Toàn văn điểm mới Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt giao thông đường bộ

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #431277   20/07/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    181. Bổ sung quy định phạt trong trường hợp để hàng hóa quá tải trên toa tàu

    - Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi bán vé vượt quá số chỗ được phép chở của toa xe tính trên mỗi hành khách bị vượt nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150.000.000 đồng, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của toa xe.

    - Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 40% đến 100%.- Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 10% đến 40%.

    - Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa trên mỗi toa xe vượt quá tải trọng cho phép chở của toa xe trên 100%.

    Các hành vi trên buộc phải đưa xuống khỏi toa xe số hàng hóa chở quá tải trọng, ngoài việc phải nộp tiền phạt.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Điều 61 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    182. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu từ 01 đến 03 tháng đối với lái tàu, phụ tàu vi phạm các hành vi sau:

    - Dừng tàu không đúng quy định mà không có lý do chính đáng;

    - Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu ngừng;

    - Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h.

    - Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định trên 10 km/h đến 20 km/h;

    - Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    - Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h.

    - Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    - Khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    - Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

    - Sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

    Trước đây: Chỉ tước quyền sử dụng Giấy phép lái tàu 01 tháng hoặc 02 tháng.

    (Căn cứ Khoản 8 Điều 62 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    183. Nâng mức phạt đối với việc vi phạm về sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu

    Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng lao động thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sử dụng nhân viên không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy phép phù hợp, không đủ tiêu chuẩn với chức danh mà nhân viên đó đang đảm nhận; sử dụng nhân viên không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

    Trước đây: Phạt tiền từ 4 – 8 triệu đồng đối với hành vi nêu trên.

    (Căn cứ Điều 63 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    184. Đình chỉ tuyển sinh từ 01 đến 03 tháng đối với cơ sở đào tạo lái tàu có hành vi vi phạm sau:

    - Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo quy định;

    - Không thực hiện đúng, đầy đủ quy chế tuyển sinh, nội dung, chương trình đào tạo, quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.

    Trước đây: Hành vi vi phạm này bị đình chỉ tuyển sinh 02 tháng.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 64 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    185. Quy định mới: xử phạt vi phạm xây dựng Quy tắc quản lý kỹ thuật ga

    - Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với Trưởng ga, Trưởng trạm không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ Bản trích lục Quy tắc quản lý kỹ thuật ga, trạm theo quy định.

    - Phạt tiền từ 3 – 5  đồng đối với Ga không thực hiện việc xây dựng Quy tắc quản lý kỹ thuật ga hoặc xây dựng nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Điều 65 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    186. Tăng gấp ba lần mức xử phạt vi phạm về điều kiện kinh doanh đường sắt

    Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông; doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có hành vi vi phạm sau:

    - Doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định; sử dụng người điều khiển thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

    - Doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa không bảo đảm quy định về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; sử dụng kho, bãi không đủ tiêu chuẩn theo quy định;

    - Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông không có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng; không có cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành cơ khí về phương tiện giao thông đường sắt theo quy định; không có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;

    - Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt không có chứng chỉ an toàn, sử dụng chứng chỉ an toàn giả hoặc chứng chỉ an toàn đã hết hạn sử dụng;

    - Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không có hợp đồng bảo hiểm theo quy định (đối với doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hành khách và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt); sử dụng người được giao trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải không có trình độ đại học về khai thác vận tải đường sắt hoặc có nhưng chưa đủ 03 năm kinh nghiệm về khai thác vận tải;

    - Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng người được giao trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt không có trình độ đại học chuyên ngành theo quy định hoặc có nhưng chưa đủ 03 năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.

    Trước đây: Mức xử phạt đối với các hành vi này từ 4 – 6 triệu đồng.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 66 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    187. Tăng gấp đôi mức phạt nếu vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định

    Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh vận tải đường sắt có hành vi sau:

    - Vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định;

    - Vận chuyển động vật sống không đúng quy định;

    - Không thực hiện việc niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về: Giờ tàu, giá vé, giá cước, các loại chi phí khác, kế hoạch bán vé, danh mục hàng hóa cấm vận chuyển bằng tàu khách, các quy định của doanh nghiệp về trách nhiệm phục vụ hành khách;

    - Không thực hiện việc thông báo số chỗ còn lại cho hành khách đối với các tàu bán vé bằng hệ thống điện tử theo quy định.

