Liệu có sửa đổi Hiến Pháp 1992?

Chủ đề   RSS   
  • #129005 08/09/2011

    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Liệu có sửa đổi Hiến Pháp 1992?

     Sắp tới có lẽ sẽ sửa đổi Hiến Pháp. Không biết sẽ thêm hay bớt gì đây? Hệ qủa của việc sửa đổi đạo luật gốc sẽ như thế nào nhỉ?

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 26/02/2014 06:41:49 CH Bỏ ưu tiên chủ đề. Cập nhật bởi tranthibichvan_tax06 ngày 22/09/2011 09:25:42 SA ưu tiên chủ đề

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    40433 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #141438   20/10/2011

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    Mình tìm hiểu một số ý kiến, nhiều người cho rằng:
    1/ HP quy định cụ thể quá nên dễ bị vướng, khó sửa luật.
    2/ tổ chức hội đồng nhân dân ở 3 cấp là cồng kềnh, thực tế hội đồng nhân dân xã cung không phát huy hiệu lực, nên bỏ
    3/ Luật bầu cử, một số quyền tự do công dân còn hình thức.

    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #141447   20/10/2011

    N2Q_LKT
    N2Q_LKT

    Male
    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1203
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Vậy nếu Quốc Hội làm sai, vi phạm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? theo tôi cần có một cơ quan giám sát Quốc Hội
     
    Báo quản trị |  
  • #141449   20/10/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    N2Q_LKT viết:
    Vậy nếu Quốc Hội làm sai, vi phạm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? theo tôi cần có một cơ quan giám sát Quốc Hội


    Theo ý kiến bạn thì có cần một cơ quan để giám sát cơ quan đó không ? Rồi một cơ quan khác để giám sát cơ quan giám sát này nữa, cứ như vậy mà giám sát vòng vòng
     
    Báo quản trị |  
  • #178402   13/04/2012

    hungdam_tn88
    hungdam_tn88

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2012
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    N2Q_LKT viết:
    Vậy nếu Quốc Hội làm sai, vi phạm thì phải chịu trách nhiệm như thế nào? theo tôi cần có một cơ quan giám sát Quốc Hội


    quốc hội là to nhất rồi bạn. quốc hội là đại diện cho toàn thể nhân dân rồi mà





    noi that van phong
    thiet ke noi that
     
    Báo quản trị |  
  • #141452   20/10/2011

    N2Q_LKT
    N2Q_LKT

    Male
    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1203
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Bạn chưa hiểu ý mình. Cơ quan giám sát thì chỉ làm công việc giám sát thôi chứ đâu có làm công việc khác hay tham gia trực tiếp vào các công việc quyền lực đâu. Nên cần có một cơ quan giám sát như vậy. Để xử lí trách nhiệm đối với Quốc Hội. Chỉ giám sát mà thôi. Nên không thể có chuyện cơ quan giám sát, giám sát cơ quan giám sát được.
     
    Báo quản trị |  
  • #141792   22/10/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    N2Q_LKT viết:
    Bạn chưa hiểu ý mình. Cơ quan giám sát thì chỉ làm công việc giám sát thôi chứ đâu có làm công việc khác hay tham gia trực tiếp vào các công việc quyền lực đâu. Nên cần có một cơ quan giám sát như vậy. Để xử lí trách nhiệm đối với Quốc Hội. Chỉ giám sát mà thôi. Nên không thể có chuyện cơ quan giám sát, giám sát cơ quan giám sát được.

    có chăng ở đây là 1 tòa bảo hiến hả bạn! 
     
    Báo quản trị |  
  • #141882   22/10/2011

    N2Q_LKT
    N2Q_LKT

    Male
    Chồi

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2010
    Tổng số bài viết (79)
    Số điểm: 1203
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Ừ đúng rồi đấy bạn. Tòa bảo hiến có ở một số nước. Mình thấy rất tiến bộ. VN nên học hỏi.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn N2Q_LKT vì bài viết hữu ích
    Minh.ulaw (14/11/2012)
  • #159091   04/01/2012

    leminhtruongsunlaw
    leminhtruongsunlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mời các bạn tham khảo bài viết này: Hành chính
    Chủ nghĩa hợp hiến và sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam
    Chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với hiến pháp. Chủ nghĩa hợp hiến là sự phù hợp một cách thực tế và hiệu quả trong hành vi của chính quyền đối với những giới hạn pháp lý, những giới hạn có thể tồn tại dưới dạng thành văn hoặc bất thành văn phản ánh những giá trị chung được cộng đồng thừa nhận. Sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam cần dựa trên tư duy “kiểm soát quyền lực” như một “chủ thuyết hiến pháp”, một điều phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.

    Trên cơ sở đó, sửa đổi hiến pháp cần tập trung vào xây dựng những giới hạn cấu trúc đối với quyền lực. Việc triệu tập Hội nghị Hiến pháp và trưng cầu dân ý về hiến pháp sẽ có ý nghĩa kiểm soát quyền lực bởi ý nghĩa giáo dục hiến pháp và làm minh bạch hiến pháp.


    1. Vấn đề chuyển ngữ

    Đành rằng lời chỉ là để diễn đạt ý, nhưng như một vị hiền triết phương Đông đã nói, danh không chính thì lời nói không thuận, rồi sự việc theo đó mà cũng không được thành tựu, xã hội không biết hành xử như thế nào. Do vậy, một vài dòng để giải thích vấn đề chuyển ngữ là cần thiết. Danh từ “constitutionalism” thường được dịch sang tiếng Việt là “chủ nghĩa hợp hiến” hay “chủ nghĩa lập hiến”. Chuyển ngữ không chính xác sẽ gây những ấn tượng sai lầm về những ý nghĩa khái niệm bao hàm; do vậy, cần phải Việt hóa danh từ “constitutionalism” theo một cách thức phản ánh đúng bản chất của nó.

