Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #421222 11/04/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

    Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

    Chào cả nhà, mình đang nghiên cứu và muốn hệ thống lại tất cả các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng. Nhưng chưa rà soát lại được hết. Bạn nào có thể giúp mình không? Mình cám ơn nhiều 

    Xem thêm: Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng

     
    190912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #421361   12/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào bạn, chủ đề này hay đó, cũng nhờ bạn hỏi mà mình tổng hợp ra được các loại hợp đồng sau đây bắt buộc phải công chứng:

    1. Hợp đồng mua bán nhà ở

    Trừ trường hợp: mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.

    Căn cứ: Điều 450 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật dân sự 2015.

    2. Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá

    Căn cứ: Khoản 5 Điều 459 Bộ luật dân sự 2005.

    3. Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản

    Là sự thỏa thuận, theo đó, bên tặng cho giao tài sản là bất động sản và chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

    Trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

    Căn cứ: Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Khoản 1 Điều 459 Bộ luật dân sự 2015, Khoản 1 Điều 467 Bộ luật dân sự 2005.

    4. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    5. Hợp đồng đổi nhà ở

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

    Trừ trường hợp: Góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức.

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    7. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    8. Hợp đồng thế chấp nhà ở

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    9. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    10. Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014

    11. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 689 Bộ luật dân sự 2005.

    12. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

    Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

    13. Hợp đồng thế chấp tài sản

    Căn cứ: Điều 343 Bộ luật dân sự 2005.

    14. Hợp đồng bảo lãnh

    Căn cứ: Điều 362 Bộ luật dân sự 2005.

    15. Hợp đồng trao đổi tài sản

    Là sự thỏa thuận, theo đó, các bên giao tài sản và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho nhau.

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 463 Bộ luật dân sự 2005.

    16. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ

    Căn cứ: Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 3 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005.

    17. Di chúc miệng

    Căn cứ: Khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005.

    18. Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

    Phải được dịch ra Tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

    Căn cứ: Khoản 5 Điều 672 Bộ luật dân sự 2005.

    19. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất  

    Căn cứ: Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.

     
    Báo quản trị |  
  • #422087   20/04/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Dear All!

    Theo mình tổng hợp thì hiện có các loại giao dịch sau phải thực hiện công chứng, chứng thực

     

    Ls: Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

    Cập nhật ngày: 01/01/2015

     

    CÁC VĂN BẢN, GIAO DỊCH BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC[1]

    STT

    VĂN BẢN

    CĂN CỨ PHÁP LÝ

    GHI CHÚ

    QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT; TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở

    1.  

    Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ; QSDĐ và tài sản gắn liền với đất

    Điểm a, b Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013;

    Không bắt buộc nếu một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản

    1.  

    Văn bản mua bán, thuê mua công trình xây dựng của các Bên đều là cá nhân

    Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014

     

    1.  

    Văn bản tặng cho công trình xây dựng mà người được tặng cho là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư

    Điểm c, Khoản 1, Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình

    Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản mua bán, tặng cho Rừng sản xuất là rừng trồng

    Khoản 3 Điều 33 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng

    Khoản 8 Điều 33 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản mua bán, tặng cho Cây lâu năm

    Khoản 2 Điều 34 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng cây lâu năm

    Khoản 6 Điều 34 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP

    Không bắt buộc nhưng khuyến nghị thực hiện công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

     

    TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT LÀ NHÀ Ở

    1.  

    Hợp đồng thuê, thuê mua, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà

    Điều 492 Luật dân sự 2005; Khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005;  Khoản 4, 5, Điều 63, Nghị Định số 71/2010/NĐ-CP

    Trừ các trường hợp sau: Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; Bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; Thuê nhà công vụ; Thuê mua nhà ở xã hội;

    Không bắt buộc công chứng, chứng thực kể từ 01/07/2015

    1.  

    Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

    Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014

    Không bắt buộc các trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở

    1.  

    Hợp đồng mua bán nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản

    Điểm b, khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005

    Không bắt buộc trước ngày 01/07/2015

    1.  

    Hợp đồng mua bán nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản

    Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014;

    Điều 1 Luật Nhà Ở 2014;

    Khoản 4, Điều 3 Luật Nhà Ở 2014;

    Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014

     

    Từ ngày 01/07/2015 Đang có mẫu thuẫn giữa Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản.

    Luật Nhà Ở bắt phải công chứng Như phần 11

    Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không bắt buộc

    1.  

    Hợp đồng thuê mua nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản

    Điểm b, khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005

    Không bắt buộc trước ngày 01/07/2015

    1.  

