưng cho đến nay tôi chưa thấy một tài liệu nào như vậy cả, hoặc có thể là tôi chưa biết chăng.
2/ Về câu hỏi thứ hai:
+ Đối với B: tội danh của B được xác định là "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 289 BLHS. Cái này có lẽ không cần phải ban cãi, chỉ cần đối chiếu với định nghĩa của nó là đã có thể xác định được.
"Đưa hối lộ là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trực tiếp hoặc qua trung gian để đưa cho người có chức vụ, quyền hạn, để người này làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình".
+ Đối với A:
Trước hết cần khẳng định ngay rằng, A không phạm tội "Nhận hối lội". Bởi về định nghĩa thì
nhận hối lộ là hanh vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Từ định nghĩa này có thể thấy, chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn
(đây là điều kiện cần) và người đó phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ
(đây là điều kiện đủ). Khi hội đủ cả hai điều kiện trên thì họ mới trở thành chủ thể của tội "Nhận hối lộ"
(trừ trường hợp đồng phạm).
Đối chiếu với tình huống thì Chánh án A là người có nhiệm vụ, quyền hạn. Còn Thẩm phán D mới là người có trách nhiệm giải quyết vụ án theo yêu cầu của B. Vì vậy A không phạm tội nhận hối lộ, mà chỉ có thể phạm tội theo một trong các trường hợp sau:
TH1: nếu A lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc dùng sự ảnh hưởng của mình đối với D (tức là sử dụng mối quan hệ giữa mình với D mà mối quan hệ này có được là do chức vụ, quyền hạn của A mang lại) để thúc đẩy D xử án theo yêu cầu của B thì A phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" theo Điều 283 BLHS.
TH2: nếu A chỉ dùng ảnh hưởng về tình cảm bạn bè quen biết với D chứ không lợi dụng chức vụ quyền hạn và sự ảnh hưởng của chức vụ quyền hạn thì A phạm tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" theo Điều 291 BLHS.
TH3: nếu A không lợi dụng chức vụ quyền hạn, cũng không lợi dụng tình cảm quen biết mà chỉ đưa tiền của B cho D thì A phạm tội "Đưa hối lộ" với vai trò đồng phạm với B.
Trong thực tiễn, việc xác định A phạm vào tội nào thuộc 1 trong 3 trường hợp trên thì chỉ có thể căn cứ vào kết quả điều tra. Còn đây là một tình huống bài tập thì chỉ cần bám vào câu
"A với thẩm phán D là chỗ quen biết nên nhờ thẩm phán" để xác định A phạm tội theo Điều 291 BLHS.
+ Đối với D:
- Nếu D có nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác từ A (từ 2tr trở lên) thì phạm tội "Nhận hối lộ".
- Nếu D chỉ vì ảnh hưởng từ A về chức vụ quyền hạn hoặc tình cảm thì phạm tội "Ra bản án trái pháp luật" theo Điều 295 BLHS.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!