Quy định Pháp luật về cai nghiện bắt buộc

Chủ đề   RSS   
  • #4701 08/12/2008

    huongnt2410

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định Pháp luật về cai nghiện bắt buộc

    Thưa luật sư,

    Hôm nay, thật bần cùng bất đắc dĩ tôi mới phải hỏi tới Luật sư một vấn đề hiện đang làm gia đình tôi vô cùng khủng hoảng, mong Luật sư bớt chút thời gian tư vấn cho tôi.

    Tôi có một người em trai sinh năm 1981, người em trai này do nhiễm các thói hư tật xấu từ bạn bè từ nhỏ (từ năm học lớp 9) nên đã không biết bao lần làm gia đình tôi phải khổ sở, em tôi đã từng có tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, cũng đã tham gia nhiều loại hình cai nghiện cả bắt buộc và tự nguyện.

    Bố mẹ tôi rất thất vọng về em trai tôi nhưng quả thật còn nước còn tát, có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Lần cuối cùng gần đây nhất sau khi đi cai nghiện tự nguyện về (khoảng tháng 09/2008), bố mẹ tôi đã ra tối hậu thư với em trai tôi, nếu còn tái nghiện thì không còn là con nữa và nếu dính dáng tới Pháp luật thì tự lo lấy. Không hiểu là do nghe lời bố mẹ tôi hay vì cũng đã lớn ( 28 tuổi đầu rồi ) nhận thức tốt hơn mà mấy tháng liền ở nhà em trai tôi rất ngoan không hề gặp lại bạn bè cũ, suốt ngày ở nhà, không hề điều tiếng gì với làng xóm láng giếng.

    Nhưng thật không may đợt vừa rồi em tôi bị cúm nặng và ho nhiều nên có uống một số loại thuốc cảm, ho... Đúng lúc đó Công an Phường có gọi em tôi lên để kiểm tra định kỳ, khi dùng que thử để xác định em tôi có dùng ma tuý hay không thì có kết quả là dương tính, em tôi đã khẳng định là không dùng ma tuý mà chỉ dùng một số thuốc cảm cúm, và ho thông thường nhưng các cán bộ công an không tin và bắt em tôi làm kiểm điểm, khi biết được tin đó tôi đã tức tốc đến ngay công an phường và có đề nghị CAP cho đi thử máu vì em trai tôi khẳng định là không dùng ma tuý. Dằng dai đến 12h30' em trai tôi đề nghị tôi đi mua que thử ở ngoài hiệu thuốc và sẽ ngồi thử cho đến khi nào hiện lên âm tính vì tác dụng chéo của thuốc có khuyến cáo trên tờ hướng dẫn sử dụng không tồn tại lâu bằng ma tuý.

    Trong khi tôi đang nói chuyện với đồng chí công an khu vực nơi tôi sinh sống thì nó thử xong và thông báo kết quả âm tính, cả nhà như trút được gánh nặng trong ngực, em trai tôi đã đề nghị ngay đồng chí công an khu vực vào kiểm chứng, đồng chí đó đã nói: "Thấy chưa, em đã bảo chị rồi, nó không có thì sợ gì". Sau đó đồng chí trưởng đồn có xuống em tôi có trình bầy lại sự việc, chú đó nói nếu mày cai được thì tốt quá, phường giảm được đối tượng nghiện, không bị ảnh hưởng đến thành tích và đề nghị đồng chí công an khu vực làm giấy tờ cho em tôi cam đoan nếu sau một thời gian ( dăm bữa nửa tháng chẳng hạn) mà có thì sẽ bị bắt buộc đi cai nghiện một cách tâm phục khẩu phục. Lúc đó có tôi, chồng tôi, và cả hai đồng chí công an đang trực ở đó chứng kiến.

    Chiều hôm đó đồng chí công an khu vực đã hướng dẫn em trai tôi tường trình lại sự việc và có ghi vào đó là: Do không hiểu biết nên đã sử dụng một số loại thuốc có tác dụng chéo với que thử. Nếu lần sau thử mà có ma tuý sẽ tự nguyện đi cai nghiện bắt buộc. Sự việc tưởng đã chấm dứt ở đây nếu lần sau thử mà có em tôi sẽ bị đi cai nghiện, nhưng hôm nay gia đình tôi lại nghe phong thanh là em trai tôi đang trong diện phải đi cai nghiện bắt buộc Công an phường đã làm hồ sơ, chỉ chờ có đợt là cho đi.

