Tham gia Hiệp định TPP hàng Việt khó sống ?!

Chủ đề   RSS   
  • #407864 26/11/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Tham gia Hiệp định TPP hàng Việt khó sống ?!

    Hiệp định TPP đã được công bố toàn văn, gồm 30 chương quy định nhiều vấn đề liên quan đến việc thương mại trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Có thể xem rằng đó là cơ hội cho nền kinh tế Việt tạo một sức bậc đi lên tuy nhiên sức bật đó có diễn ra hay không thì vẫn còn rất khó nó bởi những quy định khắt khe từ phía TPP.

    Không thể xuất khẩu hàng hóa

    hiep dinh tpp

    Tuy rằng TPP là một hiệp định thương mại quốc tế, chiếm 40% GDP  và 30% thương mại toàn cầu nhờ những hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia nhưng để được xuất khẩu được đòi hỏi các hàng hóa phải trãi qua nhiều khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt về chất lượng lẫn hình thức, từ quy trình đến thủ tục. Nhất là với thực trạng hàng Việt như hiện nay thì vẫn chưa nhà kinh tế nào dám chắc hàng Việt có “sống” nổi không.

    Hiện tại Việt Nam là một nước nhập siêu, với nguồn nguyên liệu hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó nhiều nhất phải kể đến “anh bạn láng giềng” Trung Quốc, chưa kể còn lượng nguyên liệu được sản xuất trong nước (Trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên, Nam bộ…) tụ về 2 vùng tiêu thụ rộng lớn là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, từ đó gây ra tình trạng hàng hóa không rõ xuất xứ, giấy tờ ghi một nơi nhưng thực tế lại một nẽo, xuất xứ chỉ mang tính chất hợp pháp hóa thủ tục mà thôi.  Sự rối loạn nguồn xuất xứ nguyên liệu có thể chẳng là gì nhưng đó chỉ là khái niệm đối với giai đoạn trước khi Hiệp định thế kỷ TPP  chưa được ký kết, nhưng kể từ sau Việt Nam tham gia TPP và hiệp định được công bố rộng rãi thì sự rối loạn trên thực sự là một vấn nạn.

    Theo những quy định trong các khoản thuộc Điều 3.1.1 Hàm lượng không đáng kể Hiệp định TPP, một hàng hóa sẽ bị xem là không có xuất xứ nếu nhiều nguyên liệu sản xuất ra hàng hóa đó không có xuất xứ, không đáp ứng yêu cầu phân loại thuế quan, đồng thời giá trị của tất cả nguyên liệu vượt quá 10% giá trị hàng hóa. (Trường hợp mặt hàng dệt may có chút khác biệt). Do đó theo thị trường Việt Nam hiện nay cho thấy rất rất nhiều mặt hàng không rõ xuất xứ, nguồn gốc, trên bao bì ghi sản xuất ở một quốc gia nào đó nhưng sự thật thì chẳng ai biết, thậm chí nguồn gốc thực của những hàng hóa đến từ Trung Quốc quá nhiều đến nổi mỗi lần chẳng biết nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì người dân đề quy về “hàng Trung Quốc”.

    Ví dụ cụ thể nhất là chiều ngày 16/9.2015, Đội Quản lý thị trường số 9 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Thanh hóa đã xử lý số lượng lớn đồ chơi, bánh kẹo không rõ xuất xứ, theo điều tra phần lớn các hàng hóa đó đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Với số lượng lớn hàng hóa trên không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe, an toàn cho con em mình mà cũng là một minh chứng cho thấy rằng lượng hàng hoá đang tồn tại ở Việt Nam rất không rõ ràng, chưa kể hằng giờ hằng ngày vẫn tồn tại khối lượng lớn hàng hóa được nhập lậu vào.

    Hệ quả phải gánh chịu từ Hiệp định thương mại TPP

    Mục đích của Việt Nam gia nhập TPP đã để tìm kiếm phát triển ở một thị trường tìêm năng, nơi 11 quốc gia phát triển lập thành một thị trường kinh doanh rộng khắp địa cầu, đó là mảnh đất màu mỡ, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, tuy nhiên nếu vướng phải rào cảng xuất xứ hàng hóa thì rất có thể Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường khi mà hàng tá lô hàng chuẩn bị xuất xứ lại bị trả về, hàng tá doanh nghiệp thua lỗ, nợ nầng, phá sản. Đó là chưa kể đến chất lượng hàng Việt đang rất thấp, nếu cạnh tranh một cách công bằng chưa tính đến yếu tố xuất xứ thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất thấp.

    Theo thống kê tháng 11 của tạp chí Forbes, số doanh nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trong nền kinh tế đa tác động TPP rất hạn chế, số lượng doanh nghiệp có thể hòa mình vào thị trường khu vực và thế giới lại còn hạn chế, đơn cử như Vinagroup, Masan, Thép Pomina, Tôn Hoa Sen, FPT, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk… Nhưng con số này chỉ đếm trên đầu ngón tay, lại bị cạnh tranh bởi những người đồng hành nhiều tiềm lực là các doanh nghiệp FDI, những doanh nghiệp vốn đã chuẩn bị kĩ lưỡng về cả thế lẫn lực cho hội nhập toàn cầu.

    Những quy định của TPP tuy nghiêm ngặt nhưng đảm bảo cho một thị trường lành mạnh tồn tại phát triển vững bền theo thời gian,  đứng trước những yêu cầu khắt khe từ thị trường thế giới nói chung và 11 nước thành viên TPP nói riêng đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải có sự chấn chính hợp lý, để hòa mình vào nền kinh tế thị trường năng động những cũng đầy thách thức này.