    Chúng tôi ủng hộ việc chuyển ngữ danh từ “constitutionalism” thành “chủ nghĩa hợp hiến” thay vì “chủ nghĩa lập hiến”. Những dịch giả cuốn Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ1 cũng như những dịch giả của tập tài liệu “Chủ nghĩa hợp hiến và các nền dân chủ đang nổi lên”2  đã nắm bắt đúng tinh thần của danh từ “constitutionalism” khi Việt ngữ hóa thành “chủ nghĩa hợp hiến”. Như những phân tích dưới đây sẽ chỉ ra, chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với hiến pháp hay việc “lập” một bản hiến pháp, mà nó hàm nghĩa rằng, chính quyền phải hành động phù hợp với những giới hạn được xác định từ trước. Một quốc gia có thể có hiến pháp nhưng vẫn không có chủ nghĩa hợp hiến; ngược lại, có quốc gia có chủ nghĩa hợp hiến nhưng không có hiến pháp. Chính vì vậy, việc chuyển ngữ “constitutionalism” thành “chủ nghĩa lập hiến” sẽ gây một ấn tượng sai lầm rằng chủ nghĩa hợp hiến đồng nghĩa với việc “lập” một bản hiến pháp. Nguy hiểm hơn, một khi chủ nghĩa hợp hiến được đồng nghĩa với việc tồn tại một bản hiến pháp, người ta sẽ không quan tâm đến việc xây dựng một hiến pháp phản ánh thực sự tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.

    2. Phân biệt chủ nghĩa hợp hiến với hiến pháp

    Cũng như đối với các khái niệm dân chủ, quyền con người, không có một định nghĩa được sử dụng thống nhất về khái niệm “chủ nghĩa hợp hiến”. Louis Henkin  viết rằng “chủ nghĩa hợp hiến không được định nghĩa ở đâu cả”3. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chủ nghĩa hợp hiến thường bắt đầu với quan niệm có tính ảnh hưởng rộng rãi của Charles Howard McIlwain (1871-1968), một nhà hiến pháp học danh tiếng của nước Mỹ, thuộc Đại học Harvard. Văn thức này của McIlwain được trích dẫn rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan: “Chủ nghĩa hợp hiến có một thuộc tính bản chất: nó là những giới hạn pháp lý đối với chính quyền; nó là phản đề của lối cai trị tùy tiện; nó ngược lại với chính quyền chuyên chế, chính quyền của ý muốn thay vì chính quyền của luật pháp”4. Dù rằng chủ nghĩa hợp hiến trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp từ thời cổ đại đến thời hiện đại với những biểu hiện khác nhau, McIlwain khái quát rằng: “yếu tố ổn định nhất của chủ nghĩa hợp hiến thực sự vẫn giữ lại những gì được hình thành từ lúc đầu: sự giới hạn chính quyền bằng luật pháp”5.

    Có hai yếu tố trong định nghĩa của McIlwain về chủ nghĩa hợp hiến: thứ nhất, sự giới hạn đối với chính quyền; thứ hai, sự giới hạn đó được thực hiện bằng luật pháp. Scott Gordon, một học giả về lịch sử hiến pháp, phê bình rằng: “khi nhấn mạnh đến sự giới hạn đối với quyền lực nhà nước, McIlwain đã đi đúng hướng; nhưng khi nhấn mạnh đến những giới hạn pháp lý, ông ta gần như tự phá vỡ tính thống nhất trong quan niệm của mình. Nếu có một cơ quan trong một nhà nước làm ra tất cả các luật, thì giới hạn pháp lý duy nhất mà nó vận hành theo chính là những luật do nó làm ra; nếu vậy thì không có giới hạn nào hết”6. Thực ra, Scott Gordon hiểu lầm quan niệm của McIlwain. Trong một nghiên cứu khác về chủ nghĩa hợp hiến và thế giới đang chuyển đổi, McIlwain làm rõ hơn quan niệm của mình về tính pháp lý của những giới hạn. McIlwain cho rằng luật pháp giới hạn quyền lực của chính quyền “có thể là bất thành văn hoặc hoàn toàn là tập quán, như trong phần lớn lịch sử phát triển của nó hoặc có thể được thiết lập trong một văn bản đơn hành như nước ta hoặc các hiến pháp liên bang, nhưng thực chất của vấn đề là nó là luật pháp ràng buộc ý chí tùy tiện”7.

    Carl J. Friedrich (1919-1975), một nhà hiến pháp học và chính trị học cũng thuộc Đại học Harvard, cũng quan niệm gần tương tự như McIlwain. Định nghĩa chủ nghĩa hợp hiến như “một hệ thống những giới hạn hiệu quả đối với hành động của chính quyền”8, Friedrich cho rằng tính hiệu quả của sự giới hạn không phụ thuộc vào tính hình thức về mặt pháp lý: “sự tồn tại của những giới hạn pháp lý hình thức không phải là một biểu hiện của một trật tự hợp hiến theo nghĩa chính trị”9. Hơn thế, “những giới hạn có thể hiệu quả và hoàn toàn tuân thủ theo quy tắc, mà không cần sự tồn tại của luật tích cực, trừ khi luật được hiểu theo một nghĩa rất rộng bao gồm tất cả các tập quán”10. Như vậy, điều được cả McIlwain và Friedrich thống nhất là luật giới hạn hành vi của chính quyền trong một chế độ hợp hiến không được hiểu theo trường phái luật tích cực, một trường phái cho rằng luật chỉ là những gì do con người chủ động đặt ra.