    Gia đình tôi rất đang hoang mang và lo lắng, chẳng nhẽ Pháp luật ta lại không tạo điều kiện cho người nghiện tái nhập cộng đồng hay sao, nếu nó tái nghiện, có hành động làm hại gia đình xã hội bố mẹ tôi sẵn sàng đưa em tôi đi cai nghiện, nhưng  đợt này bố mẹ tôi đang mừng rỡ vì con trai thay tâm đổi tính, không chơi bời lêu lổng không điều tiếng gì mà lại bị như vây có bất công quá với nó không, khi nghe được tin này nó đã uất ức đến nỗi nảy sinh ý định phá phách muốn ra sao thì ra, nhưng tôi đã cố gắng ngăn lai, bởi vì con người sống và làm việc theo Pháp luật, mà PL thì nghiêm khắc nhưng cũng có những quy định chung không thể làm khác được. Chẳng nhẽ một sự việc đã rõ ràng hiển nhiên đến vậy, đồng chí trưởng đồn, đồng chí công an khu vực đã nói thế với gia đình tôi, mà vẫn cố tính làm trái như vậy sao, có phải là ép người ta đến chỗ không thể sống một cuộc sống bình thường hay không?

    Tôi thì không tin vào thông tin đó, vì nghi ngờ người đưa thông tin này có thể muốn vòi tiền gia đình tôi để chạy chọt cho em tôi nên cố tình đưa thông tin đó ra. Hơn nữa hiểu biết pháp luật  của tôi về vấn đề này cũng không nhiều nên không thể khẳng đinh được vấn đề, tôi cũng đã gọi điện cho đồng chí công an khu vực tỏ ý cám ơn vì hôm vừa rồi đã hỗ trợ gia đình tôi nhiều ( Điều làm tôi rất cảm phục là đồng chí này tỏ ra rất vô tư giúp trong khuôn khổ pháp luật vì gia đình tôi , vì cứu một con người chứ không vì lý do nào khác, mặc dù tôi có bóng gió nói đến chuyện gặp để cảm ơn  nhưng đồng chí đó đã từ chối rất khéo), thông qua cuộc nói chuyện đồng chí đó không đả động đến việc em trai tôi nằm trong danh sách phải đi cai nghiện mà phải tự bản thân cố gắng.

    Tôi càng thêm nghi ngờ thông tin kia nhưng không có một cơ sở nào để biết được, em tôi có thuộc diện phải đi cai nghiện bắt buộc vì kết quả kiểm tra hôm rồi không?  Công an nói thế để chấn an gia đình còn lúc nào họ bắt đi cai nghiện thì cứ bắt, nhưng nếu thế thì vô lý quá, tôi đang bối rối không biết tìm hiều thông tin ở đâu, thay mặt bố mẹ tôi, tôi mong mỏi ban Pháp luật tư vấn cho tôi trường hợp này. Là một công dân bình thường sống và làm việc theo pháp luật, nhưng khi trực tiếp tham gia vào việc này tôi nghĩ nếu quả thực công an nói với dân một đằng làm một nẻo thì quả thật quá thất vọng, mong quý báo tư vấn cho gia đình tôi nên làm gì trong trường hợp này.

    Theo tôi được biết: “ Theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, thì người nghiện ma túy sẽ bị buộc phải vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc khi người nghiện ma túy đủ 18 tuổi trở lên và đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. “ Theo điều luật này thì trường hợp em tôi đâu còn nghiện nếu chỉ dựa vào lần thử đã được làm rõ ràng nguyên nhân kia để ép em tôi đi cai nghiện bắt buộc có phải là làm đúng theo Pháp luật chưa?

    Vậy theo luật sư trường hợp này tôi nên làm thế nào, ra thẳng công an phường đề nghị làm rõ thông tin hay làm đơn tố cáo đề nghị công an phường làm rõ thông tin, xử lý những người tung tin đồn thất thiệt ( nếu không phải em tôi nằm trong diện phải đi cai nghiện) để vòi tiền gia đình (Cũng có người bắn tin cho mẹ tôi nên bỏ ra chục triệu để chạy cho em tôi khỏi phải đi cai nghiện). Mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này.

    Mẹ tôi hiện giờ đang đau ốm nhận được tin này bà đã ngã quỵ, rất mong tin của luật sư

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

    Nguyễn Thu Hương

    Hai Bà Trưng, Hà Nội

     
    63007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4702   08/12/2008

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Cai nghiện bắt buộc


    Chào bạn.

    Việc bạn trình bày, theo tôi là bạn cũng đã hiểu những đối tượng nào thì bị buộc đi cai nghiện.Mấu chốt vấn đề ở đây là căn cứ nào xác định em bạn tái nghiện?

    Kết quả thử có chính xác hay không?Việc bạn nghe người này người khác nói em bạn phải đưa đi cai nghiện liệc có chính xác hay không? hay đó chỉ là tin đồn của một số người nào đó.

    Việc đưa một người đi cai nghiện bắt buộc phải theo đúng trình tự thủ tục quy định tại chương 2, nghị định 34 ngày 28/03/2008(tôi sẽ gửi kèm để bạn tham khảo).

    Như vây thông tin mà em bạn có bị đưa đi cai nghiện hay không bạn có thể xác minh tại một số cơ quan chứ không phải chỉ riêng tại công an phường.

    Việc ai đó cung cấp hay làm sai lệch hồ sơ về em bạn thì bạn có quyền khiếu nại đến người ra quyết định buộc em bạn đi cai nghiện.Khi bạn xác minh vấn đề có thể người ta không trả lời bằng văn bản nên tốt hơn hết là bạn ghi âm lại để làm căn cứ nếu cho rằng người cung cấp thông tin là không chính xác.

    Chúc bạn và gia đình vượt qua khó khăn này.

    LS HOAN.

    Chương 2:
    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ CHẾ ĐỘ CAI NGHIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

    Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi người nghiện cư trú hoặc nơi người nghiện có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý đối với người không có nơi cư trú nhất định, lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).

    Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ này.0

    Điều 4. Hồ sơ xét đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm

    1. Sơ yếu lý lịch của người nghiện

    2. Các biện pháp cai nghiện đã áp dụng.

    3. Những tài liệu khác có liên quan đến nhân thân người nghiện (nếu có).

    4. Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, tổ chức xã hội mà người đó là thành viên

    $0Điều 5. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an cùng cấp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.

    Điều 6.

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng Tư vấn để giúp việc xét duyệt hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Thành phần Hội đồng Tư vấn gồm: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng; Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Y tế và Trưởng Công an cấp huyện là các ủy viên của Hội đồng.Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm tổ chức chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    3. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn và triệu tập họp Hội đồng Tư vấn.

    4. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Nếu người nghiện là người chưa thành niên, Hội đồng Tư vấn mời đại diện cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng cấp tham gia phiên họp. Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng đại biểu tham dự .

    Điều 7. Kinh phí lập hồ sơ, đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hoạt động của Hội đồng Tư vấn được trích từ kinh phí phòng, chống ma tuý hàng năm của địa phương.

    Điều 8.
    Trong thời hạn 04 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Quyết định được gửi cho cá nhân và gia đình người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ và cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    3. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

    Điều 9.

     1.Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, cơ quan công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Thời hạn thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tính từ thời điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc làm thủ tục tiếp nhận.

    Điều 10. Chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của Nghị định số
    20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế về cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #5111   06/10/2009

    nguyenkt86
    nguyenkt86

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ai có quyền quyết định cho người cai nghiện về nhà sau khi cai?

    Chào Luật sư!

    Tôi có một người bạn mới bị bắt vào trại cai nghiện H. Tân Thành, BR-VT, tôi muốn hỏi là thời gian bạn tôi bị cai nghiện bắt buộc là bao lâu và ai cóquyền quyết định cho bạn tôi được chở về nhà sau khi cai?

     

    Và nếu trong thời gian cai mà bạn tôi cónhững biểu hiện tốt thì có được ra sớm không?

    Tôi rất mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư.

     

    Xin chân thành cám ơn!

    Nguyễn Thị Nguyên

     
    Báo quản trị |  
  • #5112   06/10/2009

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh do Chính phủ ban hành ngày 10/06/2004, quy định:

     

    Điều 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

     

    Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:

     

    Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định.

     

    Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy từ một năm đến hai năm

     

    Hết thời gian cai nghiện ghi trong quyết định, thì người đó đương nhiên được trở về nhà.Nếu trong thời gian cai nghiện mà người đó có những biểu hiện tích cực thì thủ trưởng nơi cai nghiện có thể xem xét cho ra trường sớm

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #55460   28/06/2010

    nhoclisieuquay
    nhoclisieuquay

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư.

    Tôi đang có một việc đang lo lắng muốn hỏi luật sư. Nguyên là tôi có 01 người em nó nghiện từ năm 1996 từ trước giờ vì không sống ở địa phương nên không hề bị gì.

    Thời gian gần đây vào tháng 9 năm 2009 nó có về nhà và bị CSKV mời làm việc. thời điểm này nó đang nghiện nên CSKV đã làm hồ sơ lần đầu tiên với nó và sử phạt hành chánh. Và bắt nó làm bản cam kết. Sau đó ngày hôm sau gia đình đã đưa em tôi đi cai nghiện tự nguyện. nó ở trung tâm được 2 tháng nhưng vì trung tâm này có chương trình uống thuốc chống tái nghiện bằng naltrexone.

    Đây là loại thuống đối kháng hoàn toàn với heroin nên nó chỉ ở trong trung tâm 2 tháng và được giải quyết cho về điều trị uống thuốc tại gia.

    Và từ đó đến nay em tôi vẩn uống thuốc đều và không hề có biểu hiện gì là tái nghiện. nhưng ngày hôm nay ngày 28/6/2010. CSKV mời nó lên phường làm việc.

    Với 01 thời gian rất dài gần 01 năm như thế địa phương ko hề hỏi gì hay làm việc gì mà tự nhiên cách gần 01 năm lại mời nó lên mà không phải là địa phương làm việc mà là đội cảnh sát ma tuý làm việc. họ không hề thử nước tiểu mà tất cả thủ tục và câu hỏi dành cho nó cũng giống như trước đây lúc nó còn nghiện mà anh CSKV làm việc với nó ???

    Tôi có xem qua các thủ tục để đưa đi cai nghiện bắt buộc theo tôi thấy có điều không ổn. nếu họ tự làm hồ sơ và tự dựa trên tiểu sử nghiện của em tôi với hồ sơ lần làm việc đầu tiên đó thì họ có đầy đủ cơ sở pháp lý để đưa em tôi cai nghiện bắt buộc không?

    Xin nói thêm là ngay lần làm việc đầu tiên vẩn không thử nước tiểu vì lúc đó nó còn nghiện nên nó nhận hết.

    Còn bây giờ sau gần 01 năm đã không sử dụng nửa họ vẩn làm hồ sơ như vậy với những câu hỏi như vậy và cũng không thử nước tiểu ( lần này em tôi có khai rõ là đã thời gian bấy lau ko sử dụng và có đưa thẻ đang uống thuốc đối kháng cho đội cảnh sát ma tuý coi nhưng nó nói là họ không quan tâm )

    Xin hỏi luật sư như vậy là như thế nào? Liệu họ có tự biên tự diễn cho đến khi có quyết định rồi thì như cá nằm trên thớt không?

    Hiện nay tôi và gia đình rất lo lắng mong luật sư hướng dẩn dùm. Cám ơn luật sư


     
    Báo quản trị |  
  • #55617   30/06/2010

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Theo khoản 1 điều 24 Nghị định 135/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính Phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh, quy định:

    "1. Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:

    a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;

    b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;

    c) Người không có nơi cư trú nhất định" Nếu em bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền buộc em bạn phải đi cai nghiện bắt buộc.

    Về trình tự thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc được quy định tại Nghị định 135, như sau: " Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Đối với người có nơi cư trú nhất định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã) có trách nhiệm lấy ý kiến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ. Hồ sơ đề nghị đưa người có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm:

    a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh;

    b) Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;

    c) Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên;

    d) Bệnh án (nếu có).

     2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định: Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại một Nghị định khác của Chính phủ.

    Điều 10. Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn. Điều 11. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh
    1. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh.

     2. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là Thường trực Hội đồng, Thủ trưởng các cơ quan: Tư pháp, Công an và Chủ tịch Hội Phụ nữ cấp huyện là các thành viên của Hội đồng. Trường hợp người được đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện tham gia Hội đồng Tư vấn. Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Thường trực Hội đồng Tư vấn là ý kiến quyết định. Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng thành viên tham dự kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    4. Kinh phí lập hồ sơ và hoạt động của Hội đồng Tư vấn lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    Điều 12. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    2. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh (nếu là chưa thành niên); hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    Điều 14. Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc thi hành quyết định.

    Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành niên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, cha, mẹ hoặc người giám hộ (trong trường hợp là người chưa thành niên) để quản lý, giám sát. Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.

    Điều 15. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.

     Điều 17. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc danh chỉ bản của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh và lập biên bản giao nhận khi làm thủ tục tiếp nhận.

    2. Hồ sơ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn quản lý, một bộ do cơ sở chữa bệnh quản lý. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm: Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này; Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện." Ở đây có thể sau khi CSKV mời lên làm việc nhưng em bạn đã nhận vẫn còn nghiện nên cơ quan công an mới lập hồ sơ như vậy.

    Còn theo như bạn trình bày, nếu cơ quan công an chỉ dựa vào hồ sơ đã làm việc trước khi em bạn đi cai nghiện để làm căn cứ cho rằng em bạn vẫn còn nghiện là không chính xác. Nếu trong quá trình thực hiện mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện không đúng hoặc bạn cho rằng cơ quan đó thực hiện không đúng thì bạn hoặc em bạn có quyền khiếu nại quyết định hay hành vi đó.

    Chúc bạn giải quyết công việc ổn thoả. LS LÊ VĂN HOAN

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #271075   22/06/2013

    cunmap_91
    cunmap_91

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho tôi hỏi. Anh trai tôi có dùng ma túy đá, và bị bắt đi cai nghiện bắt buộc. Mà chị dâu tôi lại đang mang bầu. Luật sư cho tôi hỏi. Sau bao lâu gia đình tôi có thể bảo lãnh cho anh ấy về tự cai ở nhà. Tôi xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #496483   10/07/2018

    Hoaanhtuc6789
    Hoaanhtuc6789

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đưa người thân đi cai nghiện có mất phí không?

    Nhà e có 1 người bị nghiện muốn cho đi cai nhưng có mất phí k ạ? Và mất bao nhiêu! Nhà e hiện tại k có khả năng nuôi ạ. Em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #496497   10/07/2018

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Nếu gia đình tự liên hệ đưa con em mình đi cai nghiện thì dĩ nhiên phải tốn phí mà mức phí thế nào thì gia đình tự liên hệ các rung tâm hay cở sở cai nghiện gần nơi gia đình cư trú nhé.

    Nếu không có khả năng thì có thể liên hệ UBND phường/xã nơi con nghiện cư trú để đề nghị khảo sát, sàng lọc và đưa vào diện cai nghiện bắt buộc. Cụ thể đề nghị liên hệ tại địa phương bạn nhé.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #543094   04/04/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Lưu ý thêm với bạn, tại Thông tư 124/2018/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định cụ thể về các trường hợp Nhà nước hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện. Cụ thể như sau:
     
    Điều 4. Mức ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập
    1. Ngân sách nhà nước bảo đảm tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập.
    2. Chi hỗ trợ chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ; điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường
    a) Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 48a Nghị định số 135/2004/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 80/2018/NĐ-CP;
    b) Mức ngân sách nhà nước hỗ trợ 95%, gồm:
    - Chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sỹ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS): Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thực hiện dịch vụ;
    - Chi điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện ma túy không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Theo chi phí thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp. Cơ sở cai nghiện ma túy lập dự toán phù hợp với tình hình thực tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và dự kiến số lượng đối tượng tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý quyết định:
    a) Mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (nếu có);
    b) Mức hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân ít nhất bằng 70% định mức đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    c) Mức hỗ trợ chỗ ở đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (bao gồm cả các cơ sở đa chức năng có cai nghiện tự nguyện).
    Điều 5. Thí điểm hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập
    1. Thực hiện thí điểm hỗ trợ đến năm 2020 người cai nghiện ma túy tự nguyện tại 15 cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập ở 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ theo quy định tại Điều 2a Nghị định số 147/2003/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 80/2018/NĐ-CP.
    2. Mức hỗ trợ cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập thí điểm tối đa bằng mức hỗ trợ quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với cơ sở cai nghiện công lập trên địa bàn.
    3. Căn cứ mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án thí điểm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; thực hiện hỗ trợ kinh phí đối với các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập được lựa chọn thí điểm để thực hiện cai nghiện ma túy đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở.
    Điều 6. Nội dung, mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng
    1. Chi lập hồ sơ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng: 30.000 đồng/hồ sơ.
    2. Chi hỗ trợ Tổ công tác cai nghiện ma tuý (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập) khi tham gia công tác thẩm tra, xét duyệt hồ sơ, điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện ma túy:
    a) Chi hỗ trợ công tác quản lý: Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma tuý. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu và theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
    b) Chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị cai nghiện ma túy trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma túy tập trung tại cộng đồng: 100.000 đồng/người/ngày;
    c) Chi hỗ trợ cán bộ quản lý, bảo vệ người cai nghiện ma tuý trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma tuý tập trung tại cộng đồng: 50.000 đồng/người/ngày;
    d) Chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma tuý
    - 50.000 đồng/người cai nghiện ma tuý/buổi tư vấn;
    - 70.000 đồng/nhóm người cai nghiện ma tuý (từ hai người trở lên)/buổi tư vấn;
    đ) Chi hỗ trợ cán bộ xã, phường, thị trấn theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng: Mức hỗ trợ cụ thể và số lượng cán bộ do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện thực tế về số lượng đối tượng nghiện ma tuý tại cộng đồng và điều kiện địa lý của từng xã, phường, thị trấn nhưng tối đa là 350.000 đồng/người/tháng.
    3. Chi phí vận chuyển người nghiện ma tuý từ nơi cư trú của người nghiện ma túy đến cơ sở điều trị cắt cơn tập trung tại cộng đồng (nếu có): Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp bố trí bằng phương tiện của cơ quan, đơn vị, mức hỗ trợ bằng 0,2 lít xăng/km tính theo số km thực tế và giá xăng tại thời điểm vận chuyển. Trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với giá cả trên địa bàn tại thời điểm thuê.
    Điều 7. Chế độ hỗ trợ
    1. Người cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy bằng mức hỗ trợ đối với các đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện trong cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định của địa phương.
    2. Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
     

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
  • #548966   12/06/2020

    chiquang906
    chiquang906

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    luật sư cho mình hỏi , tình huống em của mình đang ở nhà công an vào đọc quyết định đưa đi cai bắt buộc và xông vào nhà bắt người có đúng pháp luật không, và tại sao không cho gia đình tôi biết trước quyết định

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chiquang906 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/06/2020)
  • #549338   16/06/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Có thể công an muốn tiến hành nhanh, bất ngờ không để đối tượng bỏ trốn hay chống đối sẽ không thực thi được nhiệm vị nên mới xông vào tiến hành ngay như vậy. Vấn đề chính cần quan tâm là con em mình có nghiện hay không? có bị buộc đi cai nghiện không đúng đối tượng hay không?

    Còn về ko cho gia đình biết trước là vì hồ sơ đã được lập, đối tượng đã thanh niên, có đủ năng lực hành nhận biết và tự chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.

    Nếu không đồng ý thì có thể lam đơn khiếu nại gởi đến công an đã thực thi việc buộc đưa đi cai nghiện.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/06/2020)
  • #564409   03/12/2020

    Hồ sơ của người cai nghiện bắt buộc

    Tôi muốn hỏi trong hồ sơ đi cai nghiện bắt buộc thì phải có giấy tờ gì đối với người có nơi cư trú ổn định. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangthidiep270895@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2020)
  • #564423   04/12/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Trong hồ sơ của trường hợp bắt buộc cai nghiện thì phải có các giấy tờ về CMND, hộ khẩu, quyết định bắt buộc cai nghiện. Còn các thứ giấy tờ khác thì tùy theo việc thành lập hồ sơ của từng bộ phận xử lý buộc cai nghiện.

    Thân

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2020)
  • #564554   07/12/2020

    Tôi muốn hỏi: chồng tôi đi cai nghiện bắt buộc nhưng hồ sơ cai nghiện bắt buộc thì chồng tôi có kết quả dương tính với ma túy nhưng trong thời gian chưa ...

    Tôi muốn hỏi: chồng tôi đi cai nghiện bắt buộc. Nhưng hồ sơ cai nghiện bắt buộc thì chồng tôi có kết quả dương tính với ma túy. Và trong thời gian chưa bị đi cai nghiện thì chồng tôi đã bỏ được mà túy. Và công an xã gọi ra đưa đi cai nghiện bắt buộc nhưng vào trong trại cai nghiện bắt buộc thì lại không có biểu hiện gì của người cai nghiện thì liệu có thể xin giảm thời gian cai nghiện bắt buộc không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangthidiep270895@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/12/2020)
  • #564604   08/12/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Nếu trong thời gian cai nghiện chồng bạn đã hết nghiện, không có biểu hiện gì trong thời gian cai nghiện thì chồng bạn có thể làm đơn trình bày và xin giảm thời gian bắt buộc cai nghiện gởi lãnh đạo nơi đang cai nghiện để nơi đây xem xét và đề xuất  ý kiến về giảm thời gian cai nghiện cho chồng bạn sớm hòa nhập cộng đồng.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    hoangthidiep270895@gmail.com (08/12/2020) ThanhLongLS (09/12/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com