    Bài viết được viết dựa trên quan điểm cá nhân.

    Cập nhật bởi woonopro ngày 26/11/2015 05:31:34 CH
     
    8840 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #408042   28/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã, đang và sẽ là một hiệp định thương mại có nhiều tác động đa chiều không chỉ đến các quốc gia thuộc khối TPP mà lẫn các nước ngoài khối TPP. Đây thật sự là một sân chơi năng động và bình đẳng giữa các nước với nhau, nhưng liệu trong nội bộ mỗi quốc gia nó có thật sự bình đẳng hay không thì đó vẫn sẽ là chuyện nội bộ từng nước, nhất là tại Việt Nam khi mà vấn đề quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đang là một vấn đề lớn.
     
    Theo quy định tại khoản 1  Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Nhà nước phải bảo đảm bình đăng cho các doanh nghiệp trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Nhưng thực tế khái niệm bình đẳng giữa 2 khối doanh nghiệp là không tồn tại một cách chắc chắn. Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước là hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách “bình đẳng”, còn khối doanh nghiệp tư nhân nếu họ không phải là doanh nghiệp lớn, không đủ để tác động chi phối điều chỉnh nền kinh tế thì e rằng cũng khó tồn tại.
     
    Thực tế và kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển cho thấy, khu vực tư nhân là động lực chủ yế thúc đẩy quá trình phát triển, góp phần lớn trong việc xây dựng một nền kinh tế bền vững. Không thể phủ nhận đóng góp tích cực của khu vực tư nhân Việt Nam khi tạo ra hơn 40% GDP hằng năm, giải quyết 1,2 triệu việc làm, thu hút 51% lực lượng lao động cả nước, mặc dù khối doanh nghiệp tư nhân chỉ thu hút 30% nguồn vốn và khoảng 30% vốn tín dụng.
     
    Trong khi đó khối nhà nước đóng góp khoảng 30% GDP nhưng được nguồn vốn xã hội lên đến 40%, được nhiều ưu tiên trong các cơ hội về cấp phát đất đai, tín dụng. Đây quả thật là điều bất bình đẳng trong một nền kinh tế mới nổi, khi mà ở đó động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn khát khao hai chữ “bình đẳng”.
     
    Các điều bất cập ấy liên tục được phản ánh trên báo chí, đến mức những số liệu dường như trở nên quá quá quen thuộc, nhưng thực trạng thì vẫn chưa thay đổi tí nào. Nhưng giờ đây đã hội nhập vào cùng một TPP bình đẳng đòi hỏi phải có những hành động thiết thực hơn là lời nói suông, đây là lúc cạnh tranh một cách quyết liệt, bình đẳng giữa 12 nước thành viên và lớn hơn là sự cạnh tranh của các TPP và các khối kinh tế khác.
     
    Do đó chúng ta buộc phải đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc nền kinh tế, nhanh chóng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, định hình cách chính sách trong phát triển kinh tế tư nhân. Vậy thì phải làm sao để 96% doanh nghiệp quy mô vừa vả nhỏ có thể gánh vách trọng trách ấy khi mà không được đối xử bình đẳng?
     
    Hiện nay dưới tác động của sự thiếu bình đẳng ấy dần làm cho các doanh nghiệp tư  nhân trở nên “hụt hẫn” khi cọ sát, gia nhập vào thị trường thế giới. Trong khi thị trường trong nước, “sân nhà” mà còn thiếu khả năng cạnh tranh, “dễ vỡ”, lạc hậu thì làm sao có thể đứng vững, hưởng lợi từ nền kinh tế thị trường năng động nhưng đầy rủi ro như hiện nay.
     
    Rõ ràng nền kinh tế cần một sự bình đẳng khi đã có luật chơi, đặc biệt là luật chơi hội nhập. Không chỉ với WTO mà cả TPP đều là những luật chơi đòi hỏi người chơi phải bám trụ đến cùng theo nó, nếu không họ sẽ bị nó bỏ rơi và lãnh nhiều hậu quả đáng tiếc. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời vào 12.1987 khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa thì hơn 10 năm sau chúng ta mới có luật Doanh nghiệp vào năm 1999. Tuy vận hành trong khuôn khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, khu vực tư nhân đã tự bươn chãi để “kiếm sống” và cuối cùng cũng đạt được những điều cơ bản, là nền tảng cơ sở chuẩn bị hòa mình vào một cơ hội mới rộng hơn và bình đẳng hơn.
     
    Trong lúc chờ “sự bình đẳng” xuất hiện thì biện pháp hữu hiệu nhất không phải là cho phép các doanh nghiệp tư nhân được hưởng sự ưu đãi ngang bằng các doanh nghiệp nhà nước, bởi vì làm thế sẽ đi lệch định hướng phát triển, mất cân bằng xã hội. Việc cần làm trước mắt là bỏ các ưu đãi doanh nghiệp nhà nước để họ tự bươn chãi, tự vận động và cạnh tranh một cách công bằng, đừng để khối doanh nghiệp ấy sẽ dụng những tầm khiên “nhà nước” như một công cụ vô hiệu hóa sự cạnh tranh công bằng.
     