    Thực tế vận hành của chủ nghĩa hợp hiến cho thấy, những phương tiện pháp lý giới hạn chính quyền không hoàn toàn là luật tích cực. Do giới hạn của khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ lấy trường hợp của Anh và Mỹ làm điển hình.

    Ai cũng công nhận rằng nước Anh thực hiện chủ nghĩa hợp hiến, mặc dù nước này không có một hiến pháp thành văn, một loại hình của luật tích cực. Cần lưu ý rằng, luật hiến pháp nước Anh vận hành như những giới hạn đối với quyền lực chính trị bao gồm không chỉ những quy tắc pháp lý theo nghĩa hẹp nhất. “Luật hiến pháp” ở nước Anh trong định nghĩa nổi tiếng của Dicey “bao gồm tất cả các quy tắc ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phân công và thực thi chủ quyền trong một nhà nước”11. Những quy tắc này bao gồm cả những quy tắc pháp lý hiểu theo nghĩa hẹp và các quy tắc tập quán12. Những quy tắc tập quán bao gồm những tập quán, những nhận thức, những phong tục, những thói quen quy định cách cư xử của các thành viên nắm giữ quyền lực. Những tập quán hiến pháp này giữ một vai trò quan trọng trong việc điều hành hệ thống chính quyền nước Anh. Vernon Bogdanor cho rằng “ở nước Anh, thuật ngữ “bất hợp hiến” không chỉ có nghĩa là trái với pháp luật; nó còn có nghĩa là trái với tập quán, trái với những nhận thức về những điều chính đáng cần phải làm”13. Như vậy, tập quán hiến pháp, mặc dù không phải là luật theo nghĩa tích cực nhưng có hiệu lực về mặt hiến pháp trong việc kiểm soát công quyền, và là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa hợp hiến Anh.

    Ở nước Mỹ, nguồn của chủ nghĩa hợp hiến không chỉ có bản hiến pháp đơn hành. Hơn một trăm năm trước đây, Christopher Tiedeman (1857-1903), một nhà hiến pháp học danh tiếng đã công bố một nghiên cứu quan trọng về “hiến pháp bất thành văn ở Mỹ”14. Chủ đề này cũng gây nên sự quan tâm của một số học giả khác. Theo đó, người ta cho rằng những giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ không chỉ gói gọn trong bảy điều được phê chuẩn ở Philadelphia năm 1787 và 27 tu chính án chính thức về sau mà còn là những nhận thức về tự do và bình đẳng được Tòa án tối cao liên bang đưa ra trong quá trình hành xử quyền bảo hiến. Những nhận thức này, đến lượt nó, được định hình bởi “bối cảnh xã hội bất thành văn”15 hơn là bản hiến pháp thành văn. Thomas C.Grey khẳng định rằng “những nguyên tắc bất thành văn của luật cao hơn” có “vị thế hiến pháp”16.

    Như vậy, chủ nghĩa hợp hiến ở cả Anh và Mỹ đều giống nhau ở chỗ những giới hạn đối với quyền lực của chính quyền không chỉ có luật tích cực mà còn cả luật theo nghĩa tự nhiên, công lý, lẽ phải được biểu hiện dưới dạng những nhận thức được thừa nhận chung, các phong tục, tập quán, thói quen hiến pháp.

    Đến đây có thể kết luận rằng, bản chất của chủ nghĩa hợp hiến nằm ở sự phù hợp một cách thực tế và hiệu quả trong hành vi của chính quyền đối với những giới hạn được xác định. Hình thức của những giới hạn đó không quyết định bản chất của chủ nghĩa hợp hiến: những giới hạn đó có thể có hình thức chính thức là các luật được ban hành theo một quy trình chủ động do con người đặt ra, hoặc có thể là những quy tắc bất thành văn, những truyền thống, những nhận thức được thừa nhận chung của một cộng đồng về công lý, lẽ phải.

    Khi hiểu như vậy, chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với việc có một bản hiến pháp. Theo tinh thần của chủ quyền hợp hiến, vấn đề cốt lõi là quyền lực có được kiểm soát một cách hiệu quả và thực tế hay không, chứ không phải có hiến pháp hay không. Trong một quốc gia không có một hiến pháp thành văn, nhưng nếu chính quyền được giới hạn bởi các quy định bất thành văn phản ánh các giá trị tự do, bình đẳng và công lý, chính quyền đó vẫn có thể được coi là chính quyền hợp hiến. Chính trên cơ sở này, các nghiên cứu về chủ nghĩa hợp hiến cổ đại và trung đại đã được phát triển17.

    Ngược lại, sự tồn tại về mặt hình thức của một bản hiến pháp thành văn không bảo đảm chắc chắn rằng chính quyền sẽ được giới hạn hiệu quả và thực tế. Craham Walker, một học giả về tư tưởng hiến pháp, cho rằng: “mọi chính thể đều có hiến pháp, thành văn hoặc bất thành văn… Nhưng rõ ràng là không phải mọi chính thể đều thực thi chủ nghĩa hợp hiến. Chủ nghĩa hợp hiến cần một loại hiến pháp nhất định”18. Các hiến pháp thành văn chắp cánh cho quyền lực rõ ràng không phải là một loại hiến pháp mà chủ nghĩa hợp hiến đòi hỏi.