    Hợp đồng thuê mua nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chứng năng kinh doanh bất động sản

    Điều 450 Bộ Luật Dân Sự 2005; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014;

    Điều 1 Luật Nhà Ở 2014;

    Khoản 4, Điều 3 Luật Nhà Ở 2014;

    Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014

    Từ ngày 01/07/2015 Đang có mẫu thuẫn giữa Luật Nhà Ở và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản

    Luật Nhà Ở bắt phải công chứng Như phần 11

    Luật Kinh Doanh Bất Động Sản không bắt buộc

    THỪA KẾ

    1.  

    Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ

    Khoản 3, điều 652, Bộ Luật dân sự 2005

    Xác định tính hợp pháp của di chúc

    1.  

    Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngày

    Khoản 5, điều 652, Bộ Luật dân sự 2005

    Xác định tính hợp pháp của di chúc

    1.  

    Văn bản khai nhận di sản thừa kế với các tài sản mà quyền sở hữu, quyền sử dụng được đăng ký, quản lý bởi cơ quan NN

    Tham chiếu Khoản 4 Điều 52 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP[2]

    Tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật chuyên ngành đã nêu ở trên.

    Không bắt buộc, chỉ bắt buộc khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, cấp mới Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản phân chia di sản thừa kế mà quyền sở hữu, quyền sử dụng được đăng ký, quản lý bởi cơ quan NN

    Tham chiếu Khoản 4 Điều 52, Điều 53 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP

    Tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật chuyên ngành đã nêu ở trên.

    Không bắt buộc, chỉ bắt buộc khi thực hiện việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, cấp mới Giấy chứng nhận

    1.  

    Văn bản từ chối di sản thừa kế

    Tham chiếu Khoản 4 Điều 52, Điều 53 Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP

    Không bắt buộc tuy nhiên để đảm bảo quyền của người thừa kế khác (bao gồm cả NN trong trường hợp Khai nhận)

    HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

    1.  

    Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

    Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Được ký kết trước ngày đăng ký kết hôn và có hiệu lực vào ngày đăng ký kết hôn

    1.  

    Văn bản thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng

    Khoản 2, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để xác thực với nguời thứ 3 thì cần phải công  chứng, chứng thực.

    1.  

    Văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ

    Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Việc thoả thuận mang thai hộ đối với người mang thai hộ đang có quan hệ hôn nhân phải được sự đồng ý của người chồng.

    1.  

    Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ

    Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Uỷ quyền lại không có giá trị pháp lý

    PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

    1.  

    Văn bản bán, tặng, cho phương tiện vận tải đường bộ của cá nhân

    Điểm g, khoản 1, Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BCA

    Chủ phương tiện là cá nhân

    1.  

    Văn bản bán, tặng, cho xe máy chuyên dùng

    Điểm b, khoản 1, Điều 6, Thông tư số 20/2010/TT-BGTVT

    Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

    1.  

    Văn bản bán, tặng, cho phương tiện giao thông đường sắt

    Điều 8, Thông tư số 01/2013/TT-BGTVT

    Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

    1.  

    Văn bản bán, tặng, cho phương tiện thuỷ nội địa

    Điều 14, Thông tư số 75/2015/TT-BGTVT

    Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

    1.  

    Văn bản bán, tặng, cho tàu biển

    Điều 14 Nghị định số 161/2013/NĐ-CP

    Chủ phương tiện là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

    1.  

    Văn bản đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu

    Điều 15, Điều 16 Nghị Định số 70/2007/NĐ-CP

    Chủ thể đăng ký là cá nhân – Không bắt buộc nhưng thủ tục hành chính yêu cầu

     

    [1] Các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản phải công chứng, chứng thực cũng phải công chứng, chứng thực

    [2] Hiệu lực của Văn bản không còn phù hợp, tuy nhiên nội dung mang tính thực tiễn

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #422309   21/04/2016

    probono
    probono

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2014
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 251
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 6 lần


    Rất hữu ích. Cảm ơn bạn rất nhiều

    TRA CỨU BẢN ÁN tại Caselaw Việt Nam: http://www.caselaw.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #422788   26/04/2016

    theprettygirl92
    theprettygirl92

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các bạn. Bài viết rất hữu ích :D 

     
    Báo quản trị |  
  • #422812   26/04/2016

    Sao bạn lười thế, bạn phải thống kê trước đi rồi mọi người mới bổ sung, góp ý cho chứ

     
    Báo quản trị |  
  • #422818   26/04/2016

    Ls Nguyễn Ngọc Anh: Bạn không nên dẫn chiếu Nghị định 75/2000/NĐ-CP vì thực tế Nghị định này đã hết hiệu lực từ lâu. Các loại giao dịch về thừa kế (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản) hiện nay thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật công chứng 2014 và tất cả đều phải công chứng hoặc chứng thực.

    Cập nhật bởi datuphong ngày 26/04/2016 01:33:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #422838   26/04/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    datuphong viết:

    So sinh: Bạn không nên dẫn chiếu Nghị định 75/2000/NĐ-CP vì thực tế Nghị định này đã hết hiệu lực từ lâu. Các loại giao dịch về thừa kế (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản) hiện nay thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật công chứng 2014 và tất cả đều phải công chứng hoặc chứng thực.

    Hi bạn!

    Cám ơn bạn đã góp ý cho mình!

    Tuy nhiên, bạn đọc kỹ tổng hợp của mình nhé. Mình đã footnote ở dưới rùi thì phải. Dẫn chiếu này chỉ mang tính tham khảo. Về mặt học thuật thì theo mình tìm hiểu thì Bộ luật dân sự và Luật Công Chứng không hề có định nghĩa về thế nào là Văn bản khai nhận di sản thừa kế và Văn bản phân chia di sản thừa kế.

    Nếu bạn tìm được ở chỗ nào có bạn tìm giúp mình với. Ngoài ra, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm về học thuật trong phần thừa kế thì mình rất mong muốn trao đổi với bạn. 

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #422840   26/04/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    Dear datuphong

    Bạn khẳng định là Nghị Định số 75/2000/NĐ-CP là hết hiệu lực. Tuy nhiên, nếu đã là thành viên của Dân luật thì chắc bạn cũng có tài khoản của thuvienphapluat. Theo mình tra cứu thì Nghị định này cho có bất kỳ 1 văn bản nào huỷ bỏ hiệu lực đồng thời Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hình như chưa có hiệu lực. Và vì vậy theo quy định về ban hành văn bản pháp quy hiện tại thì văn bản này vẫn có hiệu lực bạn nhé.

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #422896   26/04/2016

    mainguyendong
    mainguyendong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Về công chứng, chứng thực

    Số ký hiệu75/2000/NĐ-CP

    Ngày ban hành08/12/2000

    Ngày có hiệu lực01/04/2001

    Tình trạng hiệu lực:

    - Hết hiệu lực một phần: Bị thay thế 1 phần bởi Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (10/04/2015)

     Bị bãi bỏ 1 phần bởi Nghị định 04/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng(25/02/2013)

    Bị thay thế 1 phần bởi Nghị định 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (30/06/2007)

    THE LAW IS PASSION

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mainguyendong vì bài viết hữu ích
    Wizardma (28/04/2016)
  • #423218   29/04/2016

    Nghị định 75 quy định về công chứng và chứng thực.

    Nếu bạn chưa biết nó hết hiệu lực thế nào hoặc bằng văn nào thì xin mời đọc khoản 2 Điều 25 Nghị định 04/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 48 Nghị định 04/2013/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định 04 bãi bỏ các quy định về công chứng, Nghị định 23 bãi bỏ các quy định về chứng thực. Nếu ai đó mà vẫn nói cho bạn biết nó còn hiệu lực một phần nào đó thì tôi chịu.

    Hiện tại việc công chứng thực hiện theo Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. UBND cấp xã và Phòng tư pháp thực hiện chứng thực theo Nghị định 23.

    Cũng xin thông báo cho bạn biết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

    Cập nhật bởi datuphong ngày 29/04/2016 08:57:13 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #423230   29/04/2016

    Wizardma
    Wizardma
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2015
    Tổng số bài viết (212)
    Số điểm: 2510
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 126 lần


    datuphong viết:

    Nếu bạn chưa biết nó hết hiệu lực thế nào hoặc bằng văn nào thì xin mời đọc khoản 2 Điều 25 Nghị định 04/2013/NĐ-CP và khoản 2 Điều 48 Nghị định 04/2013/NĐ-CP.

    Cũng xin thông báo cho bạn biết Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

     

    Cám ơn bạn trẻ!

    http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-75-2000-ND-CP-cong-chung-chung-thuc-47135.aspx

    Mình gửi bạn link tại thuvienphapluat về Nghị Định 75/2000/NĐ-CP nhé. Và mình cũng tin bạn biết cách tra cứu. Các Điều khoản mà bạn dẫn chiếu đều chỉ làm hết hiệu lực 1 phần của NĐ 75 thôi bạn nhé.

    Luật BHVBQPPL có hiệu lực từ 01/07/2016 nhưng hôm này mới là ngày 29/04/2016 bạn nhé.

    Bạn cũng đọc kỹ lại bài viết của mình nhé ở phần footnote đã ghi chú rõ ràng.

     

    Luật sư - Trọng tài viên trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam (VIETJAC)

    Nguyễn Ngọc Anh

    Email: ngocanhlawyer@gmail.com

    Mobile: 0982502577

     
    Báo quản trị |  
  • #423228   29/04/2016

    Ý bạn là sao, bạn tìm định nghĩa thế nào là Văn bản phân chia di sản ... để làm gì, chẳng qua nó chỉ là một cái tên.

    Theo tôi hiểu chắcbạn đang muốn tìm hiểu thế nào là phân chia di sản hoặc khai nhận... Những quy định này có trong Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    - Phân chia di sản là các thừa kế (từ 2 trở lên) thỏa thuận phân chia di sản mà họ cùng được hưởng thành từng phần của riêng mỗi người.

    - Khai nhận di sản là trường hợp 1 người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật làm thủ tục khai nhận di sản đó cho riêng mình hoặc trường hợp có từ hai người trở lên cùng được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật nhưng họ không muốn phân chia di sản mà cùng nhau khai nhận và cùng sở hữu hoặc cùng sử dụng chung di sản đó.

    Nếu có vấn đề gì chưa hài lòng, mình cùng trao đổi tiếp.

     
    Báo quản trị |  
  • #423250   29/04/2016

    Chào bạn già 8x.

    Cậu nên xem lại chủ đề chủ chủ thớt đưa ra. Người ta đang thống kê các loại hợp đồng, giao dịch phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hiện hành chứ không phải theo các quy định đã hết hiệu lực.

    Việc dẫn chiếu một Văn bản hết hiệu lực cho một vấn đề chẳng khác nào mang lại cho người đọc, người được tư vấn một điều vô nghĩa.

    Nghị định 75 trong thực tế nó không còn phù hợp với thực tiễn, ngoài ra còn có nhiều quy định trái với các văn bản hiện hành, như về thẩm quyền công chứng, chứng thực, địa hạt công chứng....

    Chưa nói đến việc trái với văn bản ban hành sau hoặc văn bản của cơ quan cấp trên thì Nghị định 75 cũng đã bị Nghị định 04/2013/NĐ-CP bãi bỏ các quy định về tổ chức và hoạt động công chứng, Nghị định 23/2015/NĐ-CP bãi bỏ các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch, Nghị định 79/2007/NĐ-CP bãi bỏ về các quy định chứng thực bản sao, chữ ký.

    Vậy cậu chỉ cho tôi biết Nghị định 75 còn hiệu lực phần nào không? Tôi chắc rằng hôm nay sau khi đọc cmt này cậu mới tìm đến Nghị định 23/2015/NĐ-CP để đọc xem nó cái gì và có thể cả Nghị định 79/2007/NĐ-CP nữa.

    Muốn biết một văn bản còn hiệu lực hay không thì ngoài việc tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đó theo dõi, cập nhật chứ không phải cứ đóng tiền mua acc vip của Dân Luật mà soi xem còn hay hết hiệu lực. Bởi trong trường hợp này rõ ràng sự cập nhật của Dân Luật là chưa kịp thời.

    Một điều nữa tôi chắc rằng tôi đã nghiên cứu, áp dụng Nghị định 75 khi cậu còn đang mài quần trên giảng đường đại học.

    Có lẽ nên kết thúc việc tranh luận về hiệu lực của Nghị định 75 ở đây để dành thời gian đóng góp cho chủ đề của chủ thớt - Một chủ đề rất ý nghĩa cho mọi người.

     
    Báo quản trị |  
  • #443801   13/12/2016

    Hợp đồng thuê tài sản

    Chào Luật sư!
    Luật sư cho em hỏi: Hợp đồng thuê tài sản (bao gồm ô tô, nhà ở) giữa cá nhân với cá nhân có cần công chứng không ah?
    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #443822   13/12/2016

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Oanhnth4 viết:

    Chào Luật sư!
    Luật sư cho em hỏi: Hợp đồng thuê tài sản (bao gồm ô tô, nhà ở) giữa cá nhân với cá nhân có cần công chứng không ah?
    Trân trọng.

    Theo khoản 2, điều 122 của Luật nhà ở 2014 và Bộ luật dân sự thì không bắt buộc bạn nha, trừ khi các bên có nhu cầu.