    Với sự thay đổi trên sẽ có những tác động đa diện nhiều chiều không chỉ đến khối nhà nước mà lẫn khối tư nhân, khi mà các doanh nghiệp nhà nước sẽ có được những bước đi chập chững, va chạm vào một nền kinh tế thật sự để họ có thể trưởng thành hơn, tốt hơn, còn các doanh nghiệp tư nhân sẽ có được những lợi thế từ quá trình tích lũy trước kia, họ sẽ có những công bằng để rồi nổ lực trong hơn phát triển, tăng cao lại nhuận. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ có mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển cụ thể. Tất cả sẽ gom chung lại một mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước, ý chí ấy sẽ được hiện thực qua một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, rõ ràng.
     
    Nhưng liệu điều này có thực hiện được hay không thì vẫn chỉ mãi là một câu hỏi bởi lẽ ý chí Nhà nước tách biệt quá cao so với ý chí tư nhân, những người tư nhân không thể có tiếng nói trong những hoạch định phát triển kinh tế. Các cuộc gặp gỡ xuân thu nhị kỳ giữa người đứng đầu Chính phủ và doanh nghiệp cũng chưa phản ảnh đẩy đủ những gì mà thành phần kinh tế tư nhân đang mong đợi là cơ hội cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh với kinh tế hội nhập như là nền tảng của sự phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, các nhà làm luật tại Quốc hội vẫn chưa dành ưu tiên cho “một cuộc lột xác về thay đổi thể chế kinh tế”
     
    Thử hỏi có bao nhiêu đề xuất hợp lý, sáng tạo của doanh nghiệp tư nhân được vận dụng vào chính sách? Ở đây có vai trò của các hiệp hội mà lâu nay đã chưa làm tròn nhiệm vụ đại diện đúng nghĩa cho doanh nghiệp và doanh nhân.
     
    Tất nhiên cuộc lột xác nào cũng phải hy sinh, dũng cảm từ bỏ thói quen, nhưng kinh doanh thời hội nhập buộc doanh nghiệp các thành phần kinh tế phải tập quen dần để đi vào quỹ đạo này, để có trách nhiệm hơn với sự lớn mạnh của chính minh, có trách nhiệm với nền kinh tế và với cả đất nước.
     
    Báo quản trị |  
  • #408181   30/11/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    HIỆP ĐỊNH TPP: GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU

    TPP là một hiệp định thương mại đa quốc gia, hoạt động và phát triển trên cơ sở giao lưu, trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ, tất cả hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Khi tham gia Hiệp định TPP, các chủ thể sẽ được hưởng những quyền nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, đặc biệt là trong khâu xuất - nhập khẩu, các Bên nhập khẩu sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định ngoài ra còn có những quy định cụ thể đối với giấy chứng nhận xuất khẩu.

    Quyền xin ưu đãi thuế quan:

     

    Tại điều 3.20 của Hiệp định TPP cho phép Bên nhập khẩu làm đơn xin ưu đãi thuế quan dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ.  

    Giấy chứng nhận xuất do nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu lập

    Quyền hạn đối với giấy chứng nhận xuất xứ:

    Bên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập đã hoàn thành giấy chứng nhận xuất xứ cung cấp tài liệu, thông tin khác nhằm mục đích hỗ trợ việc xác nhập;  

    Bên nhập khẩu được ban hành các điều kiện mà nhập khẩu phải thỏa mãn để lập giấy chứng nhận xuất xứ;   

    Trường hợp nhà nhập khẩu không đáp ứng hoặc không còn đáp ứng các điều kiện mà Bên nhập khẩu đưa ra thì Bên Nhập khẩu có quyền cấm nhà nhập khẩu sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu, nhà sản xuất lập.

    Yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ:

    Không cần theo một mẫu nào;  

    Được lập bằng văn bản, bao gồm cả định dạng điện tử; 

    Nếu rõ hàng hóa phải có xuất xứ, đáp ứng các yêu cầu ở Chương III Hiệp định TPP;  

    Có chứa một tập hợp các dữ liệu yêu cầu tối thiểu quy định tại Phụ lục 3-B (Yêu cầu dữ liệu tối thiểu)

    Phạm vi và thời hạn áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ:

    Một lô hàng duy nhất của mặt hàng vào lãnh thổ của một Bên; hoặc

    Nhiều lô hàng của hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian quy định trong giấy chứng nhận xuất xứ, nhưng không quá 12 tháng.

    Hiệu lực: Giấy chứng nhận xuất xứ có hiệu lực trong 5 ngày kể từ ngày cấp hoặc thời hạn dài hơn theo quy định của pháp luật Bên nhập khẩu.

    Giấy chứng nhận xuất khẩu phải lập bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của Bên nhập khẩu.

    Cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ:

    Nhà sản xuất: Giấy chứng nhận xuất xứ được lập trên cơ sở thông tin hàng hóa mà nhà sản xuất có được.     

    Nhà xuất khẩu: Nếu nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất của hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ có thể bởi các nhà xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở:  

    + Nhà xuất khẩu có thông tin hàng hóa có xuất xứ;  

    + Thông tin đáng tin cậy.       

    Nhà nhập khẩu: Giấy chứng nhận xuất xứ được lập bởi nhà nhập khẩu trên cơ sở:

    + Bên nhập khẩu có tài liệu chứng minh được hàng hóa có xuất xứ;  

    + Tài liệu chứng minh hàng hóa có xuất xứ do nhà xuất khẩu, nhà sản xuất cung cấp có thể tin cậy.  