    Việc cho rằng chủ nghĩa hợp hiến không đồng nghĩa với hiến pháp không có nghĩa coi thường tầm quan trọng của hiến pháp thành văn trong một trật tự hợp hiến. Thực tế cho thấy, các quốc gia trong những nỗ lực xây dựng chế độ hợp hiến đều quan tâm đến việc ban hành hiến pháp thành văn. Tuy nhiên, nếu chủ nghĩa hợp hiến là những giới hạn thực tế và hiệu quả đối với quyền lực, một bản hiến pháp thành văn có ý nghĩa giới hạn hay nói theo cách của Craham Walker là một hiến pháp có tính chất “tự giới hạn”19 là cần thiết đối với chính quyền hợp hiến.

    Cũng lại cần phải lưu ý thêm, quan niệm rằng một hiến pháp cần thiết đối với chủ nghĩa hợp hiến là một hiến pháp có giá trị giới hạn đối với quyền lực không có nghĩa coi hiến pháp thành văn chỉ có một chức năng duy nhất là đặt ra những giới hạn pháp lý đối với chính quyền. Các hiến pháp hiện đại đã tiến xa quan niệm cổ điển về chức năng của hiến pháp. Ngoài chức năng giới hạn quyền lực, các hiến pháp hiện đại còn là phương tiện để tuyên bố những mục tiêu chung của cộng đồng hoặc những giá trị mà cộng đồng cam kết. Cụ thể hơn, các hiến pháp hậu thuộc địa còn là phương tiện để tuyên bố sự độc lập. Cần thấy rằng, chủ nghĩa hợp hiến là một giá trị chứ không phải là tất cả giá trị của một chính thể. Và khi giá trị hợp hiến chỉ là một phương diện, một loại giá trị của một chính thể, việc xây dựng các giá trị hợp hiến chỉ là một phương diện của hiến pháp thành văn, một văn bản có chức năng tuyên bố những phương diện quan trọng của chính thể. Việc đồng nhất chủ nghĩa hợp hiến với hiến pháp không cho phép nhận ra điều này.

    3. Chủ nghĩa hợp hiến và sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam

    Các giá trị của chủ nghĩa hợp hiến được du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ trước bởi các nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cho đến các nhà trí thức yêu nước như Phan Anh, Vũ Đình Hòe, các nhà cách mạng như Hồ Chí Minh. Bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1946 được coi là một hiện thân của các giá trị hợp hiến. Các giá trị hợp hiến, sau đó, mờ nhạt dần trong các Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 và bắt đầu dần dần tái sinh sau thời kỳ đổi mới. Bản Hiến pháp 1992, dù rằng còn ảnh hưởng mạnh mẽ của các hiến pháp xã hội chủ nghĩa tiền thân, nhưng đã bắt đầu cam kết với giá trị hợp hiến, khi đưa ra quy định về quyền con người trong Điều 50. Cải cách hiến pháp hồi đầu thập kỷ này cho thấy một khuynh hướng rõ ràng của việc tái sinh các giá trị hợp hiến ở Việt Nam khi các nhà soạn thảo hiến pháp quyết định đưa vào hiến pháp chủ trương chính thức về “nhà nước pháp quyền” và phân công quyền lực. Những bàn thảo sôi nổi từ phương diện chính trị cho đến học thuật và dư luận về chế độ bảo hiến và tòa án hiến pháp trong một thập kỷ qua cho thấy rõ hơn xu hướng của xã hội trở lại các giá trị hợp hiến20.

    Xu hướng này trở nên mạnh mẽ hơn khi tính đến những quan tâm gần đây đối với vấn đề kiểm soát quyền lực. Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần XI, liên quan đến việc “nâng cao nhận thức về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, giới thiệu một tư duy mới: “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, sự phối hợp và kiểm soát (tác giả nhấn mạnh-BNS) các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”21. Chủ trương kiểm soát quyền lực là một bước tiến đáng chú ý trong tư duy hiến pháp.

    Tư duy về kiểm soát quyền lực tiệm cận với tư duy về chủ nghĩa hợp hiến. Kiểm soát quyền lực không khác lắm với giới hạn quyền lực. Chúng tôi cho rằng, “kiểm soát các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” có thể được coi là một “chủ thuyết hiến pháp” cho việc sửa đổi hiến pháp sắp tới ở Việt Nam.

    Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001, dù rằng chúng ta đã chủ trương “phân công quyền lực”, nhưng các quy định cụ th��� về Quốc hội, Chính phủ, Tòa án lại không cụ thể hóa “chủ thuyết” này: Quốc hội, ngoài quyền lập pháp, vẫn có những quyền mang tính hành pháp và tư pháp; Chính phủ là cơ quan hành chính, không phải là cơ quan hành pháp; Tòa án không được trang bị đầy đủ các quyền tư pháp cần thiết như giải thích hiến pháp, luật và xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật. Để tránh tình trạng tương tự tái diễn trong lần sửa đổi hiến pháp tới đây, cần phải triển khai một cách thực tế và cụ thể chủ thuyết “kiểm soát các cơ quan trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Không chỉ chủ trương kiểm soát quyền lực trên phương diện tư tưởng, mà điều này cần phải được biến thành những hành động thực tế trong việc sửa đổi hiến pháp.

