Xác định nghề/công việc nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm

Chủ đề   RSS   
  • #171771 14/03/2012

    Xác định nghề/công việc nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm

    Kính gửi luật sư!


    Xin luật sư giải đáp cho chúng tôi một số vướng mắc:

    Hiện nay công ty chúng tôi đang thực hiện xác định nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cho người lao động đang làm việc tại công ty;

    Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với quy định của pháp luật, chúng tôi có một số vướng mắc như sau:

    Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và  đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Tuy nhiên trong sổ BHXH, các chức danh đó được ghi không chính xác so với các danh mục nghề, công việc được ghi trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội cụ thể là:

    1.     Công nhân nổ mìn:

    Tại điểm số  15, mục I (phần khai thác mỏ ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo  quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi tên nghề hoặc công việc:  “Bắn mìn lộ thiên”

    Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc nổ mìn phá đá CaCO3 bằng phương pháp lộ thiên khoảng 2 buổi/tuần ngoài ra còn thực hiện công việc giám sát tại các công trường mỏ. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Công nhân nổ mìn”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    2.     Lái xe xúc

    Tại điểm số 13, mục I (phần khai thác mỏ)  trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “Lái máy xúc dung tích gầu dưới 4 m3”;

    Tại Công ty YBB, có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc vận hành các xe xúc lật có dung tích gầu 3m3 - 2m3 và vận hành  xe nâng hàng trọng tải  từ 2.5 – 3.5 tấn tại nhà máy chế biến đá CaCO3. Trong sổ BHXH,  chức danh của những ngừoi này được ghi là “ Công nhân lái xe xúc, xe nâng”;

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    3.     Công nhân bảo dưỡng

    Tại điểm 3 và 4, mục I  (phần Cơ khí – luyện kim) trong  Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 1629/LĐTBXH – QĐ – ngày 26 tháng 12 năm 1996,  có liệt kê các tên nghề, công việc: “Hàn điện, hàn hơi”, “Mài thô kim loại” và tại điểm 7, mục III (phần cơ khí) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số  1453 ngày 13/10/1995 có nêu tên nghề hoặc công việc : “đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay” và tại điểm 1, mục I (phần khai thác mỏ) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “Sửa chữa cơ điện trên các mỏ lộ thiên”

    Tại YBB, có một nhóm công nhân có thực các công việc bảo dưỡng, sửa chữa tại trạm nghiền đá và nhà máy chế biến đá, trong đó có sử dụng hàn điện, hàn hơi, máy mài khô kim loại, máy đánh gỉ sắt bằng tay…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Nhân viên bảo dưỡng”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện người làm “công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    4.     Công nhân vận hành máy

    Tại điểm số 4 và điểm số 13, Mục I (Khai thác mỏ) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996,  có ghi là tên nghề hoặc công việc “ Vận hành băng tải, máy nghiền, sàng than, đá, chọc máng than, chọc máng quang lật điện, tời gầm sàng”“vận hành máy nghiền sàng đá”; và tại điểm 38, mục III (hóa chất) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có nghi tên nghề hoặc công việc: “Vận hành thiết bị sàng tuyển nguyên liệu khô, ướt trong công nghệ sản xuất hóa chất”

    Tại YBB, có các nhóm  công nhân làm việc như sau:

     4.1.  Nhóm vận hành trạm nghiền đá sơ loại tại mỏ khai thác đá. Trong trạm nghiền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển và các băng tải. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là:  “Công nhân vận hành máy”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

     4.2.  Nhóm vận hành  dây chuyền nghiền thô và nghiền tinh tại nhà máy chế biến.. Trong hệ thống dây chuyền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển , các băng tải, máy nghiền bi,…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “Công nhân vận hành máy”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    5.     Nhân viên thí nghiệm

    Tại điểm số 21, mục II  (Thương mại) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996, có ghi : “ hóa nghiệm kiểm tra chất lượng hóa chất”

    Tại YBB, có một nhóm công nhân đang làm  công việc  kiểm tra chất lượng và thành phần tạp chất trong sản phẩm CaCO3,  và có sử dụng các  hóa chất độc  như  HCL, DOP, cồn công nghiệp, dầu lanh… tại phòng thí nghiệm. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “Nhân viên thí nghiệm”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    6.     Thủ kho vật liệu nổ:

    Tại điểm số  19, mục I (phần khai thác mỏ ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo  quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có có ghi tên nghề hoặc công việc:  “Bảo quản, bốc xếp kho vật liệu nổ”

    Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc bảo quản và bốc xếp trong kho vật liệu nổ công nghiệp, cấp phát VLNCN khoảng 2 lần/tuần, kiểm kê tháng/lần. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Thủ kho mìn”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    II. Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Tuy nhiên trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội về danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm không có các chức danh này.

    7.     Giám đốc điều hành mỏ

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là giám đốc điều hành mỏ, công việc cụ thể tại công ty là. Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc độc hại nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này;

     

    8.      Kỹ sư mỏ

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là Kỹ sư mỏ, công việc cụ thể tại công ty là Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này;

     

    9. Bảo vệ kho vật liệu nổ:

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là Bảo vệ, công việc cụ thể tại công ty YBB là bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp của công ty.

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này ;

    III.      Sản xuất bột CaCO3.

    Tại điểm 56, Mục III (hóa chất) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có ghi tên nghề hoặc công việc “ Sản xuất bột CaCO3”.