    Tuy quy định là thế nhưng không đồng nghĩa một Bên được phép yêu cầu một nhà sản xuất, nhà xuất khẩu lập một giấy chứng nhận xuất xứ hoặc cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ cho người

    Trường hợp không cấp giấy chứng nhận xuất xứ:

    Giá trị hải quan nhập khẩu không vượt quá 1000 USD hoặc số tiền tương đương bằng đồng tiền của Bên nhập khẩu hoặc số tiền nhỏ hơn số tiền Bên Nhập khẩu quy định.   

    Bên nhập khẩu không yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ.    

    Bên nhập khẩu được miễn xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ nếu điều kiện nhập khẩu không là một phần của một chuỗi nhập khẩu liên tiếp được thực hiện hoặc sắp đặt nhằm mục đích né tránh quy định pháp luật của Bên nhập khẩu về yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.

    Với các thông tin trên, Bên Nhập khẩu có thể đảm bảo cơ hội ưu đãi thuế quan dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ được cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #408294   01/12/2015

    Việt Nam mình còn đặt lợi ích kên hàng đầu lên sản xuất toàn hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn của thế giới, ngay từ khâu nguyên liệu đã không đảm bảo chất lượng thì sản phẩm sao chất lượng được, muốn hội nhập kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa cần thay đổi cách sản xuất kinhd oanh trong nước

     
    Báo quản trị |  
  • #408357   02/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Với Hiệp định TPP buộc các chủ thể tham gia phải lựa chọn hoặc là tuân thủ nghiêm ngặt, sản xuất nghiêm túc hoặc sẽ thua lỗ. Có thể thấy ngay trong chương II và chương III của TPP quy định khá nghiêm ngặt đối với hàng hóa khi xuất nhập khẩu, từ yêu cầu xuất xứ thậm chí nếu nguyên liệu sản xuất không rõ xuất xứ thì hàng hóa vẫn bị xem là vô xuất xứ và trả về, chưa kể khâu thủ tục, hải quan, vận chuyển... Các thông tin liên quan mình sẽ tiếp tục post tại topic này.

     
    Báo quản trị |  
  • #408668   04/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    HIỆP ĐỊNH TPP: VẤN ĐỀ LƯU TRỮ HỒ SƠ VÀ XÁC NHẬN XUẤT XỨ

    Có thể nói rằng Hiệp định TPP khá khắt khe trong việc định ra chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cũng như khắt khe trong khâu thủ tục giấy tờ, để đảm bảo có được lợi ích từ TPP đem lại, các nước tham gia phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của TPP, nếu ở bài trước là những quy định để một hàng hóa được xem là có xuất xứ thì ở bài này sẽ là những quy định liên quan đến lưu trữ hồ sơ, xác nhận xuất xứ nhằm đảm bảo cho hàng hóa được xem là có xuất xứ.

    Yêu cầu lưu trữ hồ sơ

    Tại điều 3.26 Chương III Hiệp định TPP quy định nếu một nhà nhập khẩu có yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu vào lãnh của Bên mình thì cần phải lưu trừ các tài liêu theo yêu cầu ít nhất 5 năm kể từ ngày nhập khẩu.

    Các tài liệu yêu cầu bao gồm: các tài liệu liên quan đến nhập khẩu, bao gồm cả giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở cho yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan; tất cả hồ sơ cần thiết nhằm chứng minh hàng hóa có xuất xứ, thỏa mãn các điều kiện ưu đãi thuế quan, nếu yêu cầu được dựa trên một giấy chứng nhận xuất xứ do nhà nhập khẩu lập.

    Ngoài ra khi cấp giấy chứng nhận xuất xứ thì nhà sản xuất, nhà xuất khẩu trong lãnh thổ của Bên xuất khẩu cũng phải lưu trữ lại tất cả hồ sơ cần thiết nhằm chứng minh hàng háo được cấp giấy chứng nhận xuất xứ là có ít nhất 5 năm kể từ ngay cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Mỗi bên phải nổ lực để công khai thông tin về các loại hồ sơ mà có thể  được sử dụng để chứng minh hàng hóa có xuất xứ.

    Các nhà nhập khẩu xuất khẩu, nhà sản xuất trong lãnh thổ của Bên nhập khẩu có thể lựa chọn hồ sơ quy định tại khoản 1 và 2 điều 3.26 Hiệp định TPP dưới bất kỳ hi2nht hức nào, miễn có thể truy xuất kịp thời, bao gồm định dạng điện tử, quang học, từ tính hoặc bằng văn bản quy định pháp luật của mình.

    Xác nhận xuất xứ:

    Nhằm xác định hàng hóa nhập vào lãnh thổ có xuất xứ hay không, Bên nhập khẩu có quyền tiến hành xác minh yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan theo bất kỳ hình thức nào sau đây:

    Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà nhập khẩu hàng hóa;

    Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

    Xác nhận trực tiếp tại cơ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hoá;

    Đối với hàng dệt may, là các thủ tục quy định tại Điều 4.6 (Xác minh); hoặc

    Các thủ tục khác do Bên nhập khẩu và Bên có trụ sở của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất quyết định.

    Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, xác minh tại trụ sở bao gồm: yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà nhập khẩu hàng hóa, yêu cầu cung cấp thông tin từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa; xác nhận trực tiếp tại cơ sở của nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu sau

    + Được lập bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ chính thức của quốc gia của người nhận yêu cầu;

    + Bao gồm danh tính của cơ quan nhà nước lập yêu cầu;

    nêu rõ lý do yêu cầu, bao gồm các vấn đề cụ thể mà Bên yêu cầu đang tìm cách giải quyết thông qua việc xác minh;

    + Bao gồm đầy đủ thông tin để nhận dạng hàng hóa đang được xác minh;

    + Bao gồm một bản sao của thông tin liên quan đến hàng hóa được cung cấp, bao gồm giấy chứng nhận xuất xứ; và

    + Trong trường hợp xác minh tại trụ sở, yêu cầu có sự đồng ý bằng văn bản của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sở hữu trụ sở nơi việc xác minh được tiến hành, và nêu rõ ngày và địa điểm dự kiến, và mục đích cụ thể của việc xác minh tại trụ sở.