    Những phương tiện của chủ nghĩa hợp hiến hay kiểm soát quyền lực bao gồm: 1) sự biểu đạt các giới hạn; 2) các giới hạn về cấu trúc; 3) các giới hạn về quy phạm22. Sự biểu đạt các giới hạn là sự công bố những giới hạn mà chính quyền cam kết sẽ tôn trọng. Các giới hạn về cấu trúc được biết đến rộng rãi như: phân chia quyền lực, chủ nghĩa liên bang, chế độ lưỡng viện, chế độ đàn hặc… Các giới hạn về quy phạm là những giá trị có tính chất quy chuẩn mà chính quyền tôn trọng như các giá trị tự do, bình đẳng, công lý. Xin bàn về các vấn đề này.

    Những giới hạn quy phạm của một chính thể thực chất là sự tự giới hạn của chính thể trong những mong muốn của mình. Khi tôn trọng các giá trị chung, chính quyền không nên đi quá xa để cam kết với những giá trị lãng mạn. Khi chủ nghĩa hợp hiến nhấn mạnh đến tính thực tế và hiệu quả, nó là một thứ không song hành với chủ nghĩa lãng mạn. Bởi lẽ, khi cam kết với những giá trị xa vời và không giới hạn, chính quyền sẽ làm thất vọng dân chúng của mình khi không đạt được các giá trị đó.

    Các giới hạn quy phạm là tiền đề cho các giới hạn về cấu trúc. Ví dụ, việc tôn trọng tự do của con người dẫn đến những giới hạn về cấu trúc để kiểm soát nguy cơ lạm quyền xâm phạm tự do. Nói cách khác, những giới hạn về cấu trúc được thành lập để bảo đảm những giới hạn quy phạm. Trong khi Hiến pháp Việt Nam cam kết một cách khá đầy đủ đối với các quy chuẩn chung của thế giới về quyền con người thể hiện trong Chương V, điều cần bổ sung là xây dựng các giới hạn về cấu trúc để bảo đảm tôn trọng các giới hạn quy phạm đó. Do vậy, nếu sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam được tiến hành theo chủ thuyết “kiểm soát quyền lực”, cần phải xây dựng những giới hạn về cấu trúc: thiết lập một chế độ bảo hiến hiệu quả hơn, xây dựng cơ chế bất tín nhiệm thay cho cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm, thiết lập chế độ điều trần, xây dựng hệ thống Tòa án độc lập, phân định thẩm quyền rạch ròi giữa trung ương và địa phương, đồng thời tôn trọng tự quản của địa phương. Tóm lại, chúng tôi cho rằng, trọng tâm của những cải cách hiến pháp sắp tới nên hướng vào việc xây dựng các giới hạn cấu trúc.

    Chủ nghĩa hợp hiến hiện đại thường dựa vào bản hiến pháp thành văn như một phương tiện để biểu đạt những giới hạn. Nói cách khác, ban hành một hiến pháp thành văn là một trong những con đường để chính thể tuyên bố những giới hạn. Craham Walker và sau đó là Beau Breslin cho rằng, hành vi ban hành hiến pháp được coi là một việc làm khởi đầu trong những nỗ lực giới hạn quyền lực bởi hiệu lực khách quan hóa của hành vi này23. Hiệu lực khách quan hóa được hiểu là một khi những giới hạn được tuyên bố, những giới hạn đó trở nên khách quan đối với nhà cầm quyền và do vậy, nhà cầm quyền không thể tùy ý hành động theo những mong muốn chủ quan của mình.

    Tuy nhiên, cả Walker và Breslin đều bỏ qua một thực tế là không phải hành vi ban hành hiến pháp nào cũng có những hiệu lực khách quan hóa. Chẳng hạn, nếu hiến pháp được soạn thảo, phê chuẩn, ban hành theo một quy trình thiếu minh bạch, nó khó có thể trở nên khách quan đối với nhà cầm quyền. Cụ thể hơn, điều chưa được giải quyết trong nghiên cứu của Walker và Breslin là sự tương quan giữa quy trình biểu đạt giới hạn (hay quy trình lập hiến) và hiệu lực giới hạn mà quy trình đó mang lại.

    Nếu tư duy “kiểm soát quyền lực” được xem là một chủ thuyết sửa đổi hiến pháp trong thời gian tới ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng, bản thân quy trình sửa đổi hiến pháp phải được xây dựng như một phương tiện để kiểm soát quyền lực. Bằng cách nào để quy trình sửa đổi hiến pháp trở thành một quy trình kiểm soát quyền lực?

    Một hiến pháp chỉ trở nên khách quan đối với chính quyền và có hiệu lực giới hạn khi nó được ban hành theo một quy trình công khai, minh bạch. Khi những giới hạn trong tương lai đối với nhà cầm quyền được bàn thảo, phê chuẩn một cách rộng rãi, nhà cầm quyền tự nhiên bị giới hạn theo hai nghĩa. Thứ nhất, sự thảo luận rộng rãi của cộng đồng đối với những giới hạn đó sẽ là một hình thức để làm rõ đối với nhà cầm quyền về những giới hạn mà họ sẽ tuân thủ. Thứ hai, sự thảo luận rộng rãi của cộng đồng trong quy trình lập hiến cũng là một dịp để giáo dục dân chúng về các giá trị hiến pháp, và chính sự giáo dục này lại c�� hiệu lực giới hạn đối với nhà cầm quyền: khi dân chúng nhận thức được các giá trị hiến pháp, nhà cầm quyền không thể tùy tiện hành động.

