Nghĩa vụ họ đã hoàn thành thì đương nhiên hợp đồng thế chấp sẽ bị hết hiệu lực mặc dù vẫn còn thời hạn. Thường có 1 số ngân hàng hay ký thế chấp để cho nghĩa vụ của Công ty hay của hộ gia đình nào đó với thời hạn là 5 năm, còn nghĩa vụ lại phu thuộc vào từng hợp đồng tín dụng. Làm như vậy là không chính xác, chưa xác định được nghĩa vụ cụ thể, nhưng thực tế lại có chuyển cứ gần hết 1 năm là đáo hạn (coi như đã thanh lý xong và vay cái mới) nhưng phụ lục hợp đồng thế chấp lại không bổ sung, đây là vấn đề có nhiều rủi ro và nguy cơ ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro này.
Các bên có thể xác định hoặc thỏa thuận trước về hợp đồng tín dụng hoặc khi ký hợp đồng thế chấp các bên có thể dự kiến hợp đồng tín dụng để đưa vào thỏa thuận là chúng tôi ký hợp đồng thế chấp để bảo đảm cho hợp đồng tín dụng dự kiến trong tương lai là hợp đồng số, ký ngày...., nhìn chung trong hợp đồng thế chấp phải xác định nghĩa vụ cụ thể, không thì sẽ có nhiều rủi ro.
Hợp đồng trong tương lai không đúng như dự kiến và ko thể dự đoán được.
NH đã thỏa thuận với khách hàng khi ký HĐTD: tại mục đảm bảo tiền vay: Đảm bảo bằng tài sản theo HĐTC cũ và cam kết khác khi khách hàng không trả được nợ thì NH có thể phát mại tài sản thế chấp đó.
Xin hỏi luật sư nếu kiện bằng HĐTD thì NH có gặp trở ngại gì không ah.
Xin cảm ơn Luật sư!