     

    Trước khi ra quyết định bằng văn bản, Bên nhập khẩu có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho nhà nhập khẩu, nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trực tiếp cho mình, nếu Bên nhập khẩu có ý từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan, cho phép những đối tượng này ít nhất 30 ngày để cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến xuất xứ của hàng hóa.

    Trách nhiệm Bên nhập khẩu:

    + Cung cấp nhà nhập khẩu quyết định bằng văn bản về việc hàng hóa có xuất xứ hay không ( có cơ sở ra quyết định)

    + Cung cấp nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin trong quá trình xác minh hoặc đã xác nhận hàng hóa có xuất xứ kết quả xác minh và lý do.

    Trong quá trình xác minh, Bên nhập khẩu phải cho phép giải phóng hàng hóa tùy thuộc vào tình hình nộp thuế hoặc cung cấp bảo đảm theo quy định pháp luật của mình. Nếu sau khi xác minh, Bên nhập khẩu xác định rằng hàng hóa có xuất xứ, Bên nhập khẩu sẽ cho hàng hóa hưởng ưu đãi thuế quan và hoàn trả các khoản thuế nộp thừa hoặc các khoản đảm bảo, trừ trường hợp khoản bảo đảm có liên quan đến các nghĩa vụ khác.

    Nếu việc xác minh các hàng hoá giống hệt do một Bên tiến hành cho thấy các tuyên bố của một nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất rằng hàng hóa nhập khẩu vào Bên đó là có xuất xứ có xu hướng sai sự thật hoặc không có cơ sở, Bên đó có quyền không áp dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hoá giống hệt được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc sản xuất bởi đối tượng đó cho đến khi đối tượng đó chứng mình rằng hàng hoá giống hệt cũng thỏa điều kiện có xuất xứ. Trong phạm vi khoản này, "hàng hoá giống hệt" là những hàng hoá giống nhau về mọi mặt theo một quy tắc xuất xứ cụ thể nhằm xác định hàng hoá thỏa điều kiện có xuất xứ.

    Trong phạm vi một yêu cầu xác minh, thông tin liên hệ của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu tại một Bên trong một giấy chứng nhận xuất xứ được xem là đầy đủ.

    Cập nhật bởi woonopro ngày 04/12/2015 09:01:37 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #408670   04/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    HIỆP ĐỊNH TPP: NGHĨA VỤ KHI XUẤT, NHẬP KHẨU

    Tham gia hiệp định TPP là cơ hội lớn cho mỗi nước thành viên trong việc tạo ra sức bật đưa nền kinh tế đi lên. Song để có thể hưởng được những lợi ích từ TPP đem lại, những là trong khâu xuất, nhập khẩu hàng hóa thì đòi hỏi mỗi nước thành viên phải có những nghĩa vụ nhất định

    Nghĩa vụ khi xuất khẩu

    Tại điều 3.24 Hiệp định TPP có quy định về nghĩa vụ của các nhà nhập khẩu, theo đó nếu nhà nhập khẩu muốn yêu cầu nhận được ưu đãi thuế quan phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    + Lập tờ khai các hàng hóa thỏa mãn yêu cầu hàng hóa có xuất: Đối với một hàng hóa được xem là có xuất xứ đòi hỏi những quy định hết sức nghiêm ngặt, từ khâu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất, quy trình sản xuất, đóng gói, quá trình vận chuyển...;

    + Sở hữu giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ tại thời điểm lập tờ khai;

    + Nếu Bên nhập khẩu yêu cầu thì nhà nhập khẩu phải cung cấp một bản sao giấy chứng nhận xuất xứ;

    + Nếu một Bên yêu cầu thì nhà nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu có liên quan như chứng từ vận tải, chứng từ hải quan hoặc lưu trữ để chứng minh các yêu cầu trong quá cảnh và trung chuyển (Điều 3.18).

    Ngoài ra nếu nhà nhập khẩu lý do chính đáng về việc giấy chứng nhận xuất xứ được lập dựa trên những thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến tính chính xác, hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ, nhà nhập khẩu phải đính chính tài liệu nhập khẩu, nộp thuế hải quan và tiền phạt còn nợ (nếu có).

    Bên nhập khẩu không được xử phạt một nhà nhập khẩu chỉ vì lập một yêu cầu hưởng ưu đãi thuế quan không hợp lệ nếu nhà nhập khẩu đó tự phát hiện yêu cầu đó không hợp lệ trước khi Bên nhập khẩu phát hiện, tự giác điều chỉnh yêu cầu và nộp các loại thếu áp dụng trong các trường hợp quy định tại pháp luật của Bên nhập khẩu.

    Nghĩa vụ khi xuất khẩu:

    Nhà xuất khẩu, nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình sau khi lập xong giấy chứng nhận xuất xứ phải nộp bản sao giấy chứng nhận xuất xứ đó cho Bên xuất khẩu theo yêu cầu của Bên xuất khẩu.