    Đến đây, xin trở lại đề xuất trước đây của chúng tôi về triệu tập Hội nghị Hiến pháp để thảo luận những nội dung hiến pháp sửa đổi và tổ chức trưng cầu dân ý để phê chuẩn các điều khoản hiến pháp được sửa đổi. Có thể có ý kiến phản đối rằng, Hội nghị Hiến pháp hay trưng cầu dân ý chỉ là những vấn đề thuộc về kỹ thuật, thủ tục của quy trình lập hiến và không hẳn là khi có Hội nghị Hiến pháp hay trưng cầu dân ý, hiến pháp sẽ tốt hơn. Đúng vậy, để viết ra một hiến pháp hay, phản ánh đầy đủ những giá trị hiện đại theo một kỹ thuật soạn thảo tiên tiến nhất, một Ủy ban các chuyên gia hiến pháp sẽ thích hợp hơn là Hội nghị Hiến pháp hay trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, một hiến pháp được xây dựng theo cách này có thể sẽ không phản ánh những gì cộng đồng đang mong muốn, và quan trọng hơn sẽ không có hiệu lực giới hạn. Khi đề nghị triệu tập Hội nghị Hiến pháp và phê chuẩn toàn dân đối với hiến pháp sửa đổi, chúng tôi muốn nói đến ý nghĩa minh bạch hóa hiến pháp và giáo dục hiến pháp, và do đó, ý nghĩa của những việc làm này đối với việc xây dựng một chính quyền hợp hiến. Hội nghị Hiến pháp và trưng cầu dân ý là những con đường quan trọng để làm minh bạch các giá trị hợp hiến đối với nhà cầm quyền và để giáo dục hiến pháp, hay chính xác hơn là giáo dục các giá trị hợp hiến đối với tất cả các thành viên của cộng đồng. Khi các giá trị hợp hiến trở nên minh bạch đối với nhà cầm quyền, và khi dân chúng nhận thức rõ về các giá trị hợp hiến, quyền lực bước đầu sẽ được kiểm soát.

    (1) Xem: Jay M. Shafritz, Từ điển về Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà N���i, 2002 tr. 229.

    (2) Xem “Chủ nghĩa hợp hiến và các nền dân chủ đang nổi lên” (nguyên tác: “Constitutionalism and Emerging Democracies”), Tư liệu dịch của Phòng Thông tin - văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ.

    (3) Louis Henkin, “A New Birth of Constitutionalism” (1993) 14 Cardozo Law Review 534.

    (4) Charles Howard McIlwain, Constitutionalism: Ancient and Modern (Clark, New Jersey: The Lawbook Exchange, Ltd, 2005), p. 24.

    (5) Charles Howard McIlwain, tlđd, tr. 24.

    (6)Scott Gordon, Controlling the State: Constitutionalism from Ancient Athens to Today (Cambridge, Massachusetts, and London, England: Harvard University press, 1999), p. 5.

    (7) C.H McIlwain, Constitutionalism and the Changing World (Cambridge: Cambridge University Press, 1969), p. 244.

    (8)Carl J. Friedrich, Constitutional Government and Democracy (Boston, New York, Chicago, Atlanta, Dallas, Columbus San Francisco, Toronto, and London: Ginn and Company, 1950), p. 26.

    (9) Carl J. Friedrich, tlđd, tr. 123.

    (10) Carl J. Friedrich, tlđd, tr. 123.

    (11) A.V.Dicey, Introduction to the Study of Law of the Constitution (London: MacMillan and Co., Limited, 1920), p. 22

    (12) A.V.Dicey, tlđd, tr. 23-24.

    (13)Vernon Bogdanor, “Britain: The Political Constitution” trong Vernon Bogdanor (ed), Constitution in Democratic Politics (England: Gover Publishing Company Limited, 1988), p. 56.

    (14)Christopher Tiedeman, the Unwritten Constitution of the United States: a Philosophical Inquiry into the Fundamentals of American Constitutional Law (New York: William S.Hein& Co., Inc, 1974).

    (15) See Michael S. Moore, “Do We have an Unwritten Constitution?” (1989) 63 Southern California Law Review 137.

    (16) Thomas C.Grey, “Do We have an Unwritten Constitution?” (February 1975) 27 Stanford Law Review 16.

    (17) Charles Howard McIlwain, tlđd, tr. 24; Scott Gordon, tlđd, tr. 5.

    (18)Craham Walker, “The Idea of Nonliberal Constitutionalism” trong Ian Shapiro and Will Kymlicka (eds), Nomos XXXIX: Ethnicity and Group Rights (New York and London: New York University Press, 1997), pp.164-165.

    (19) Craham Walker, tlđd, tr. 164-165.

    (20)Về diễn tiến của chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam theo khuynh hướng: du nhập, thịnh, thoái trào, tái sinh, chúng tôi đã phân tích trong: Bùi Ngọc Sơn, Chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12 (259), 2009, tr. 12-24.

    (21)Xem Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ( ngày 20/4/2010), tr. 33 

    (22) Craham Walker, tlđd, p.166-167.

    (23)Craham Walker, tlđd, pp. 166-167; Beau Breslin, The Communitarian Constitution (Baltimore and London: The John Hopkins University Press, 2004), p. 124.