     

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
  • #452456   25/04/2017

    Chào mọi người. Mọi người cho em hỏi chút với ạ.

    Về việc chuyển nhượng quyền sở hữu máy chuyên dùng: ví dụ: Công ty X là công ty bán máy chuyên dùng hàng bãi. bán máy cho anh A, giao kết hợp đồng giữa công ty X và anh A không có chứng thực kèm theo có hóa đơn mua máy. Anh A k làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu mà muốn bán cho B. Anh A tới UBND xã nơi anh A có hktt yêu cầu chứng thực chữ ký của A trong giấy bán xe. MN cho em hỏi: 

    1. Anh A có quyền định đoạt tài sản đó và có quyền bán không?

    2. UBND xã có được phép từ chối chứng thực chữ ký trong giấy bán không? Mn giúp em giải thích với ạ.

    Em xin trân thành cảm ơn.

     

    Cập nhật bởi Tranhoan0702 ngày 25/04/2017 12:46:53 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranhoan0702 vì bài viết hữu ích
    trang_u (25/04/2017)
  • #452468   25/04/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tranhoan0702 viết:

    Chào mọi người. Mọi người cho em hỏi chút với ạ.

    Về việc chuyển nhượng quyền sở hữu máy chuyên dùng: ví dụ: Công ty X là công ty bán máy chuyên dùng hàng bãi. bán máy cho anh A, giao kết hợp đồng giữa công ty X và anh A không có chứng thực kèm theo có hóa đơn mua máy. Anh A k làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu mà muốn bán cho B. Anh A tới UBND xã nơi anh A có hktt yêu cầu chứng thực chữ ký của A trong giấy bán xe. MN cho em hỏi: 

    1. Anh A có quyền định đoạt tài sản đó và có quyền bán không?

    2. UBND xã có được phép từ chối chứng thực chữ ký trong giấy bán không? Mn giúp em giải thích với ạ.

    Em xin trân thành cảm ơn.

    Chào bạn Tranhoan0702, về câu hỏi của bạn mình trả lời như sau:

    1. Anh A không có quyền định đoạt tài sản đó, bởi chiếc xe đó chưa thuộc quyền sở hữu của anh trên thực tế. Anh A cần phải thực hiện thủ tục đăng ký xe đứng tên mình.

    2. UBND xã không được từ chối chứng thực chữ ký trong giấy bán, bởi bản chất của việc chứng thực chữ ký này là để xác nhận có phải anh A là người ký trong giấy bán không thôi, còn trách nhiệm như thế nào thì do anh A là người chịu. Bạn nên xem bài viết Phân biệt công chứng, chứng thực để hiểu rõ về bản chất của nó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #452544   26/04/2017

    Cảm ơn bạn. Cho mình hỏi tiếp vấn đề này với nhé. A đến yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy bán xe. nhưng chiếc xe không phải của A mà là của B. thì cụ thể giải quyết ra sao ạ?

    Ở mục 1 thì có văn bản nào quy định cụ thể không ạ? cho mình xin nguồn với. Mình cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tranhoan0702 vì bài viết hữu ích
    trang_u (26/04/2017)
  • #452556   26/04/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tranhoan0702 viết:

    Cảm ơn bạn. Cho mình hỏi tiếp vấn đề này với nhé. A đến yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy bán xe. nhưng chiếc xe không phải của A mà là của B. thì cụ thể giải quyết ra sao ạ?

    Ở mục 1 thì có văn bản nào quy định cụ thể không ạ? cho mình xin nguồn với. Mình cảm ơn.

    Chào bạn Tranhoan0702, chỗ mục 1 được quy định tại Bộ luật dân sự 2015

    Điều 450. Mua bán quyền tài sản

    1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

    2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

    3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định. 

    Và cái vụ chứng thực chữ ký như mình nói trong bình luận trước, trách nhiệm của cơ quan thực hiện chứng thực, đó là họ chứng thực chữ ký của người ký thôi, nghĩa là trên thực tế họ xác nhận chữ ký của người bán. Để khi có tranh chấp thì họ (người ký) phải đứng ra chịu trách nhiệm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #459343   30/06/2017

    May quá, em đang cần cái này thì vớ được bài của các bác :)). Em cảm ơn ở trên rồi cơ mà vẫn muốn nói lại: Cảm ơn các bác nhiều nhé, em xem quy định đã, có vấn đề gì sẽ lại lên thỉnh giáo mọi người nhé, chứ cái này em cũng mù mờ lắm, nhất là cái hợp đồng thuê nhà.

     
    Báo quản trị |