    Một giấy chứng nhận xuất xứ không đúng sự thật hoặc thông tin không đúng sự thật khác do một nhà xuất khẩu hoặc một Bên khác là có xuất xứ có những hậu quả pháp lý tương tự như nhà nhập khẩu trong lãnh thổ của Bên đó (với một số điều chỉnh phù hợp) khi kê khai hoặc trình bày không đúng sự thật liên quan đến việc nhập khẩu.

    Nếu một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất trong lãnh thổ của mình đã cung cấp một giấy chứng nhận xuất xứ và có lý do để tin rằng giấy chứng nhận đó có hoặc được lập dựa vào những thông tin không chính xác, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho những người và những Bên đã được nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ đó về mọi thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính chính xác hoặc tính hợp lệ của giấy chứng nhận xuất xứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #408675   04/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    TPP VÀ SỨC ÉP VỚI RCEP

    Hiệp định TPP đã đi đến những thống nhất chung về các thỏa thuận, đây là tín hiệu đáng mừng cho 12 quốc gia là các nước thành viên TPP song cũng là điều đáng lo ngại đối với các nước vừa tham gia TPP lẫn RCEP, bởi lẽ dưới những tác động của Hiệp định thế kỷ TPP này thì RCEP sẽ chịu không ít ảnh hưởng.

    Sức ép từ TPP

    Trước tiên về vấn đề thời gian, Hiệp định TPP đã thống nhất các thỏa thuận chung giữa 12 quốc gia và chỉ chờ Quốc hội các nước phê chuẩn, ngay cả những vấn đề khó thống nhất như: sở hữu sinh dược, tỷ lệ % phụ tùng ô tô, sản phẩm bơ, sửa... cũng đã thống nhất. Trong khi đó các sản phẩm đó cũng liên quan đến các nước tham gia RCEP, đặc biệt là với 7 nước tham gia cả 2 hiệp định.

    Bên cạnh đó cạnh tranh xuất khẩu khá lớn từ phía TPP, dẫu rằng những quy định từ TPP trong khâu xuất nhập khẩu là hết sức khắt khe, từ nguyên liệu hàng hóa, quy trình sản xuất, thuế quan, vận chuyển,... song không một quốc gia nào dám phủ nhận cái giá mà TPP sẽ trả cho họ là quá hấp dẫn, vì thế dẫu có yêu cầu phức tạp thế nào đi nữa thì các nước thành viên TPP cũng sẽ cố hưởng được cái lợi này, song với RCEP thì khác khi mà các nước thành viên chỉ chú trọng tập trung đầu tư cho TPP thì RCEP sẽ thế nào, liệu họ sẽ chỉn chu như thế không?

    Ngoài ra là tiêu chuẩn, như đã nói thì tiêu chuẩn từ TPP luôn song hành từ giá trị mà nó đem lại, trong khi đó RCEP có vẻ "nhẹ nhàng" hơn với các nước thành viên, nhưng liệu một hiệp định khá lớn như RCEP sẽ chấp nhận duy trì tiêu chí thấp để dần hạ đi giá trị của chính mình. Theo một số chuyên gia, nếu RCEP nâng tiêu chí lên cao ngang ngữa TPP thì sẽ có một số nước mất đi chỗ đứng trong cạnh tranh, đặc biệt là ngành chế tạo sản phẩm công nghiệp.

    Gia tăng cạnh tranh.

    RCEP có lẽ khá hùng hậu hơn so với TPP về số lượng thành viên, đặc biệt là với sự tham gia của Trung Quốc - một cường quốc đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong những thập kỷ gần đây. Việc Trung Quốc tham gia RCEP không chỉ xuất phát từ lợi ích thương mại của chính nước này mà còn là "sự đấu đá" trên chính trường thế giới, khi mà Hoa Kỳ là một điểm nhấn của TPP thì chính Trung Quốc là trụ cột đem RCEP đối đầu.

    Tuy nhiên theo giới quan sát cho biết, cách tiếp cận của hai Hiệp định có sự khác nhau, TPP nghiên về mô hình ưu tiên chất lượng, tiêu chuẩn rất cao từ vấn đề lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ; còn RCEP thì nhẹ nhàng hơn, tiêu chuẩn chỉ cần phù hợp, hạn chế rào cản thương mại với từng quốc gia nhất là các nước chậm và đang phát triển. Do đó nếu tham gia TPP thì bạn như phải chạy theo một cách điên cuồng cùng nó, hoặc là bạn sẽ nhảy một bước thật xa hoặc là bạn sẽ bị nó bỏ lại một cách thê thảm; còn với RCEP nó như mộng cách cửa rộng mở với các nước còn khó khăn, nhưng cũng vì cánh cửa nó "rộng" quá nên tạo ra một sư so sánh khập khiển mỗi khi nhắc đến TPP.

    Dẫu có chung những mục tiêu nhưng tính cạnh tranh của TPP và RCEP là quá lớn, do đó nó sẽ là một nguy cơ lớn đối với quan hệ giữa các quốc gia, trước tiên là hai cường quốc Mỹ - Trung, bên cạnh còn có thể ảnh hưởng đến cả ASEAn và các nước thành viên khác, khiến cho vấn đề đối thoại khu vực không thể không quan tâm, nhất là với các nước tham gia cả hai hiệp định.

    Ngoài ra cũng chính vì tiêu chí được xem là quá mẫu mực của Hiệp định TPP mà nhiều chuyên gia đ1nh giá rằng RCEP sẽ vấp phải sự so sánh tiêu chí cùng TPP. Trong khi TPP đã khiến các nước châu Âu mất hàng chục năm thảo luận mới đạt đến sự thống nhất.

    Thời gian hoàn thành

    Những thông tin bên lề tại cuộc họp ở Busan (Hàn Quốc) cho biết thì 16 nước đối tác RCEP đang cố gắng hoàn tất quá trình đám phán vào cuối năm như kế hoạch đã định.

    Nhưng có thể do áp lực thời gian nên 16 nước phải có sự nổ lực hơn nữa, càng chậm thì càng chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng có thể thấy trước mắt RCEP sẽ phải gặp khá nhiều khó khăn khi đàm phán song phương giữa các nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản.

    Ngoài ra do tiến hành sau TPP nhưng RCEP nảy sinh nhiều vấn đề hơn, chính áp lực thời gian khiến các nước đàm phán nhanh, nhưng càng nhanh thì khó lòng đảm bảo các tiêu chí chất lượng. Do đó nhiều luồng thông tin cho rằng RCEP khó có thể hoàn thành vào cuối năm.

    Là một quốc gia tham gia cả 2 hiệp định, Việt Nam cần phải nâng cao sự cẩn trọng trong đàm phán nhằm hóa giải các nguy cơ, đi đến thỏa thuận cuối cùng có lợi nhất cho các bên đàm phán cũng như cho cả khối. Với kinh nghiệm đàm phán qua nhiều hiệp định FTA khác nhau, các nhà hoạch định chính sách và đàm phán hội nhập kinh tế của Việt Nam đã được dự báo và trù liệu về vấn đề này. Kết quả cuối cùng của RCEP như thế nào vẫn còn đang là điều trông chờ từ dư luận.

     
    Báo quản trị |  
  • #409171   10/12/2015

    woonopro
    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Hiệp định TPP: Nếu hàng hóa ồ ạt?

    Với những thỏa thuận trong Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều mà hầu hết các nhà xuất khẩu mong muốn chính là vấn đề giảm, miễn thuế quan và đó không chỉ riêng các nhà xuất khẩu mà còn là sự mong muốn của người dân thuộc Bên nhập khẩu, cũng như là sự lo lắng của các nhà nhập khẩu.

    Thuế giảm, cạnh tranh tăng:

    Nhìn nhận chung phải nó rằng Hiệp định TPP luôn tạo sự cân bằng giữa hai Bên Xuất - Nhập khẩu, khi mà Bên xuất khẩu sẽ được miễn, giảm, nhận được ưu đãi thuế quan còn Bên Nhập khẩu sẽ nhận được một lượng lớn hàng hóa chất lượng, theo một quy trình chuẩn mực nhập vào. Điều đó không những thúc đẩy phát triển một nền kinh tế hàng hóa, thị trường năng động mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

    Có thể nói rằng, Hiệp định TPP như một nguồn gió mới thổi vào thị trường của mỗi quốc gia, nó buộc mỗi doanh nghiệp phải tự mình vận động nhiều hơn nữa trước khi "sức ì" quá lớn, đè bẹp danh nghiệp đó trong nền kinh tế TPP.

    Tuy nhiên song hành cùng lợi ích là những bất cập, khi một lượng hàng hóa được đánh thuế rẻ, tạo nhiều điều kiện xuất khẩu, nhập vào các quốc gia thì cũng đồng nghĩa tăng tỷ lệ cung vượt quá cầu, hàng hóa ế thừa. Chính khi ấy sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết, khi mà lần lượt các doanh nghiệp không đủ "sức bật, sức vươn" lần lượt phá sản, vỡ nợ, sát nhập... còn các doanh nghiệp xuyên quốc gia thì không ngừng mở rộng phạm vi, quy mô ảnh hưởng lớn hơn, tạo thành một tập đoàn lớn mạnh đôi khi còn chi phối cả nền kinh tế của một khu vực.

    Hiệp định TPP - rào chắn bảo vệ:

    Nếu tồn tại trong môi trường do TPP đem lại buộc bạn phải tự mình đứng lên, chạy theo cùng thời gian để phát triển hoặc tuột lại mãi mãi. Nhưng cũng không thể nói rằng TPP sẽ luôn bỏ rơi bạn, bởi lẽ những thỏa thuận trong TPP không những tạo ra cơ chế thúc đẩy mà còn kìm hãm nếu sự phát triển đó vượt qua xa sự kiểm soát và đi lệch mục đích bạn đầu.

    Tại điều 4.3 Hiệp định TPP về Hành động khẩn cấp có ghi rõ quyền hạn của Bên Nhập khẩu trong trường hợp chịu ảnh hưởng quá lớn từ Bên xuất khẩu, chẳng hạn nếu việc giảm hoặc xóa bỏ thuế quan mà làm tăng đột biến số lượng nhập khẩu một mặt hàng dệt may vào lãnh thổ một Bên, gây ảnh hưởng, thiệt hại ngiêm trọng đến thị trường của một Bên, khiến ngành công nghiệp trong nước đang sản xuất mặt hàng gặp phải khó khăn cạnh tranh thì Bên nhập khẩu có quyền hành động khẩn cấp trong phạm vi quyền hạn, thời gian cho phép để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại. Cụ thể quyền hạn đó chính là khả năng tăng thuế suất đối đối mặt hàng của một hoặc nhiều Bên xuất khẩu nhưng không vượt quá hai giá trị sau:

    + Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành động;

    + Thuế suất tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.