     

    Bùi Ngọc Sơn - NCS Đại học Hồng Kông, giảng viên khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

    (SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

     


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 05/01/2012 08:35:54 SA Cắt bỏ nội dung quảng cáo Cập nhật bởi leminhtruongsunlaw ngày 04/01/2012 03:25:15 CH

    Quý khách có nhu cầu tư vấn pháp luật, Hãy liên hệ trực tiếp với Chúng tôi:

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ (24h/7):19006816

    Gửi câu hỏi trực tiếp qua Email: contact@sunlaw.com.vn

    Tham khảo thông tin pháp lý website : http://www.sunlaw.com.vn

    Copyright © SUNLAW FIRM

     
    Báo quản trị |  
  • #164790   12/02/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Góp một số ý kiến cá nhân,làm cho topic thêm rôm rả:
    Hiến Pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất,nhưng tron thực tiễn,các nghị đinh,thông tư lại có giá trị sử dụng cao hơn..Khác hẳn với các nước Mỹ,Pháp chưa sửa đổi Hiến Pháp lần nào..
    Theo lộ trình thì 2015 Sẽ sửa đổi hiến pháp ,những nội dung gì sẽ được đề cập tới(Luật biểu tình?) có được thêm vào hay không?
    Mong rằng Hiến Pháp sẽ đúng tinh thần":Hiến Pháp là sản phẩm của một  thế hệ trong một thời đại nhất đinh"Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân"
    Điều 2 (Hiến Pháp Hiện Hành)
    Cập nhật bởi trinhlan_sgulaw ngày 12/02/2012 09:46:53 CH

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trinhlan_sgulaw vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (13/02/2012) daonhan (16/05/2012)
  • #165510   15/02/2012

    YKHOAHOPNHAN
    YKHOAHOPNHAN

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 1 lần


    chào duyhieunt mình rất đông ý về việc thay đổi hiến pháp và ý 1 và  3 của bạn, theo mình hdnh 3 cấp là cồng kềnh nhưng hđnd cấp xã là cấp trực tiếp làm việc với nhân dân nên theo mình rât quan trọng nên không thể bỏ, mình nghĩ nếu bỏ thì nên bỏ hđnd cấp huyện vì đây là cấp trung gian không cần thiết. cảm ơn và chúc bạn thành công.
     
    Báo quản trị |  
  • #166128   17/02/2012

    Dat_gia
    Dat_gia

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


     #ff0000;"> #ff0000;">#ff0000;">T#0070c0;">#ff0000;">hay đổi hiến pháp nói chung là việc vô cùng quan trong đối với đât nước. tuy nhiên ở nước ta lại không khó cho lắm. có thay hay không là tùy ở Đại hội Đảng quyết định. đất nước ta đang ngày càng đi lên về kinh tế lẫn cuộc sống tinh thần, vì vậy thay đổi Hiến pháp theo tôi là việc nên làm để phù hợp với tình hình của đất nước, và điều quan trọng nhất là Đảng hãy lắng nghe và tiếp thu nhiều hơn tiếng nói của nhân dan mà đặc biệt là Tri thức#0070c0;">.
     
    Báo quản trị |  
  • #167387   22/02/2012

    congtyluatvlg
    congtyluatvlg

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hiến pháp phải như Mỹ ý, dày hơn 1000 trang, và nó vẫn đúng từ thời xưa, rất dân chủ nhứ không như Việt Nam
    --------------------------
    ao cuoi, du lich hong kong, du lich tho nhi ky
     
    Báo quản trị |  
  • #167620   23/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    congtyluatvlg viết:
    Hiến pháp phải như Mỹ ý, dày hơn 1000 trang, và nó vẫn đúng từ thời xưa, rất dân chủ nhứ không như Viê%3ḅt Nam
    --------------------------
    ao cuoi, du lich hong kong, du lich tho nhi ky


    Nói cho đúng bạn ơi, tôi đang có bản Hiến pháp Mỹ trong tay đây này. Còn các thành viên khác có thể hỏi ông google sẽ thấy nó không đúng như bạn nói đâu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #172012   15/03/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Mình có một ý kiến nhỏ thế này
    Việc thay đổi HP là việc chắc chắn phải làm và làm càng chuẩn càng sát với thực tế đảm bảo công bằng xã hôi-tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế nước nhà.Đó là 2 mục đích quan trọng nhất.Nhưng cho dù nhà viết luật có hay đến đâu đi chăng nữa mà chúng ta lại quên đi việc tuyên truyền giáo dục luật pháp cho nhân dân thì mọi thứ họ làm là vô nghĩa.Trong bao nhiêu năm qua gần như là từ HP 1946 ra đời đến nay đã có 4 bản Hp ra đời nhưng thử hỏi người dân có nắm bắt được đến đâu ?.hầu hết nhưng người dân ở nông thôn đều không hiểu luật từ đó mới sinh ra tệ nạn tham những và chuyện quan bắt nạt dân.Cho nên làm việc gì cũng phải làm triệt để và phải đạt được kết quả.Cung giống như giao thông đô thị bây giờ nào là đổi giờ học,phân luồng giao thông....Nhưng cái gốc chính là ở công tác quản lý,ý thức người tham gia giao thông.Đó mới là cốt lõi của vấn đề.Đừng chạy theo thành tích mà quên đi cái gốc của vấn đề.Mà hàu như các vấn đề ở Việt Nam đều là các vấn đề muôn thuở không có lời giải..
    Thân

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #172261   15/03/2012

    trinhlan_sgulaw
    trinhlan_sgulaw
    Top 150
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (550)
    Số điểm: 5959
    Cảm ơn: 400
    Được cảm ơn 289 lần


    Những bức xúc mà bạn nêu.
    Có lẽ  còn nhiều vấn đề bức xúc nữa.
    Hi vọng,Hiến Pháp sắp tới sẽ có tính hiện thực,đi sâu vào đời sống của người dân.