    Trước đây: Hành vi vận chuyển tử thi, hài cốt trái quy định và vận chuyển động vật sống không đúng quy định bị phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng. Các hành vi còn lại không có quy định xử phạt.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    188. Không miễn, giảm giá vé theo đúng quy định phạt đến 10 triệu đồng

    Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện việc miễn, giảm giá vé hoặc thực hiện miễn, giảm giá vé không đúng quy định.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    189. Tăng gấp đôi nếu không thực hiện đúng quy định về xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm

    Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có hành vi:

    - Không thực hiện các nhiệm vụ vận tải đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đồng thời, buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

    - Không thực hiện đúng quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng; đồng thời, buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.

    - Không thực hiện đúng các quy định về xếp, dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm; đồng thời, buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.

    - Không bảo đảm các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn giao thông hoặc thiên tai, địch họa;

    - Không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe, đồng thời, buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.

    Trước đây: Các hành vi trên bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng trừ hành vi không thực hiện đúng quy định về xếp hàng và gia cố hàng trên toa xe trước đây không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 3, Điểm b, c Khoản 4 Điều 67 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    190. Xử phạt hành chính hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu khi đang chạy

    Phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi ném gạch, đất, đá, cát hoặc các vật thể khác vào tàu khi tàu đang chạy.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 69 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |  
  • #431279   20/07/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    C – THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

    191. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường cũng có quyền xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt

    - Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có quyền phạt vi phạm đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10%.

    - Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có quyền xử phạt đối với hành vi:

    + Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố.

    + Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ việc đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố; đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

    + Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

    + Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

    + Máy kéo, xe máy chuyên dùng điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng; không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

    + Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:

    i. Không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị;

    ii. Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ; chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi;

    iii. Chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

    iv. Đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, ra đường phố.

    + Người điều khiển xe ô tô:

    i. Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

    ii. Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

    iii. Vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ khi vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách.

    + Cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.

    + Cá nhân hoặc tổ chức đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc đổ chất độc hại, chất phế thải từ trên tàu xuống đường sắt.

    + Cá nhân hoặc tổ chức để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 6, 8 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    192. Phân định rõ quyền xử phạt của từng cấp của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường

    - Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường có quyền:

    + Phạt cảnh cáo.

    + Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 20 triệu đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.5 triệu đồng trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Trước đây: Không có quy định.

    - Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 28 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

    + Tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 28 triệu đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 52.5 triệu đồng trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Trước đây: Không có quy định.

    - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

    Trước đây: Không có quy định.

    - Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

    Trước đây: Không có quy định.

    - Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    + Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại phần xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 73 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    193. Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không cũng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính

    Cụ thể:

    - Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;

    - Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Điểm d, đ Khoản 1 Điều 75 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |  
  • #431283   20/07/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    194. Hướng dẫn chi tiết thủ tục xử phạt trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau

    STT

    Hành vi vi phạm của người điều khiển xe

    Hành vi vi phạm của chủ phương tiện

    Mức phạt cuối cùng nếu người điều khiển xe là chủ phương tiện

    1

    Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

    Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

    (2 – 3 triệu đồng)

    Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

    Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng.

    (300.000 – 400.000 đồng)

    Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) ra tham gia giao thông.

    (4 – 8 triệu đồng đối với cá nhân, 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức)

     

    Mức phạt đối với chủ phương tiện

    (4 – 8 triệu đồng đối với cá nhân, 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức)

    2

    Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

    Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

    (4 – 6 triệu đồng)

    Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng:

    Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.

    (1 – 2 triệu đồng)

    Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) ra tham gia giao thông.

    (6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân, 12 – 16 triệu đối với tổ chức)

     

    Mức phạt đối với chủ phương tiện

    (6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân, 12 – 16 triệu đối với tổ chức)

    3

    Đối với người điều khiển ô tô chở khách, ô tô chở người:

    Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

    (1 – 2 triệu đồng)

    Đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa:

    Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

    (1 – 2 triệu đồng)

    Tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng xe taxi chở hành khách không có hoặc có biểu trưng (lô gô), số điện thoại giao dịch ghi trên xe không đúng với đăng ký của doanh nghiệp (hợp tác xã)

    (2 – 3 triệu đồng đối với cá nhân, 4 – 6 triệu đồng đối với tổ chức)

    Mức phạt đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải

    (2 – 3 triệu đồng đối với cá nhân, 4 – 6 triệu đồng đối với tổ chức)

    4

    Đối với người điều khiển ô tô chở khách, ô tô chở người:

    - Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;

    - Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    (3 – 5 triệu đồng)

    Đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa:

    - Điều khiển xe quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;

    - Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    (3 – 5 triệu đồng)

    Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm:

    - Người điều khiển ô tô chở khách, ô tô chở người điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ; điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ; điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    (4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức)

    Mức phạt đối với chủ phương tiện

    (4 – 6 triệu đồng đối với cá nhân, 8 – 12 triệu đồng đối với tổ chức)

    5

    - Người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người thu tiền vé cao hơn quy định.

    (600.000 – 800.000 đồng)

    - Nhân viên phục vụ trên xe buýt thu tiền vé cao hơn quy định.

    (100.000 – 200.000 đồng)

    - Nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé cao hơn quy định.

    (300.000 – 400.000 đồng)

    Tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về giá cước.

    (3 – 4 triệu đồng đối với cá nhân, 6 – 8 triệu đối với tổ chức)

     

    Mức phạt đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

    (3 – 4 triệu đồng đối với cá nhân, 6 – 8 triệu đối với tổ chức)

     

     

    6

    - Người điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 – 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 – 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

    (400.000 – 600.000 đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 40 triệu đồng)

    - Người điều khiển ô tô chở khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km chở quá 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 – 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 – 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

    (1 – 2 triệu đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 40 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.

    (800.000 – 1.000.000 đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.

    (3 – 5 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%.

    (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

    (7 – 8 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.

    (8 – 12 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô chở hàng siêu trường, siêu trọng không có báo hiệu kích thước của hàng theo quy định.

    (1 – 2 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ khi vượt quá tải trọng, kích thước bao ngoài xe.

    (1 – 2 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

     (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (2 – 3 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành.

    (3 – 5 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (3 – 5 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (3 – 5 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe ô tô chở hàng siêu trường, siêu trọng điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

    (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

    (5 – 7 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (7 – 8 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (14 – 16 triệu đồng)

    - Người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

    (14 – 16 triệu đồng)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe ô tô chở khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 – 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 – 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

    (400.000 – 600.000 đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 40 triệu đồng đồi với cá nhân, 800 ngàn đến 1.2 triệu đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 80 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển ô tô chở khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km chở quá 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 – 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 – 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

    (1 – 2 triệu đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 40 triệu đồng đồi với cá nhân, 2 – 4 triệu đồng/người vượt quá số quy định => mức phạt không quá 80 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng.

    (2 – 4 triệu đồng đồi với cá nhân, 4 – 8 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (2 – 4 triệu đồng đồi với cá nhân, 4 – 8 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả ô tô chở hành khách) điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện chở hàng siêu trường, siêu trọng có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng, kích thước bao ngoài của xe (sau khi đã xếp hàng lên xe) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

    (6 – 8 triệu đồng đồi với cá nhân, 12 – 16 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lưu hành không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    (14 – 16 triệu đồng đồi với cá nhân, 28 – 32 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (14 – 16 triệu đồng đồi với cá nhân, 28 – 32 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%.

    (16 – 18 triệu đồng đồi với cá nhân, 32 – 36 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.

    (18 – 20 triệu đồng đồi với cá nhân, 36 – 40 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (18 – 20 triệu đồng đồi với cá nhân, 36 – 40 triệu đồng đồi với tổ chức)

    - Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

    (28 – 32 triệu đồng đồi với cá nhân, 56 – 64 triệu đồng đồi với tổ chức)

     

    Mức phạt như đối với chủ phương tiện.

     

    Trước đây: Không có quy định chi tiết như Nghị định này.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    195. Hướng dẫn xử lý trong trường hợp vi phạm đồng thời 2 quy định

    Cụ thể, đối với vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện, của cầu, đường quy định tại điều khoản xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa và điều khoản xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, kể cả ô tô chở hành khách: nếu chủ phương tiện vừa vi phạm quy định về người điều xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa; vừa vi phạm quy định về người điều khiển xe bánh xích, xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, kể cả ô tô chở hành khách thì bị xử phạt từng hành vi vi phạm.

