THỦ TỤC ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #279339 04/08/2013

    dgvnam

    Male
    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    THỦ TỤC ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI SẢN THỪA KẾ

    Kính chào luật sư,

    Tôi có vài điều chưa rõ về thực hiện quyền thừa kế tài sản, kính nhờ luật sư giải thích giúp.

    Cha, mẹ tôi chết hơn 4 năm nay không để lại di chúc và chưa thực hiện khai nhận thừa kế tài sản là 2500 m2 đất.

    Nay anh em tôi gồm 9 người muốn khai nhận thừa kế đồng thời ủy quyền quản lý tài sản cho 1 người em, nhưng không có điều kiện tập trung đủ anh em về ký giấy tờ thì có làm giấy ủy quyền gởi về được không?

    Trường hợp đã quá 6 tháng mở thừa kế thì có còn làm giấy từ chối thừa kế được không.? Nếu làm giấy từ chối nhưng anh em vẫn muốn đó là tài sản chung không để người đứng tên toàn quyền định đoạt thì làm sao?

    Trân trọng kính chào luật sư.

     
    54182 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #279474   05/08/2013

    NguyenChiCong1966
    NguyenChiCong1966

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2012
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 521
    Cảm ơn: 48
    Được cảm ơn 51 lần


    Người chết để lại tài sản cho người còn sống,  tài sản đó gọi là di sản. Trường hợp nhà bạn bố mẹ không để lại di chúc, di sản sẽ được chia theo luật. Như vậy cả 9 anh chị em nhà bạn đều có quyền hưởng di sản thừa kế như nhau. Anh chị em nhà bạn nếu thống nhất được ( không có tranh chấp về di sản , về người thừa kế hoặc tỷ phần được hưởng...) thì đến tổ chức hành nghề công chứng tiến hành khai nhận/ hoặc phân chia di sản thừa kế.

    1. Nếu chỉ tiến hành khai nhận, nghĩa là chưa phân chia cụ thể, thì sau khi khai nhận, anh chị em nhà bạn sẽ ủy quyền cho một người đại diện đứng tên trên Giấy chứng nhận... Cơ quan Tài nguyên sẽ ghi trên GCN  là: Ông Nguyễn Văn A đại diên cho những người thừa kế ( kể tên những người được thừa kế) của (bố), (mẹ)... đứng tên trên GCNQSD đất.

    2. Nếu gia đình thống nhất di sản này được chia như thế nào đó thì trong văn bản phân chia di sản thừa kế do văn phòng công chứng lập sẽ phân chia cụ thể, sau đó những người được phân chia di sản thừa kế sẽ căn cứ văn bản phân chia này để làm các thủ tục cần thiết khác để nhận phần di sản được phân chia.

    3.Nếu các bạn ở nhiều địa phương, khó tập trung được thì sẽ làm hợp đồng ủy quyền( hoặc giấy ủy quyền) cho một người nào đủ điều kiện với nội dung: Ủy quyền cho anh X thay mặt tôi được tiến hành các thủ tục khai nhận ( hoặc phân chia) di sản thừa kế... bạn ra văn phòng Công chứng họ sẽ giải thích cụ thể nội dung ( hay nội hàm) ủy quyền nhé.

    Nếu cần hỏi thêm bạn gọi: 0905155778

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenChiCong1966 vì bài viết hữu ích
    dgvnam (06/08/2013)
  • #412487   07/01/2016

    trinhvanduan
    trinhvanduan

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi có anh bạn gần nhà, vợ anh chết năm 2007 không để lại di chúc. anh ta có tài sản chung với vợ là 20.000m2 đất. bây giờ anh muốn bán cho người khác thì những người được  hưởng di sản thừa kế của vợ anh ta có thể lập hợp đồng ủy quyền cho anh ta toàn quyền giao dịch mua bán được hay không? ( vì mẹ ruột của vợ anh ấy ở ngoài bắc mà đã già yếu không đi lại được)

     
    Báo quản trị |  
  • #413056   13/01/2016

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn,

    Đối với vấn đề của bạn tôi trả lời như sau:

    Việc thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự thì những người được hưởng di sản của người vợ là: bố, mẹ vợ, chồng, con. 

    Phần tài sản là di sản thừa kê là: 1/2 khối tài sản chung với chồng, tài sản riêng của vợ.