    Trịnh Lan

    trinhlan0502@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #178103   12/04/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Việc sửa có lẽ vẫn sẽ phải sửa nhưng theo mình nghĩ có khi đến khi sửa HP lần tiếp theo thì một phần lớn bộ phận người dân vẫn chưa biết HP là gì và nó quy định cái gì.Đôi khi chúng ta cứ mải mê tìm kiếm những cái xa vời mà quên đi thực tại.Có những người tạo ra HP nhưng có ai thèm quan tâm đến việc HP có đến được với người dân đâu.Theo như mình biết đại bộ phận người dân ở nông thôn có hiểu biết rất ít về pháp luật nếu như không muốn nói là không biết.Cho nên chúng ta cũng nên quan tâm đến việc giáo dục,tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân.Và sự đầu tư và pháp luật trong giáo dục vẫn là bền vững mà tốt nhất.Một sự thật là gần như tất cả những người làm kinh tế giỏi đều lắm rất chắc về luật pháp.Kinh tế và luật pháp có quan hệ mật thiết với nhau.Vì vậy việc tuyên truyền về pháp luật cho người dân cần được quan tâm hơn nữa.
    Ngoài ra trong HP nên có quy định chi tiết hơn và mạnh tay hơn đối với quyền hạn của các vị trí trong bộ máy nhà nước có thể là hạn chế quyền lực của họ hoặc cần có sự kiềm chế quyền hạn của họ hơn nữa.Tránh vấn đề tham nhũng và lạm dụng quyền hạn,vấn đề mà đã trở thành bệnh của người Việt Nam đặc biệt là cán bộ,công chức.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #178112   12/04/2012

    xautraidatinh
    xautraidatinh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2012
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 8 lần


    việc sửa đổi hiến pháp theo mình cũng chủ yếu dựa trên nền tảng cũ vì nó đã xây dự khối nền tảng xã hội cũng đã lâu rồi tuy nhiên cần tham khảo kĩ lưỡng hp 46 vì thấy có nhiều điểm phù hợp hơn về quyền lớn của nhân dân mà các bản hiến pháp khác đã ko đề cập hay bỏ mất cái quyền ấy,ví dụ là như thế còn việc tuyên truyền vè hiến pháp thứ nhất đã công việc cần làm triệt để để nhân dân hiểu rõ tinh thần của nhà nước của dân do đân vì dân ta:))
    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 13/04/2012 07:59:22 SA

    HÃY SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

    tri thức được hình thành trong tĩnh lặng,tính cách được tạo nên từ bão táp

     
    Báo quản trị |  
  • #183743   07/05/2012

    value_that
    value_that

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc thay đổi hiến pháp để phù hợp hơn là điều cần thiết nhưng vấn đề là thay đổi cho phù hợp và người dân cũng cần phải nắm rõ luật, điều này phụ thuộc vào sự tuyên truyền của nhà nước về luật pháp với người dân
    #edf5f6;" href="http://www.thulambeauty.com/1700000/giam-beo-tao-phom-dang.html">giam beo#edf5f6;" href="http://www.thulambeauty.com/2500000/phau-thuat-tham-my-va-tu-van.html">phau thuat tham my#edf5f6;" href="http://www.thulambeauty.com/2000000/tri-nam-tan-nhang.html">tri nam tan nhang#edf5f6;" href="http://www.thulambeauty.com/1600000/triet-long-vinh-vien-cong-nghe-moi.html">triet long vinh vien
     
    Báo quản trị |  
  • #185862   15/05/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa XI đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội, tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

    Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu khách quan, cần thiết
    Thứ nhất, về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong nhấn mạnh, đây là một nội dung rất lớn, đặc biệt quan trọng của Hội nghị lần này. Trung ương đã thảo luận, tranh luận rất sôi nổi, thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm…
    Đến nay, Hiến pháp năm 1992 đã đi qua chặng đường 20 năm. Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); có nhiều vấn đề mới được đặt ra, có những quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp.
    Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết. Tuy nhiên, sửa đổi, bổ sung những gì và như thế nào, đòi hỏi phải có quan điểm và phương pháp tư tưởng đúng đắn, khoa học, biện chứng, xuất phát từ yêu cầu phát triển và thực tiễn của đất nước.
    Tại Hội nghị lần này, Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, cơ bản tán thành nhiều nội dung của Báo cáo và Tờ trình. Đồng thời tiếp tục nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm, phải có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng; tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn.
    Các đề xuất sửa đổi, bổ sung phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.

    Trích đăng từ báo điện tử chinhphu.vn
     
    Báo quản trị |  
  • #185873   15/05/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

    Hội nghị cũng thảo luận một số vấn đề về chính sách xã hội và tiền lương từ nay đến năm 2020. Về chính sách xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu, trong thời gian tới, phải nghiêm túc quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, coi việc không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và là trách nhiệm của toàn xã hội.

    Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn; đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.

    Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, Trung ương yêu cầu, trong năm 2012 - 2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay.

    Ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá X). Nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khoá XI)…

    Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013 - 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương, thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thành công tốt đẹp. Trung ương đã thống nhất cao ban hành các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 2003; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới một số chính sách xã hội và tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, tất cả những quyết định này đều rất quan trọng, liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

    “Tôi đề nghị ngay sau Hội nghị này, mỗi chúng ta, tuỳ theo vị trí công tác của mình, cần phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp uỷ và chính quyền lãnh đạo và tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này cùng các nghị quyết khác của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ; bảo đảm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

    Theo nguồn chinhphu.vn

     
    Báo quản trị |