     

    Cần lưu ý rằng quy định về quyền hạn này của Bên nhập khẩu hông hề vi phạm giới hạn quyền, nghĩa vụ một Bên theo Điều XIX GATT 1994, Hiệp định WTO ( về vấn đề biện pháp tự vệ), Chương 6 Hiệp định TPP về Biện pháp khắc phục thương mại.

    Trong trường hợp sau khi xác định được thiệt hại nghiêm trọng, nguy cơ gây thiệt hại ngiêm trọng. Bên nhập khẩu phải tiến hành các hoạt động sau:

    + Xem xét khả năng ảnh hưởng tăng số lượng nhập khẩu các mặt hàng dệt may của Bên xuất khẩu từ việc ưu đãi thuế quan, điều đó được phản ánh thông qua việc thay đổi các biến kinh tế liên quan như sản lượng, năng suất, tận dụng công suất, hàng tồn kho, thị phần, xuất khẩu, tiền lượng, việc làm, giá cả trong nước, lợi nhuận và đầu tư, trong đó không có yếu tố nào, dù đứng một mình hay đi kèm với các yếu tố khác, nhất thiết phải có tính quyết định;

    + Các thay đổi về công nghệ, xu hướng tiêu dùng trong Bện nhập khẩu không được xem như yếu tố hỗ trợ cho việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.

    Điều kiện tiến hành hoạt động khẩn cấp:

    Bên nhập khẩu chỉ được tiến hành thực hiện hoạt động khẩn cấp sau khi công bố thủ tục. Thủ tục phải nêu rõ tiêu chí xác định thiệt hại nghiêm trọng và sau khi cơ quan có thẩm quyền của Bên nhập khẩu điều tra.

    + Cuộc điều tra phải sử dụng dữ liệu dựa trên yếu tố miêu tả trong điểm 3a Hiệp định TPP nhằm chứng minh thiệt hại ngiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại do tăng số lượng nhập khẩu của sản phẩm liên quan từ việc thực hiện Hiệp định này.

    Nghĩa vụ Bên nhập khẩu:

    Nộp cho Bên xuất khẩu thông báo bằng văn bản về việc tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 4 TPP, bao gồm cả ý định trong việc thực hiện hành động khẩn cấp, tham vấn với các Bên xuất khẩu về vấn đề này theo yêu cầu. Bên nhập khẩu phải cung cấp cho Bên xuất khẩu chi tiết hành động khẩn cấp dự định thực hiện.

    Trừ trường hợp có quyết định khác, các Bên liên quan phải bất đầu tham vấn ngay nhằm hoàn thành cuộc tham vấn trong 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau khi các cuộc tham vấn hoàn thành, Bên nhập khẩu phải thông báo cho Bên xuất khẩu các quyết định. Nếu quyết định áp dụng một biện pháp tự vệ, thông bảo phải bao gồm các chi tiết về biện pháp đó và thời điểm biện pháp đó có hiệu lực.

    Khi tiến hành HĐKC:

    +Bên tiến hành phải bồi thường tự do hóa thương mại cho một hoặc nhiều Bên xuất khẩu có hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp. Bồi thường dưới dạng thuế suất ưu đãi có tác động thương mại tương đương giá trị các loại thuế bổ sung được cho là kêt quả của hành động khẩn cấp.

    + Thuế suất ưu đãi phải trong giới hạn phạm vi hàng dệt may, trừ trường hợp các Bên có thỏa thuận khác.

    + Nếu không đạt được thỏa thuẫn giữa các Bên về bồi thường trong vòng 60 ngày hoặc một thời hạn dài hơn do các Bên liên quan thỏa thuận, các Bên có hàng hóa bị áp dụng HĐKC có quyền thực hiện biện pháp thuế quan đối có tác động thương mại tương đương với tác động thương mại của HĐKC.

    + Nghĩa vụ đền bù thương mại của Bên nhập khẩu, quyền thực hiện biện pháp thuế quan của Bên xuất khẩu chấm dứt khi hành động khẩn cấp chấm dứt.

    Điều kiện, giới hạn áp dụng:

    + Hành động khẩn cấp (HĐKC) không kéo dài quá 2 năm, có thể gia hạn tối đa 2 năm;

    + Bên nhập khẩu không thực hiện HĐKC với một mặt hàng cụ thể của một hoặc nhiều Bên nhiều hơn một lần;

    + Khi chấm dứt HĐKC, Bên nhập khẩu phải cho mặt hàng bị áp dụng HĐKC hưởng ưu đãi thuế quan mà mặt hàng đó đáng lẽ ra được hưởng trong thời gian thực hiện HĐKC.

     

    Trường hợp ngoại lệ:

    Các bên không được thực hiện, duy trì hành động khẩn cấp nếu hàng hóa dệt may là đối tượng của một biện pháp tự vệ chuyển tiếp theo Chương 6 TPP hoặc một biện pháp tự vệ do một Bên thực hiện theo Điều XIX GATT 1994, Hiệp định WTO về các biện pháp tự vệ.

    Thủ tục tiến hành do mỗi Bên ban hành. Khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc trước khi tiến hành một cuộc điều tra, mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về các thủ tục.

    Trên đây là những quyền hạn mà Hiệp định TPP cho phép Bên nhập khẩu thực hiện khi đứng trước sức ép từ hàng hóa ồ ạt của Bên xuất khẩu. Tuy nhiên mọi hoạt động phải tuân theo những quy định từ thủ tục, yêu cầu, nghĩa vụ, thời gian, phạm vi… nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho mỗi Bên.

     
    Báo quản trị |