+
Thứ nhất, theo tôi, khi các thành viên hoặc cổ đông quyết định sử dụng mức giá mà tổ chức định giá xác định tức là họ hoàn toàn đặt niềm tin vào tổ chức định giá đó. Nếu như việc định giá sai xảy ra, rõ ràng tổ chức định giá cũng phải có trách nhiệm trong việc này, bởi họ đâu có làm miễn phí. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải mua mức giá xác định đó. Do đó, nếu như doanh nghiệp và người góp vốn cùng thống nhất với mức giá mà tổ chức định giá xác định (không cần biết tổ chức định giá cố tình hay do sai sót về mặt chuyên môn) thì họ sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm nếu như xảy ra thiệt hại do việc định giá sai đó.
+
Thứ hai, tôi xin phân tích một chút về
khoản 3, điều30, LDN 2005 theo quan điểm của tôi.
LDN 2005 viết:3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Theo điều luật, giá tài sản góp vốn do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, và khi xác định trách nhiệm liên đới thì xem xét trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu doanh nghiệp trong quy định này là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tức là một cá nhân chứ không phải một tập hợp người. Trách nhiệm liên đới đặt ra trong trường hợp này là của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trong trường hợp, việc định giá do một tổ chức định giá tiến hành thì trách nhiệm liên đới sẽ thuộc về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và tổ chức định giá (người góp vốn không phải chịu trách nhiệm). Chúng ta cùng xem xét cụm từ này một chút:
LDN 2005 viết:người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khi nhắc đến trách nhiệm liên đới tức là bên có trách nhiệm phải bao gồm ít nhất là hai chủ thể trở lên. Nếu chúng ta phân tích nghĩa cụm từ đó thành:
Im_lawyerx0 viết:người góp vốn // hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
rõ ràng là không hợp lý bởi người góp vốn chỉ là một (chứ không phải tất cả thành viên hay cổ đông) nên không thể đặt ra trách nhiệm liên đới.Hơn nữa, hiểu theo cách này sẽ loại bỏ trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật, trong khi việc định giá do người góp vốn và người đại diện theo pháp luật thỏa thuận. Vì vậy, theo tôi, cần phải hiểu cụm từ đó như sau:
Im_lawyerx0 viết:người góp vốn hoặc tổ chức định giá //và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Tức là trong trường hợp người góp vốn và doanh nghiệp định giá (người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp) thì trách nhiệm liên đới thuộc về người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp, tổ chức định giá định giá thì trách nhiệm liên đới thuộc về tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+
Thứ ba, theo tôi, khi tiến hành mua bán tài sản mà Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận thì điều kiện ngang giá sẽ không cần thiết đặt ra, bởi pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên. Chỉ trong trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, nếu chứng minh được giá trị giao dịch thấp hơn giá thị trường rất nhiều thì có thể coi đó là hành vi tẩu tán tài sản:
Luật phá sản 2004 viết:Điều 43. Các giao dịch bị coi là vô hiệu
1. Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:
a) Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;
b) Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
d) Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;
đ) Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.