    Còn đối với hành vi vi phạm điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng; điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành: người điều khiển xe vừa vi phạm quy định về tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe, vừa vi phạm quy định về tải trọng trục xe thì bị xử phạt theo mức phạt tiền lớn hơn.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    196. Làm rõ khái niệm thế nào được xem là chủ phương tiện

    Chủ phương tiện được nhắc đến trong Nghị định bao gồm:

    - Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;

    - Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản và được tổ chức, cá nhân thuê phương tiện đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì tổ chức, cá nhân đã thuê và đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

    Lưu ý: Nếu xử phạt chủ phương tiện, thì thời hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 5, 6 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    197. Chủ phương tiện phải hợp tác để xác minh người điều khiển xe vi phạm thông qua camera ghi hình

    Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính được phát hiện thông qua việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, chủ phương tiện cơ giới đường bộ có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 7 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    198. Người có quyền xử phạt có quyền sử dụng dữ liệu điện tử làm căn cứ để phạt

    Người có thẩm quyền xử phạt được sử dụng các thông tin, thông số kỹ thuật của phương tiện được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ở lần kiểm định gần nhất (bao gồm cả trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng) hoặc được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm phương tiện để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 8 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    199. Quy định các loại Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể bị tứơc nếu vi phạm

    Bao gồm:

    - Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp);

    - Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

    - Giấy phép kinh doanh vận tải;

    - Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;

    - Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

    - Giấy phép thi công;

    - Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;

    - Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới;

    - Chứng chỉ đăng kiểm viên;

    - Giấy phép lái tàu.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 1 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

     
    Báo quản trị |  
  • #431285   20/07/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    200. Thời hạn tước là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động

    Thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó.

    Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian đó.

    Nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian đó.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 2 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    201. Hướng dẫn cách tính thời điểm được tính bắt đầu tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề

    - Tại thời điểm ra quyết định phạt mà người có quyền phạt đã tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì thời điểm được tính bắt đầu là thời điểm quyết định phạt có hiệu lực thi hành.

    - Tại thời điểm ra quyết định phạt mà người có thẩm quyền phạt chưa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì người có quyền phạt vẫn ra quyết định phạt. Trong nội dung quyết định phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có quyền phạt tạm giữ.

    Lưu ý: Khi tạm giữ và khi trả, người có quyền phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 3 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    202. Bị tạm giữ Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề mà vẫn hoạt động thì bị xử phạt như hành vi không có Giấy phép, chứng chỉ hành nghề

    Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 4 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    203. Thời hạn sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề còn lại ít hơn vẫn bị tước quyền sử dụng

    Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm.

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Khoản 5 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    204. Tước quyền sử dụng GPLX quốc tế

    - Thời hạn tước quyền sử dụng GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) thực hiện theo quy định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép đã nêu trên nhưng không quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam của người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế;

    - Người điều khiển phương tiện sử dụng GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp có trách nhiệm xuất trình các giấy tờ chứng minh thời gian cư trú còn lại tại Việt Nam (chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú) cho người có thẩm quyền xử phạt để làm cơ sở xác định thời hạn tước quyền sử dụng GPLX quốc tế.

    (Căn cứ Khoản 6 Điều 77 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    205. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

    Đây là quy định mới tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

    - Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 của Nghị định này được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

    - Phương tiện, thiết bị quy định trên trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

    - Việc sử dụng phương tiện, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    - Yêu cầu đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:

    + Là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt;

    + Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

    + Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;

    + Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

    - Các Bộ trưởng: Công an, Giao thông vận tải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao ban hành văn bản quy định về quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định trên.

    (Căn cứ Điều 79 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    206. 5 quy định xử phạt vi phạm giao thông chưa áp dụng từ ngày 01/8/2016

    Xem chi tiết tại đây.

    (Căn cứ  Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    Hết

     
    Báo quản trị |  
  • #431286   20/07/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình đã cập nhật xong 206 điểm mới Nghị định 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Các bạn có thể xem và tải về tại file đính kèm bên dưới.

     
    Báo quản trị |  
  • #432302   01/08/2016

    PhanDinhCong
    PhanDinhCong

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2013
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 10 lần


    Những điểm mới trong xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

    Hôm nay, ngày 01/8/2016, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực. Theo đó, một số hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ bị xử phạt nặng gấp từ 2 đến 5 lần trước đây.