    Công ty YBB chuyên sản xuất bột CaCO3 ở dạng hạt cỡ từ 3 - 400mm và bột siêu mịn từ 1 - 4µm. Một số nghề/công việc tại nhà máy thường xuyên tiếp xúc với bột CaCO3 như liệt kê dưới đây: (trừ các nghề / công việc đã nói trên);

    1.            Công nhân giám sát đá

    2.            Cán bộ chuyên trách an toàn.

    3.            Giám đốc nhà máy
    4.            Trưởng bộ phận bảo dưỡng vận hành trạm nghiền


    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư./.

     
    84675 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ybbimerys vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (07/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #426609   07/06/2016

    khiem89
    khiem89

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho tôi hỏi luật sư

    hiện nay tôi đang công nhân vận hành máy đập đá vôi có được xếp vào nghành độc hại nặng nhọc hay không 

     
    Báo quản trị |  
  • #426774   08/06/2016

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Vận hành máy nghiền, sàng đá.

    Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao.

    QĐ 915/ LĐTBXH

    30/7/1996           

    Thông tin trong ô đã nêu được xếp loại hình lao động nặng nhọc, độc hại bạn nhé.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #469953   06/10/2017

    Luật sư tư vấn giúp em ạ: Bên Công ty em là công ty sản xuất thép và phôi, môi trường làm việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Vì vậy để xác định công việc của từng bộ phận thuộc lao động loại IV hay loại V, VI thì cần phải làm gì ạ?

    Và khi xây dựng thang bảng lương nếu bộ phận lao động thuộc chức danh nghề BLĐTBXH ban hành thuộc loại V, VI (đặc biệt nặng nhọc, độc hại) nhưng mức lương đóng bảo hiểm chỉ đáp ứng đủ theo Quy định đối với công việc của lao động thuộc chức danh nghề loại IV (nặng nhọc, độc hại) thì có sai không ạ? (Lý do Công ty đưa ra đối với công việc tại Công ty với các công việc theo đúng chức danh thuộc loại V và VI thì tính chất công việc hay môi trường làm việc cũng chỉ giống với các công việc thuộc loại IV nên để đưa đúng chức danh nghề do BLĐTBXH ban hành chứ mức lương thì do doanh nghiệp quyết định của từng công việc).

     
    Báo quản trị |  
  • #470932   14/10/2017

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Vấn đề bạn thắc mắc đã được quy định tại thông tư số 15/2016/TT-BLđTBXH ngày 28/6/2016 CủA Bộ LđTBXH ban hành danh mục nghề , công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt    nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, ban cứ căn cứ vào tiêu chí là tên công việc, đặc điểm về điều kiệ lao động, công việc để xếp lạo tương ứng theo danh mục này.

    Về vấn đề tiền lương tham gia BHXH cho những công việc này thì phải căn cứ vào tiên lương xác định trong từng hợp đồng lao động cửa tưng lao động để làm căn cứ tham gia BHXH bắt buộc cho họ.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (24/10/2017)
  • #471036   16/10/2017

    hautram
    hautram

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    thợ in lụa có thuộc nhóm độc hại nguy hiểm không, và vao trang nào để mình tự kiểm tra ngành nghề thuộc danh mục độc hại nguy hiểm theo qui điịnh mới nhất của luật lao động thưa luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #471398   18/10/2017

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Bạn tham khảo theo văn bản sau đây ở Thư viện pháp luật nhé:

    BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Số: 15/2016/TT-BLĐTBXH

    Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

     

    THÔNG TƯ

    BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

     

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (24/10/2017)
  • #560709   20/10/2020

    thhtax
    thhtax

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2007
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    kính thưa luật sư

    cho hỏi về người lao động làm công tác bảo vệ khai trường khai thác đá quý thì có được hưởng danh mục công việc nặng nhọc, độc hại không?

    thực tế thì người làm công việc bảo vệ khai trường ở đây là làm ngoài trời, đi lại nhiều và sản phẩm này qúy hiếm có giá trị cao nên việc bảo vệ càng phức tạp và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng

    tại điểm 2 mục 1.cơ khí, luyện kim quyết định 190/1999/qđ-blđtbxh ngày 03/3/1999 thì có ghi chức danh: bão vệ bãi khai thác quặng, crôm.

    như vậy thì người bảo vệ trong mỏ đá quý có được áp dụng vào mục này không?

    xin luật sư nghiên cứu và trả lời giúp

    xin trân trọng cảm ơn luật sư

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thhtax vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2020)
  • #560775   21/10/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn tham khảo Danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại tại Thông Tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH. Việc xác định sẽ dựa trên công việc, họat động thực tế hàng ngày của người lao động theo thông tư ở trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2020)
  • #561060   27/10/2020

    thhtax
    thhtax

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2007
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    xin chào luật sư!

    xin hỏi luật sư là những người làm công tác bảo vệ tại khai trường khai thác mỏ đá quý thì có thuộc diện nghề nặng nhọc độc hại không?

    nhờ luật sư quan tâm trả lời giúp

    xin cảm ơn./.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thhtax vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2020)
  • #561298   28/10/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề bạn thắc mắc đã được quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BLđTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ LĐTBXH ban hành danh mục nghề , công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, ban cứ căn cứ vào tiêu chí là tên công việc, đặc điểm về điều kiệ lao động, công việc để xếp lạo tương ứng theo danh mục này.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/10/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