Tính pháp lý của giấy ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #374024 13/03/2015

    Tính pháp lý của giấy ủy quyền

    Thân gởi Luật Sư,

    Tôi muốn hỏi luật sư về tính pháp lý của giấy ủy quyền như sau:

    Thông tin công ty A: người đại diện pháp luật của công ty là Bà Vương, chức vụ Giám Đốc

    Công ty A và Công ty chúng tôi đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với nhau. Bây giờ có một số nội dung trong hợp đồng cần điều chỉnh nên chúng tôi ký kết tiếp với nhau bằng 1 phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên, đợt này Bà Vương không đại diện ký nữa. Người ký là Bà Hạnh, chức vụ Giám Đốc Mua Hàng. Tôi yêu cầu công ty A cung cấp giấy ủy quyền thì họ gởi cho tôi giấy ủy quyền do Ông Long, chức vụ chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ủy quyền cho bà Hạnh. Trên giấy ủy quyền không ghi ngày lập cụ thể. 

    Vậy luật sư tư vấn và giải thích giúp tính pháp lý của giấy ủy quyền này.

    Trân trọng cảm ơn.

    Hạnh Hiếu

     
    23669 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #374532   16/03/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn hỏi về một giấy ủy quyền cụ thể thì phải có giấy ủy quyền đó mới có thể xem xét giá trị pháp lý được.

    Về cơ bản: Công ty sẽ có người đại diện đương nhiên theo quy định của pháp luật và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với chức danh là: Người đại diện theo pháp luật.

    Người khác ở công ty muốn ký văn bản và đóng dấu công ty phải có sự ủy quyền của người này, thay mặt người này và nhân dan công ty để thực hiện giao dịch, việc ủy quyền đó có thể là bằng nội quy, quy chế, hay bằng văn bản, giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền....

    Do đó bạn có thể căn cứ quy định cua pháp luật để xác định ủy quyền hợp pháp: Thứ nhất có phải được người đại diện theo pháp luật ủy quyền không? thứ hai có phải là được người nhận ủy quyền của người đại diện theo pháp luật ủy quyền lại không (chú ý xem văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật có cho phép ủyquyền lại không).

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    Phapluathangngay (18/03/2015)
  • #433761   17/08/2016

    Mình xin đóng góp một vài ý kiến theo câu hỏi của bạn luatsungothethem như sau:

    Theo quy định, Người đại diện chỉ được thực hiện các hành vi pháp lý trong khuôn khổ phạm vi, thẩm quyền đã được xác lập trong hành vi ủy quyền (bằng văn bản là giấy ủy quyền). Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền là ba yếu tố cơ bản tạo nên việc ủy quyền.

    Thứ nhất, Bạn cần xác định rõ loại hình doanh nghiệp của công ty A (Tư nhân, Cổ phần, Hợp danh, hay TNHH – theo luật DN), khi đó bạn có thể xác định được đại diện theo pháo luật của Công ty A là TGĐ/GĐ hay CTHĐQT/CTHĐTV, điều này cũng được thể hiện thông qua điều lệ hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty A.

    Như thế bạn có thể xác định được người có đủ tư cách và thẩm quyền ký kết với Công ty bạn.

    Bạn tham khảo Luật doanh nghiệp 2015 nhé!

    Thứ hai, Khi xác định rõ thẩm quyền ký kết hợp hợp đồng/phụ lục họp đồng (đại diện theo pháp luật) thì nếu có ai khác đề nghị và tham gia ký kết thì bạn yêu cầu bên đối tác cung cấp giấy ủy quyền hợp lệ (của người được đại diện– người đại diện theo pháp luật cho người được đaị diện) với 3 nội dung cơ bản của “giấy ủy quyền" là: Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền. (tham khảo điều 139 -148 BLDS 2004).

    Theo quan điểm của mình, không đồng quan điểm với luatsungothethem là “…việc ủy quyền đó có thể là bằng nội quy, quy chế, hay bằng văn bản, giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền....”.

    Không thể thay thể việc ủy quyền đó bằng nội quy, quy chế, hay bằng văn bản. Bởi lẽ, nội quy, quy chế, hay bằng văn bản là việc nội bộ của Công ty A, và nó không thể hiện được các nội dung cần thiết của ủy quyền như Công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền (đã quy định ở BLDS). Mặt khác, nội quy, quy chế chỉ phục vụ cho nội bộ công ty A chứ không phải là đối tượng bắt buộc của Công ty bạn.

    Như vậy, để đảm bản quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty bạn và tránh những bất lợi khi xảy ra tranh chấp bạn nên yêu cầu đối tác cung cấp “giấy ủy quyền” hợp lệ.

    Chúc bạn thành công!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vietanh19583 vì bài viết hữu ích
    dieptv_ls (26/10/2020)
  • #434086   21/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com