Phần 5: Quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
37. Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Ngoài các nguyên tắc được nêu trong Nghị định 34/2013/NĐ-CP, bổ sung các nguyên tắc sau:
- Việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đối tượng, điều kiện, đúng quy định Luật nhà ở và Nghị định này.
- Trường hợp là nhà ở để phục vụ tái định cư thì còn phải tuân thủ các quy định về tái định cư nêu trên.
- Việc miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở phải theo đúng quy định, trừ đối tượng thuê nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, đối tượng thuê nhà ở thuộc diện sau:
+ Nhà nước tiếp tục giải quyết cho thuê nhà ở theo quy định đối với trường hợp: nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ 27/11/1992 đến trước 19/01/2007.
+ Nhà ở có nhiều hộ ở mà Nhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụng riêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở và chuyển quyển sử dụng đất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nước đã bán có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này.
+ Xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở và không có tranh chấp, khiếu kiện thì người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; mức thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với nhà ở cũ là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định pháp luật (bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản) thì phải thực hiện quản lý, bán, cho thuê theo đúng quy định.
- Trường hợp nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định thì sau khi thu hồi, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở này theo đúng mục đích quy định.
(Căn cứ Điều 38 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
38. Cơ quan, đơn vị quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Quy định về cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trung ương không thay đổi so với trước, tuy nhiên, bổ sung điều khoản loại trừ quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng như sau:
Riêng đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này, trừ trường hợp nhà ở cũ tại các địa phương nhưng đang do Bộ Quốc phòng quản lý, nếu Bộ Quốc phòng có nhu cầu chuyển giao sang cho UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý và bán thì Bộ Quốc phòng thống nhất với UBND cấp tỉnh về việc bàn giao, tiếp nhận các nhà ở này.
Sau khi tiếp nhận nhà ở từ Bộ Quốc phòng, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này và có trách nhiệm tổ chức quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định.
Bãi bỏ quy định sau: “Đối với nhà ở công vụ dành cho các đối tượng là giáo viên, bác sỹ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kề khuôn viên trường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sở y tế thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó.”
(Căn cứ Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
39. Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Ngoài các quyền và trách nhiệm quy định tại Nghị định 84/2013/NĐ-CP, bổ sung các quy định sau:
- Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở đó phê duyệt hoặc phê duyệt kế hoạch bảo trì nếu được giao thực hiện.
- Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn công (đối với trường hợp xây dựng mới) hoặc hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở cũ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở; kinh phí đo vẽ lại do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với Sở Xây dựng thì có trách nhiệm thành lập Hội đồng xác định giá bán nhà ở cũ thuộc diện được bán trên địa bàn (bao gồm cả nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng quản lý).
Thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch và Kiến trúc (nếu có), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Cục thuế.
Trường hợp xác định giá bán nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì Hội đồng xác định giá bán nhà ở có thêm đại diện do Bộ Quốc phòng cử tham gia.
- Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nếu được giao thực hiện.
Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định sử dụng kinh phí thu được từ hoạt động kinh doanh đối với phần diện tích dùng để kinh doanh dịch vụ trong các nhà ở để phục vụ tái định cư nhằm hỗ trợ cho kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và công tác quản lý vận hành nhà ở này.
- Phối hợp với cơ quan tài chính hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở.
(Căn cứ Điều 41 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
40. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Ngoài các nội dung quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP, bổ sung thêm các nội dung sau:
- Nội dung quản lý vận hành nhà ở được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; hoạt động quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được hưởng các cơ chế như đối với dịch vụ công ích theo quy định pháp luật.
- Được trích một phần tỷ lệ tiền thuê nhà ở theo quy định để có kinh phí phục vụ cho công tác quản lý vận hành nhà ở.
- Thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho người thuê, thuê mua, người sử dụng nhà ở.
- Thực hiện hạch toán, báo cáo thu, chi tài chính công tác quản lý vận hành nhà ở theo quy định.
(Căn cứ Điều 42 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
41. Quy định về chuyển đổi công năng sử dụng nhà ở công vụ; bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hoặc bán nhà ở công vụ sau khi chuyển đổi công năng sử dụng
Trước đây, tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP không đề cập đến vấn đề chuyển đổi công năng sử dụng này.
- Việc chuyển đổi công năng sử dụng nhà ở công vụ quy định để làm nhà ở cho thuê được thực hiện như sau:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ lập đề án đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở, trong đó nêu rõ hiện trạng sử dụng nhà ở công vụ, lý do chuyển đổi công năng, phương án quản lý, cho thuê sau khi chuyển đổi công năng, việc áp dụng giá thuê, đối tượng được thuê, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở.
Giá thuê và đối tượng được thuê nhà ở sau khi chuyển đổi công năng được thực hiện theo quy định về cho thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước hoặc thông qua hình thức đấu giá quyền thuê.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờ trình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
+ Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đề án và tổ chức quản lý, cho thuê theo đúng nội dung đề án, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, tuân thủ quy định của Luật Nhà ở, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và hàng năm có báo cáo gửi Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
- Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhu cầu bán nhà ở công vụ sau khi đã chuyển đổi công năng theo quy định nêu trên để tái đầu tư xây dựng nhà ở công vụ khác hoặc bán nhà ở xã hội để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì thực hiện như sau:
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải lập đề án bán nhà ở, trong đó nêu rõ địa chỉ, số lượng nhà ở; lý do bán; giá bán nhà ở; tiền sử dụng đất phải nộp; đối tượng, điều kiện mua nhà ở; trình tự, thủ tục bán; phương thức thanh toán; thời hạn thực hiện; dự kiến số tiền thu được; phương án sử dụng tiền thu được để tái đầu tư xây dựng nhà ở khác.
Đối với việc bán nhà ở xã hội thì phải bảo đảm đúng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở; giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất) được thực hiện theo quy định pháp luật về bán nhà ở xã hội.
Đối với việc bán nhà ở công vụ sau khi được chuyển đổi công năng thì giá bán nhà ở được xác định căn cứ vào chất lượng còn lại của nhà ở và thu tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu có Tờ trình kèm theo hồ sơ đề án gửi Bộ Xây dựng để thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
+ Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt đề án và triển khai thực hiện theo đúng nội dung đề án, văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
+ Số tiền thu được từ bán nhà ở phải sử dụng vào đúng mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở công vụ; cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Bộ Xây dựng về việc sử dụng kinh phí này và Bộ Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng kinh phí để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng được giao quản lý mà có nhu cầu chuyển đổi công năng, bán theo quy định thì phải lập hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(Căn cứ Điều 43 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
42. Quản lý tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Quy định chi tiết việc sử dụng tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước vào mục đích gì.
- Tiền thu được từ việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng để thực hiện việc duy trì và phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định:
+ Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê nhà ở thì phải sử dụng vào mục đích bảo trì và quản lý vận hành nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê.
+ Đối với số tiền thu được từ việc cho thuê mua, bán nhà ở thì sau khi khấu trừ các chi phí để tổ chức thực hiện việc cho thuê mua, bán nhà ở, bên bán, cho thuê mua nhà ở phải nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, trừ nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý để sử dụng vào mục đích tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc nhà ở công vụ thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
- Đối với nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý và trực tiếp thực hiện bán cho người đang thuê thì nộp vào tài khoản do Bộ Quốc phòng quản lý để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định thuê hoặc thuê mua.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng về việc sử dụng số kinh phí này và việc tái đầu tư xây dựng nhà ở trước khi thực hiện xây dựng nhà ở.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà ở, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(Căn cứ Điều 44 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
43. Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Không chỉ bổ sung thêm các trường hợp thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2015/NĐ-CP còn quy định trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
* Trường hợp thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước:
- Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện.
- Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở.
- Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua.
- Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở.
- Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án.
- Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng.
- Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
* Trình tự, thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Khi có một trong các trường hợp thuộc diện bị thu hồi nhà ở hoặc khi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị chiếm dụng trái pháp luật thì đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu người thuê, thuê mua, mua hoặc người đang chiếm dụng nhà ở bàn giao lại nhà ở này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo.
Trường hợp quá thời hạn mà người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị thu hồi nhà ở trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết hạn bàn giao nhà ở.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diện phải thu hồi nhà ở thì có tờ trình cơ quan, đại diện chủ sở hữu của nhà ở đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà ở; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tự kiểm tra mà phát hiện nhà ở thuộc diện phải thu hồi thì phải làm thủ tục đề nghị thu hồi nhà ở theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý vận hành nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu có đủ điều kiện thu hồi nhà ở theo quy định thì ban hành quyết định thu hồi nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở thuộc diện bị thu hồi biết để thực hiện.
Trường hợp nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan quản lý nhà ở được ban hành quyết định thu hồi nhà ở (nếu được giao thực hiện) sau đó gửi quyết định này cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở, người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện và gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu để báo cáo.
* Quyết định thu hồi nhà ở bao gồm các nội dung:
- Căn cứ pháp lý để thu hồi nhà ở.
- Địa chỉ nhà ở và họ tên người đang trực tiếp sử dụng nhà ở bị thu hồi.
- Lý do thu hồi nhà ở.
- Tên cơ quan, đơn vị thực hiện thu hồi nhà ở; trách nhiệm bàn giao nhà ở.
- Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở.
- Phương án quản lý, sử dụng nhà ở sau khi thu hồi.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao quyết định thu hồi nhà ở cho người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để bàn giao lại nhà ở; người đang trực tiếp sử dụng nhà ở có trách nhiệm bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở trong thời hạn ghi trong quyết định thu hồi.
Việc thu hồi, bàn giao nhà ở phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không nhận thông báo thu hồi hoặc không ký biên bản bàn giao nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở mời đại diện UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở chứng kiến và ký vào biên bản.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận quyết định thu hồi nhà ở của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở (đối với trường hợp đã ký hợp đồng).
Trường hợp thu hồi nhà ở do bán không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì bên mua được hoàn trả lại tiền mua nhà ở đã nộp, trừ trường hợp bên mua làm giả giấy tờ, hồ sơ mua bán nhà ở.
- Thời hạn thực hiện thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi nhà ở. Đối với nhà ở sinh viên thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm thực hiện thu hồi nhà ở.
- Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định.
(Căn cứ Điều 45 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
44. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Nhằm thắt chặt quản lý việc tuân thủ đúng quy định thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, Nghị định 99/2015/NĐ-CP bổ sung quy định cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Trường hợp người đang trực tiếp sử dụng nhà ở không bàn giao lại nhà ở theo quyết định thu hồi nhà ở quy định trên thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định, đơn vị quản lý vận hành nhà ở phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở đề nghị cưỡng chế thu hồi nhà ở.
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở phải kiểm tra và có tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với quy định để ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở và người đang trực tiếp sử dụng nhà ở biết để thực hiện.
Trường hợp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở thì cơ quan này phải có văn bản kèm theo quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi.
Trường hợp nhà ở không thuộc diện phải tổ chức cưỡng chế thu hồi thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở và đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định.
Đối với nhà ở đang do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý thì cơ quan có chức năng quản lý nhà ở của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở nếu được giao thực hiện.
- Trên cơ sở quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở, UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở có thể trực tiếp hoặc giao cho UBND cấp huyện nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế thu hồi và bàn giao lại nhà ở cho đơn vị quản lý vận hành quản lý theo quy định.
Việc bàn giao nhà ở phải lập biên bản có xác nhận của các cơ quan tham gia cưỡng chế thu hồi.
- Thời hạn thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi nhà ở.
- Sau khi thu hồi nhà ở, đơn vị quản lý vận hành phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà ở về việc đã hoàn thành thu hồi nhà ở. Nhà ở sau khi được thu hồi phải được sử dụng theo đúng mục đích quy định.
(Căn cứ Điều 46 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
45. Trình tự, chế độ và nội dung báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Không thay đổi trình tự, chế độ báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, riêng nội dung báo cáo được quy định cụ thể như sau tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
Nội dung báo cáo bao gồm: Tổng số nhà ở và diện tích sử dụng của từng loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà biệt thự, căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ); tổng số nhà ở đang cho thuê, thuê mua, số nhà ở đã bán; tổng số tiền thu được từ cho thuê, thuê mua, bán nhà ở tính đến thời điểm báo cáo; các trường hợp đã thu hồi nhà ở và tình hình quản lý sử dụng sau khi thu hồi.
(Căn cứ Điều 47 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
46. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ
Thu hẹp phạm vi đối tượng được thuê nhà ở công vụ hơn so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
- Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước được ở nhà công vụ theo yêu cầu an ninh.
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện nêu trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên được điều động, luân chuyển đến công tác để giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên tại các cơ quan ở trung ương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện nêu trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên được điều động, luân chuyển đến công tác để giữ chức vụ từ Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc Sở hoặc chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên tại các cơ quan ở địa phương, bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).
- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang.
- Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
- Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.
- Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
(Căn cứ Điều 48 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
47. Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
Siết chặt các điều kiện được thuê nhà ở công vụ hơn so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
- Đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước được ở nhà công vụ theo yêu cầu an ninh thì phải đang trong thời gian đảm nhận chức vụ.
- Đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện nêu trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có quyết định điều động, luân chuyển công tác và giấy tờ chứng minh hệ số phụ cấp chức vụ.
+ Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người.
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có quyết định điều động, luân chuyển công tác và giấy tờ chứng minh đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, trừ trường hợp trong quyết định điều động, luân chuyển đã có ghi rõ đối lượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
+ Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người.
+ Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của lực Iượng vũ trang nhân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
- Đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện trên được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảothì phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có quyết định điều động, luân chuyển hoặc cử đến công tác tại các khu vực theo Luật Nhà ở.
+ Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người.
+ Trường hợp cử đến công tác tại khu vực nông thôn vùng đồng bằng, trung du thì phải ngoài địa bàn cấp huyện và cách nơi ở của mình đến nơi công tác từ 30 km trở lên; trường hợp đến công tác tại khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thì do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với tình hình thực tế của từng khu vực nhưng phải cách xa từ nơi ở của mình đến nơi công tác tối thiểu là 10 km.
- Đối với nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có quyết định giao làm chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định pháp luật khoa học công nghệ;
+ Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15 m2 sàn/người.
(Căn cứ Điều 49 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014)
48. Trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ
Trước đây, trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ và việc quản lý vận hành nhà ở công vụ không được quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
- Đối với cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong thời gian đảm nhận chức vụ được ở nhà công vụ theo yêu cầu an ninh thì thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Các đối tượng còn lại thì thực hiện như sau:
+ Phải có đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ gửi cơ quan, tổ chức nơi đang công tác.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức nơi các đối tượng này đang công tác kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ.
+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức kèm theo đơn của người đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủ điều kiện cho thuê nhà ở công vụ thì ban hành quyết định cho thuê nhà ở công vụ; trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở công vụ thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở với người thuê hoặc ký hợp đồng thuê nhà ở với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở.
- Việc quản lý vận hành nhà ở công vụ được quy định như sau:
+ Đối với nhà ở công vụ của trung ương (trừ nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thì giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành.
Trường hợp tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì giao cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ đó thực hiện quản lý vận hành.
+ Đối với nhà ở công vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định tổ chức, đơn vị thực hiện quản lý vận hành.
+ Đối với nhà ở công vụ của địa phương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp tỉnh quản lý thì giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành.
Trường hợp trên địa bàn không có tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để quản lý vận hành và thuê các dịch vụ về quản lý vận hành nhà ở công vụ.
+ Đối với nhà ở công vụ của địa phương để bố trí cho đối tượng thuộc cấp huyện quản lý thì có thể giao cho tổ chức, đơn vị có chức năng, năng lực về quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành (nếu có đơn vị quản lý vận hành) hoặc giao cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện tổ chức thực hiện việc quản lý vận hành.
+ Đối với nhà ở công vụ dành cho các đối tượng là giáo viên, bác sĩ, nhân viên y tế nằm trong khuôn viên hoặc nằm kề khuôn viên trường học hoặc cơ sở y tế thì có thể giao cho trường học hoặc cơ sở y tế thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ đó.
(Căn cứ Điều 50 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
49. Giá thuê và việc thanh toán tiền thuê nhà ở công vụ
Về giá thuê nhà ở công vụ không thay đổi so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
Còn việc thanh toán thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
- Người được thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả tiền thuê nhà ở theo đúng nội dung hợp đồng thuê nhà đã ký kết và phù hợp với thời điểm được Nhà nước thanh toán tiền lương theo quy định.
Trường hợp người thuê không trả tiền thuê trong 03 tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có quyền yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiền lương của người thuê nhà để trả tiền thuê nhà.
Cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê nhà để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
- Trường hợp thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ mà tiền thuê nhà ở thương mại cao hơn số tiền thuê do người thuê phải trả thì người thuê phải trả tiền thuê nhà không vượt quá 10% tiền lương đang được hưởng tại thời điểm thuê nhà ở công vụ.
Ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệch tiền thuê nhà ở theo nguyên tắc ngân sách trung ương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.
Thủ tục thanh toán phần tiền chênh lệch quy định tại khoản này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ ký hợp đồng thuê nhà với cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ thì cơ quan này có trách nhiệm trích từ tiền lương của người thuê nhà ở để trả cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ theo quy định tại Khoản này.
(Căn cứ Điều 51 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
50. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Thu hẹp đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
* Các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước:
- Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật.
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
- Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên thì chỉ được thuê nhà ở trong thời gian học tập.
Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên.
* Điều kiện thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
- Trường hợp thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo quy định; trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người. (trước đây là dưới 5m2/người).
Điều này thể hiện mức sống của người dân được nâng lên, diện tích sử dụng nhà ở bình quân của 1 người phải tối thiểu 10 m2, đảm bảo cá nhân người đó có đầy đủ điều kiện sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi trong diện tích bình quân quy định.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không áp dụng điều kiện về thu nhập nhưng phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
* Điều kiện thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước:
Ngoài quy định phải thanh toán ngay lần đầu 20% giá trị nhà ở thuê mua như Nghị định 34/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2015/NĐ-CP còn bổ sung thêm trường hợp thỏa thuận sau:
Nếu người thuê mua đồng ý thì có thể thanh toán lần đầu số tiền bằng 50% giá trị của nhà ở thuê mua.
(Căn cứ Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
51. Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Ngoài các giấy tờ như Nghị định 34/2013/NĐ-CP quy định, Nghị định 99/2015/NĐ-CP yêu cầu bổ sung thêm Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định.
(Căn cứ Điều 53 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
52. Trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Quy định này chưa được đề cập tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
- Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ nêu trên tại đơn vị được giao quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở nơi có nhà ở.
Ngoài các giấy tờ trên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nộp đem nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ.
Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này phải có báo cáo danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi cơ quan quản lý nhà ở xem xét, kiểm tra.
- Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà ở trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưu tiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì cơ quan quản lý nhà ở có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
Trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì cơ quan quản lý nhà ở có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.
- Trên cơ sở báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để ký hợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.
- Thời gian giải quyết việc cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội là không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xét duyệt hồ sơ, tổ chức chấm điểm thì thời hạn giải quyết là không quá 60 ngày.
- Quyền và nghĩa vụ bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật Nhà ở và theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở.
(Căn cứ Điều 54 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
53. Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và các chi phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở này
Giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước không thay đổi so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người thuê, thuê mua nhà ở trong việc nộp các chi phí có liên quan đến quản lý, sử dụng nhà ở, bao gồm chi phí quản lý vận hành nhà ở, chi phí sử dụng điện, nước, sử dụng dịch vụ thông tin, liên lạc, truyền hình, chi phí cho các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.
(Căn cứ Điều 55 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
54. Quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
Quy định cụ thể nội dung này tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
- Người thuê nhà ở xã hội được miễn, giảm tiền thuê nhà ở như trường hợp thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuê mua, mua nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thì sau khi thanh toán đủ tiền thuê mua, mua nhà ở theo hợp đồng và được cấp Giấy chứng nhận thì được thực hiện các quyền và có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở theo quy định.
- Việc quản lý vận hành nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước do đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở thực hiện.
Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm theo dõi, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định.
Đối với địa phương chưa có đơn vị hoặc tổ chức có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà ở đáp ứng yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở thì Sở Xây dựng được tổ chức một bộ phận trực thuộc Sở Xây dựng để tổ chức quản lý vận hành và thuê các dịch vụ quản lý vận hành nhà ở.
Chi phí quản lý vận hành nhà ở được sử dụng từ tiền cho thuê nhà ở này và hỗ trợ từ ngân sách của địa phương.
(Căn cứ Điều 56 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
55. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Cụ thể hóa các đối tượng thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP.
- Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó.
Bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước 27/11/1992 và các đối tượng được bố trí nhà ở trong trường hợp nhà ở không có nguồn gốc là nhà ở từ 27/11/1992 đến trước 19/01/2007, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
Bổ sung một số nội dung tại quy định về trường hợp thuê nhà ở cũ.
Người thuê nhà ở cũ phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định.
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở.
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định.
- Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định.
Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật thì bị thu hồi; việc thu hồi nhà ở này được thực hiện theo quy định đã đề cập.
(Căn cứ Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
56. Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Quy định về việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước không thay đổi so với trước, tuy nhiên, bổ sung thêm đối tượng được hưởng chế độ miễn, giảm này là hộ cận nghèo.
Mức miễn giảm với hộ cận nghèo áp dụng như đối với hộ nghèo.
(Căn cứ Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
57. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
* Về hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước: ngoài các giấy tờ như Nghị định 34/2013/NĐ-CP quy định, bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn.
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
* Về trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ được thực hiện như sau:
(quy định này chưa được đề cập tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP)
- Đối với trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này:
+ Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ nêu trên tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do UBND cấp tỉnh quy định).
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét.
+ Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
+ Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở.
Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
- Đối với trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện; hoặc đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện.
+ Trường hợp người đang sử dụng nhà ở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước 06/06/2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ nêu trên tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do UBND cấp tỉnh quy định).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì chuyển cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăng tin.
Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở biết để theo dõi, quản lý.
Nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện.
+ Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06/06/2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ nêu trên tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do UBND cấp tỉnh quy định).
Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhà ở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng với người thuê.
Trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyền thuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trả lời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.
* Các trường hợp ký kết hợp đồng thuê nhà ở mới hoặc ký gia hạn hợp đồng thuê mà diện tích nhà ở thực tế đang sử dụng không đúng với diện tích ghi trong giấy tờ phân phối, bố trí hoặc hợp đồng thuê nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành ở có trách nhiệm kiểm tra và xác định lại diện tích nhà ở sử dụng hợp pháp trước khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở.
* Thời hạn giải quyết cho thuê nhà ở cũ là không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thuê nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(Căn cứ Điều 60 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
58. Loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán
Ngoài các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán theo quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP, Nghị định 99/2015/NĐ-CP bổ sung thêm nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
(Căn cứ Điều 62 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
59. Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
- Về đối tượng: là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước 27/11/1992 và các đối tượng được bố trí nhà ở có nguồn gốc không phải là nhà ở từ 27/11/1992 đến trước 19/01/2007, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật
(Quy định chi tiết cụ thể hơn so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP)
- Điều kiện mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước: không thay đổi so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP, tuy nhiên, Nghị định 99/2015/NĐ-CP làm rõ điều kiện về hợp đồng thuê nhà:
“Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên).
Trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở”
- Điều kiện bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước 05/7/1994:
+ Nhà ở phải không thuộc diện không được bán.
+ Nhà ở phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện.
+Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết 23/2003/QH11 trước ngày 01/7/1991 và Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11 trước ngày 01/7/1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân và thực hiện ký hợp đồng thuê nhà ở theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này.
+ Trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước 05/7/1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho UBND cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.
- Trường hợp bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ 05/7/1994 đến trước 19/01/2007 thì thực hiện theo quy định (sẽ được đề cập tại phần sau)
- Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước 05/7/1994 mà không đủ điều kiện đối với trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước 05/7/1994 và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ 19/01/2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
(Căn cứ Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
60. Cơ quan bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Làm rõ các cơ quan bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã được quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP:
- UBND cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện việc bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định.
- Đối với nhà ở cũ tại các địa phương nhưng đang do Bộ Quốc phòng quản lý, nếu Bộ Quốc phòng có nhu cầu chuyển giao sang cho UBND cấp tỉnh nơi có nhà ở đó quản lý và bán thì Bộ Quốc phòng thống nhất với UBND cấp tỉnh về việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhà ở này.
Sau khi tiếp nhận nhà ở từ Bộ Quốc phòng, UBND cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở này và có trách nhiệm tổ chức quản lý, cho thuê hoặc bán theo quy định.
(Căn cứ Điều 64 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
61. Giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Lưu ý, việc xác định giá bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước chỉ được áp dụng trường hợp bố trí nhà ở trước ngày 05/7/1994.
- Việc xác định giá bán không thay đổi so với trước, tuy nhiên, bổ sung các trường hợp sau:
Đối với nhà biệt thự có nhiều hộ ở mà có diện tích nhà sử dụng chung thì diện tích sử dụng chung này được phân bổ theo tỷ lệ sử dụng nhà ở (m2) cho mỗi hộ.
- Về tiền sử dụng đất không đổi so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP, bổ sung thêm nội dung sau:
Đối với nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố thì UBND cấp tỉnh quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất so với bảng giá do UBND cấp tỉnh ban hành để tính tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắn với nhà ở này.
- Trường hợp nhà ở một tầng có nhiều hộ ở và nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở mà có diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung thì chỉ thực hiện bán phần diện tích sử dụng chung này cho các hộ đang sử dụng nếu tất cả các hộ đồng thuận được việc phân bổ diện tích cho từng hộ.
Trường hợp các hộ không đồng thuận được thì cơ quan quản lý nhà ở không bán phần diện tích này và có trách nhiệm quản lý theo quy định.
(Căn cứ Điều 65 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
62. Đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước và mức miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Ngoài các đối tượng quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP, bổ sung thêm đối tượng là hộ cận nghèo.
Mức miễn, giảm tiền mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước của hộ cận nghèo được tính như hộ nghèo.
(Căn cứ Điều 67, 68 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
63. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Không những quy định chi tiết hơn trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước so với Nghị định 34/2013/NĐ-CP mà Nghị định 99/2015/NĐ-CP còn quy định hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục này.
Cụ thể:
* Hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
- Đơn đề nghị mua nhà ở cũ.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn.
- Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.
Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.
Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này.
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).
* Trình tự, thủ tục bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
- Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do UBND cấp tỉnh quyết định).
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất.
Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định.
Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ.
- Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở.
- Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.
- Thời gian thực hiện bán nhà ở cũ là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký hợp đồng mua bán. Thời gian này không tính vào thời gian nộp nghĩa vụ tài chính và thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.
Việc cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở được thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao 01 bản Giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng lưu để theo dõi.
- Trường hợp quá 90 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở có thông báo thời gian ký hợp đồng mua bán nhà ở mà người mua chưa thực hiện ký hợp đồng, nếu có thay đổi về giá đất ở do UBND cấp tỉnh ban hành thì cơ quan quản lý nhà ở phải báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt giá mới trước khi ký kết hợp đồng mua bán với người mua nhà ở.
(Căn cứ Điều 69 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
64. Giải quyết bán nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã bố trí để ở từ 05/7/1994 đến trước 19/01/2007
Ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện bán, giá bán nhà, tiền nhà, tiền sử dụng đất như Nghị định 34/2013/NĐ-CP, theo Nghị định 99/2015/NĐ-CP còn phải tuân thủ:
- Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước và nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện đã nêu trên.
- Đối với nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố thì UBND cấp tỉnh quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất so với bảng giá do UBND cấp tỉnh ban hành để tính tiền sử dụng đất khi bán nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất gắn với nhà ở này.
(Căn cứ Điều 70 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
65. Giải quyết bán phần diện tích nhà sử dụng chung và chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Sửa đổi và bổ sung một số nội dung vào các trường hợp:
- Trường hợp nhà ở có nhiều hộ ở mà Nhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụng riêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở và chuyển quyển sử dụng đất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở mà Nhà nước đã bán có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này thì giải quyết như sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền nhà và tiền sử dụng đất đối với phần diện tích sử dụng chung này.
+ Mức thu tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân với diện tích sử dụng.
+ Mức thu tiền sử dụng đất tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (bao gồm cả tiền sử dụng đất tính theo hệ số k nếu nhà ở thuộc diện nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao tại vị trí mặt đường, phố).
+ Trước khi bán phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung theo quy định này, cơ quan bán nhà ở không phải ký hợp đồng thuê đối với phần diện tích sử dụng chung này.
- Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước mà khi bán hóa giá nhà ở hoặc bán nhà ở theo Nghị định số 61/CP hoặc bán nhà ở theo Nghị đinh 34/2013/NĐ-CP Nhà nước chưa giải quyết chuyển quyền sử dụng diện tích đất này hoặc khi bán nhà ở theo quy định thì giải quyết phần diện tích đất liền kề này như sau:
+ Chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thực tế sử dụng hợp pháp nhà ở đó nếu phần diện tích này không có tranh chấp, khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở.
+ Tiền sử dụng đất được tính bằng 40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tính bao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề).
Giá đất để tính tiền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng được áp dụng theo bảng giá đất ở do UBND cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề đó.
Đối với phần diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai.
(Căn cứ Điều 71 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở)
Còn nữa - sẽ tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành.