Về nguyên tắc, phiên toà phải được diễn ra liên tục kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp bất khả kháng hay vì lý do khách quan mà phiên toà có thể kéo dài đến gần 09 tháng hoặc hoãn đến hơn 08 lần trên thực tế.
Trường hợp đương sự bị sức khoẻ kém như bạn gái trên thì có thể sẽ xảy ra trường hợp:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 227 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 227 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Vậy nếu bạn gái trên lấy lý do sức khoẻ thì có thể hoãn đến 2 lần. Ngoài ra, nếu có sự thay đổi về phân công Thẩm phán, Hội đồng nhân dân, Kiểm sát viên hay có đơn xin hoãn phiên toà, xin vắng mặt của các nhân chứng hay đương sự khác nếu hợp lệ thì phiên toà cũng sẽ bị hoãn thêm.
Xem thêm thông tin chi tiết tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.