     

    [Đồ họa] Những điểm mới trong xử phạt vi phạm giao thông - 1

     [Đồ họa] Những điểm mới trong xử phạt vi phạm giao thông - 2

     [Đồ họa] Những điểm mới trong xử phạt vi phạm giao thông - 3

     

    Theo Danviet

     

     
    Báo quản trị |  
  • #432329   01/08/2016

    onehicf123
    onehicf123

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Tại sao không ra mấy cái quyết định phạt về xả thải chất bẩn, phá hoại môi trường, lợi dụng chức vụ để tham nhũng ấy... mấy bọn đó chính xác là quỷ phá hoại đất nước. Tăng phí phạt chỉ  là giải pháp nhất thời nếu không có sự ý thức của người dân, chả lẽ số lượng người chết do tai nạn giao thông không giảm quốc hội lại tiếp tục tăng phí hay sao. Đó là vấn đề chính. Là công dân VIỆT NAM và là dân luật tôi cũng đoán được đôi chút mục đích tăng phí của quốc hội. Và tôi mong mọi người có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #469370   30/09/2017

    lskhacdo
    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần


    KHÔNG XỬ PHẠT TÀI XẾ ĂN MÌ KHI LÁI XE: “LỖ HỔNG” CỦA PHÁP LUẬT?

    Luật sư Đoàn Khắc Độ

    Ngày 02/12/2016 vừa qua, dư luận rất bất bình đối với hành vi vừa lái xe vừa ăn mì của tài xế. Nhiều người có ý kiến cần phải phạt nặng tài xế để răn đe.

    Nhưng cơ quan chức năng không phạt vì luật không có quy định hành vi ..ăn mì tôm, chỉ quy định hành vi nghe điện thoại khi lái xe.

    Các chuyên gia có ý kiến là dù luật không quy định nhưng cũng CÓ THỂ phạt được, có thể quy vào các hành vi tương tự, vì ăn mì tôm khi lái xe nguy hiểm hơn nghe điện thoại khi lái xe.

    Tôi cũng đồng tình là hành vi ăn mì khi lái xe nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi nghe điện thoại khi lái xe. Và tôi cũng mong muốn luật có quy định để xử lý hành vi này. 

    Nhưng, quan điểm của tôi là trường hợp này KHÔNG THỂ xử phạt được, chứ không phải là CÓ THỂ. 

    Bởi vì: 

    Xử lý vi phạm hành chính hay xử lý hình sự, trước hết phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản.

    - Trong xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc đầu tiên phải tuân thủ được quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, đó là: 

    “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.“
    Khoản 5, Điều 2, Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định: 

    “Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó....”

    Như vậy, nếu một hành vi có nguy hiểm cho xã hội nhưng không được quy định trong các Nghị định của Chính phủ thì không thể xử phạt được.

    Nghị định 46/2016/NĐ-CP không có quy định hành vi “vừa ăn mì vừa lái xe” là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, nên không có căn cứ để xử phạt.

    - Trong xử lý hình sự cũng vậy, phải tuân thủ nguyên tắc tại Điều 2 BLHS:

    “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    Một hành vi cho dù đặc biệt nguy hiểm cho xã hội nhưng BLHS không quy định hành vi đó là tội phạm thì cũng không xử lý được.

    “LỖ HỔNG” CỦA PHÁP LUẬT

    Qua sự việc trên có thể thấy sự bất cập của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Có rất nhiều hành vi của tài xế có thể nguy hiểm cho tính mạng hành khách, nhưng không được quy định. 
    Các cơ quan CSGT cũng có kiến nghị cần đưa vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP hành vi “vừa ăn mì vừa lái xe” để có căn cứ xử lý.

    Đặt trường hợp Nghị định 46/2016 có thêm hành vi “vừa ăn mì vừa lái xe”, nhưng tài xế không ăn mì mà ăn phở, ăn cơm, ăn bún... thì có xử lý được không?

    VẤN ĐỀ LÀ NẰM Ở CHỖ KỸ THUẬT LẬP PHÁP

    Các nhà làm luật thường dùng hai phương pháp: “định nghĩa dưới dạng liệt kê” và “định nghĩa theo tập hợp”.


    Cách quy định trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP là cách định nghĩa dưới dạng liệt kê. Cách định nghĩa này rất cụ thể, rõ ràng, nhưng không có tính khái quát cao. Những nhà làm luật không thể hình dung ra hết các hành vi nguy hiểm để liệt kê ra. Do vậy mà có nhiều hành vi nguy hiểm nhưng không được liệt kê trong luật thì không có căn cứ xử lý.

    Cách định nghĩa theo tập hợp có tính khái quát, bao trùm cao, nhưng nếu từ ngữ không rõ ràng thì có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và dễ tùy tiện trong xử lý.

    Áp dụng phương pháp định nghĩa nào là công việc của nhà làm luật, làm sao phải đảm bảo các hành vi nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm đến tính mạng con người phải được xử lý.

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    Báo quản trị |