    Những đồng thừa kế khác muốn ủy quyền thì có thể thông qua Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng để ủy quyền cho một trong những đồng thừa kế thực hiện việc kê khai di sản thừa kê và thực hiện các thủ tục liên quan để ra tên cho các đồng thừa kế. Sau khi ra tên cho các đồng thừa kế xong thì có thể ủy quyền mua bán nếu muốn.

    Người già yếu không đi lại được mà đầu óc vẫn còn minh mẫn thì có thể mời công chứng viên đến nhà để công chứng văn bản ủy quyền.

     

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
  • #477972   11/12/2017

    giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên 2 vợ chồng tôi, chồng tôi đã chết không để lại di chúc. giờ tôi muốn bán mảnh đất đó. xin chỉ giúp tôi thủ tục tôi cần phải làm những gì để bán được. tôi xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #478077   12/12/2017

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào chị,

    Quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng chị thể hiện đó là tài sản chung vợ chồng. Sau khi chồng chị chết mà không để lại di chúc thì phần tài sản thuộc quyền sở hữu của chồng chị sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Chị cần đi khai nhận di sản thừa kế, sau khi khai nhận xong thì mới có thể bán mảnh đất đó được.

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015:

    " Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    ..."

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    ..."

    Chị cần xác định những người thừa kế của chồng chị có những ai theo Điều 651 nêu trên, sau đó tới Văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
  • #480008   27/12/2017

    Cho con hỏi trong trường hợp gia đình chỉ còn mẹ và các con, tài sản là mảnh đất, khi mẹ mất, không để lại di chúc, nhưng những người con không phân chia di sản, rồi nhờ người ngoài quản lý di sản dùm, sau 30 năm, khi hết thời hiệu khởi kiện thì di sản đó sẽ là của người đang quản lý đúng ko ạ?

    TH2: Không phân chia, nhưng có 1 người con sống trên mảnh đất đó, sau 30 năm sau khi hết thời hiệu khởi kiện, thì có thể ngầm hiểu là người con đó quản lý di sản và di sản thuộc về người con đó không ạ? Hay phải lập bằng giấy tờ uỷ quyền quản lý thì sau 30 năm mới được hưởng?

     
    Báo quản trị |  
  • #481185   05/01/2018

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn,

    Đối với tài sản là di sản thừa kế thì khi các đồng thừa kế không phân chia di sản thì sẽ trở thành khối tài sản chung chưa chia thuộc sở hữu của các đồng thừa kế. Trong trường hợp các đồng thừa kê không trực tiếp quản lý thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý di sản giúp mình. Theo qui định tại khoản 2 Điều 187 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao. 

    Điều 187. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

    1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

    2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

    Do vậy, cho dù quản lý thời gian dài thì người quản lý cũng 

    Với trường hợp thứ hai mà bạn đề cập. Do bạn nói là không phân chia và có 1 người con sống trên mảnh đất đó nhưng không nói rõ là việc không phân chia là do thỏa thuận của các người con có thể hiện bằng văn bản hay vào thời điểm mở thừa kế không ai đả động đến việc phân chia di sản. Tùy vào trường hợp mà sẽ có những khác nhau.

    + Ở trường hợp các người con đồng thuận không phân chia mảnh đất và giao cho một người quản lý di sản. Đây là trường hợp mà di sản đã được chia và tất cả các người con đều là đồng sở hữu. Người con được sự ủy quyền của các anh chị em cho sinh sống và quản lý mảnh đất đó thì người này là người quản lý tài sản. và sẽ áp dụng theo Điều 187 Bộ luật dân sự như trên.

    + Nếu người con không được sự ủy quyền mà sinh sống ở đó, các anh chị em cũng không có ý kiến hay đòi chia di sản thì theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015

    Điều 623. Thời hiệu thừa kế

    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    josthanhcong (05/01/2018)
  • #481249   05/01/2018

    Cho cháu hỏi một câu nữa là, khi chia di sản, nếu ông Q vd có 10 tỷ, di chúc cho A và B (là 2 anh em họ mỗi người 4 tỷ), vậy còn 2 tỷ sẽ chia cho các con là C D (đều đã đủ 18t), và vợ là E, vậy trong trường hợp này E phải đảm bảo suất 2/3, vậy cho cháu hỏi, khi đảm bảo suất 2/3 cho E thì lấy tiền của ai để bù cho E ạ?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: