Hướng Dẫn Khởi Nghiệp Với Nghề Luật sư

Chủ đề   RSS   
  • #450156 22/03/2017

    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Hướng Dẫn Khởi Nghiệp Với Nghề Luật sư

    Phần 1: Hướng dẫn viết thư xin thực tập và soạn sơ yếu lý lịch (CV)

    1. Thư xin thực tập cần có nội dung gì?

    Bạn cần trình bày một cách sơ lược sự hiểu biết của bạn về văn phòng luật, công ty luật mà bạn dự định thực tập để chứng tỏ sự quan tâm của bạn đối với tổ chức này. Bạn cũng nên giải thích một cách hợp lý (không cường điệu) lý do tại sao bạn muốn trải qua kỳ thực tập, làm việc cũng như nói cho tổ chức này biết lĩnh vực pháp luật chuyên môn bạn dự định sẽ theo đuổi trong tương lai.

    2. CV cần có nội dung gì

    Bạn cần soạn một bản CV chi tiết, liệt kê trình độ học vấn, các thành tích nổi bật, những hoạt động đội nhóm, phong trào, đoàn thể mà bạn đã tham gia tại trường đại học và kinh nghiệm của bạn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
    Nếu bạn dự định nộp vào văn phòng luật sư, công ty luật có khách hàng là người nước ngoài thì bạn nên soạn CV bằng tiếng Anh.

    3. Bảy lỗi phổ biến sinh viên thường mắc phải khi nộp hồ sơ xin thực tập

    Thứ nhất, gửi hồ sơ không đúng người có thẩm quyền

    Thứ hai, gửi hồ sơ cho nhiều tổ chức hành nghề nhưng không xóa thông tin riêng của từng tổ chức hành nghề

    Thứ ba, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong hồ sơ.

    Thứ tư, gửi hồ sơ bằng tiếng Việt cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

    Thứ năm, gửi hồ sơ qua email mà lại không có thư chào hỏi bằng email bên ngoài (cover letter)

    Thứ sáu, gửi 1 email cho nhiều tổ chức hành nghề luật sư một lúc

    Thứ bảy, trang trí hồ sơ quá sặc sỡ, nhiều màu, thiếu sự nhất quán, đồng bộ..

     

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    7683 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450157   22/03/2017

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Phần 2: Lời khuyên hữu ích khi bạn tham gia phỏng vấn xin thực tập/làm việc tại văn phòng, công ty luật

    1. Bạn nên tham khảo qua các thông tin về tổ chức hành nghề mà bạn chuẩn bị phỏng vấn thông qua website của tổ chức này và/hoặc thông tin có trên mạng internet

    2. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng một số câu trả lời khi bạn được chất vấn trong buổi phỏng vấn.

    3. Bạn nên ăn mặc lịch sự, sạch sẽ, gọn gàng khi đi phỏng vấn. Ví dụ bạn nên mặc áo sơ mi dài tay dành cho nam, váy dành cho nữ, tránh đi dép lê. Bạn cũng nên kiểm tra yêu cầu của tổ chức mời phỏng vấn có yêu cầu trang phục không.

    4. Bạn nên tắt hoặc để điện thoại chế độ im lặng trong suốt buổi phỏng vấn.

    Một số câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi ứng viên:

    1. Tại sao bạn lại chọn văn phòng, công ty luật của chúng tôi để thực tập/làm việc?

    2. Bạn biết gì về quy trình tuyển dụng thực tập sinh, nhân viên của chúng tôi?

    3. Bạn có biết văn phòng, công ty luật của chúng tôi có thế mạnh trong lĩnh vực ngành nghề nào không?

    4. Theo đánh giá riêng của bạn thì bạn sẽ làm được những gì giúp văn phòng, công ty luật của chúng tôi trong thời gian thực tập/làm việc.

    5. Đối với vị trí thực tập sinh: Nếu chúng tôi mời bạn ở lại làm việc cho chúng tôi sau thời gian thực tập, theo bạn yếu tố nào từ bạn có thể thúc đẩy chúng tôi ra quyết định như vậy

    Đối với vị trí nhân viên: Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm quen và bắt nhịp với công việc tại tổ chức của chúng tôi.

    6. Bạn có mong muốn gì khi thực tập/làm việc tại văn phòng, công ty luật của chúng tôi.

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #450158   22/03/2017

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Phần 3: Nên làm việc cho công ty luật nước ngoài hay công ty luật danh tiếng trong nước

    Thực tế thì không có một nơi làm việc nào được xem là lý tưởng và  hoàn hảo tuyệt đối cho bạn để thực tập hoặc làm việc. Để bạn có cái nhìn khách quan, xin vui lòng xem bảng phân tích dưới đây:

    Tiêu chí

    Công ty luật nước ngoài

    Công ty luật Việt Nam danh tiếng

     

    Thuận lợi

    - Hưởng chế độ đào tạo bài bản từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đào tạo dựa trên công việc cụ thể (on-the-job-training) và đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, đào tạo kỹ năng mềm (soft skill training courses)

     

    - Giúp định hướng phát triển tư duy theo phong cách phương Tây.

     

     

     

    - Được giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp, khách hàng bằng tiếng Anh

     

    - Được tham gia các giao dịch có giá trị lớn, tính phức tạp cao, có tính chất xuyên quốc gia

     

    - Thường thì bạn được trả lương cao hơn các công ty luật trong nước từ 10-20%

     

    - Thường có chính sách đào tạo dài hạn để phát triển đội ngũ kế thừa cho công ty trong tương lai, bao gồm kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư.

     

     

     

    - Bạn cũng được các luật sư hàng đầu Việt Nam (đã có kinh nghiệm làm việc tại tổ chức nước ngoài) định hướng tư duy pháp lý.

     

    - Được giao tiếp, trao đổi công việc với khách hàng bằng tiếng Anh

     

     

    - Được tham nhiều giao dịch khó, phức tap, có giá trị lớn, tính phức tạp cao. Có tương tác với nhiều luật sư của các hãng luật trong và ngoài nước.

     

     

     

    Bất lợi

    - Họ thường có khuynh hướng chuyên môn hóa bạn, tức là tập trung giúp bạn làm thật tốt một loại công việc hoặc một phần của một loại công việc nhất định. Về cơ bản điều này là tốt tuy nhiên nó sẽ là bất lợi cho bạn nếu sau này bạn muốn đứng ra thành lập một tổ chức hành nghề luật sư riêng

     

    - Bạn thường không được đào tạo để trở thành nhân sự cấp cao để giữ các vị trí quản lý hoặc đồng sở hữu công ty họ. Do vậy, đôi khi con đường nghề nghiệp của bạn chỉ dừng lại ở một cấp bậc nhất định mà không thể nào tiến lên cao nhất trong nghề luật.

    - Trong một chừng mực nào đó thì định hướng tư duy của bạn cũng theo kiểu Việt Nam, chỉ bó hẹp trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này là hạn chế lớn khi bạn phải tham gia các giao dịch phức tạp và có liên quan đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau.

     

     

     

    - Thu nhập thường không cao bằng làm việc cho công ty luật nước ngoài.

     

    Cập nhật bởi letrongthem ngày 22/03/2017 03:27:54 CH

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #450159   22/03/2017

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Phần 4: 10 Lợi Ích To Lớn Khi Thực Tập Tại Các Hãng Luật

    Một định kiến đã tồn tại từ lâu khi nói đến chương trình thực tập sinh là nói đến các công việc việc pha trà, dọn văn phòng, rửa chén, photo tài liệu, đánh máy…vv. Tư tưởng này làm cho không ít các bạn sinh viên ngành luật “dị ứng” hoặc “tẩy chay” với các chương trình thực tập sinh mà nhiều hãng luật chào mời các bạn. Có lẽ điều này không còn đúng nữa, khi mà các hãng luật đang phải “đãi cát tìm vàng” để tìm kiếm nhân tài cho mình. Hiện nay, nhiều hãng luật trong và ngoài nước đã tích cực chủ động liên hệ để quảng bả chương trình thực tập sinh đến các bạn sinh viên của các trường luật ví dụ như chương trình ngày ULawCareer day của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 27/3/2016 hay gần đây 8/10/2016 của Trường Kinh tế Luật tổ chức ngày hội tuyển dụng Careerday thì không có lý do gì lại tuyển thực tập sinh vào làm những công việc của nhân viên hành chính như trên.

    Ngoài ra, cũng có một số quan điểm khác cho rằng các hãng luật tuyển dụng thực tập sinh để bóc lột sức lao động của các bạn khi đa phần các hãng luật không trả lương cho các thực tập sinh. Thành thực mà nói, phần lớn công việc mà thực tập sinh tham gia cùng các anh chị luật sư đi trước, thì vai trò của thực tập sinh chỉ là để “biết việc” và “học việc” mà thôi, chứ hãng luật không coi trọng và sử dụng các kết quả của các sản phẩm này. Mục đích chính và đôi khi là duy nhất khi các hãng luật tuyển dụng thực tập sinh là tìm kiếm nguồn nhân lực tiềm năng cho vị trí nhân viên chính thức sắp tới của mình. Phần lới nhà tuyển dụng cho rằng việc tìm kiếm nhân viên thông qua chương trình thực tập sinh luôn cho kết quả tuyển lựa chính xác hơn việc tổ chức phỏng vấn tuyển dụng và thử việc.

    Chính vì vậy, bài viết dưới đây làm rõ hơn các lợi ích thiết thực và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp tương lai sau này của các bạn sinh viên tham gia chươn trình thực tập sinh tại hãng luật.

    1. Cơ hội tốt để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mìnhco-hoi-viec-lam

    Thông thường các yêu cầu đối với thực tập sinh thường không khắt khe và đòi hỏi cao như nhân viên chính thức của một hãng luật. Do vậy nếu bạn chiến thắng ở vòng tuyển dụng thực tập sinh thì bạn đã có hơn 70% cơ hội so với các ứng viên khác khi mong muốn được hãng luật nhận mình làm nhân viên chính thức. Bởi lẽ các ứng viên khác không có nhiều cơ hội và thời gian để thể hiện bản thân họ, trong khi đó thực tập sinh thường có từ 3 đến 6 tháng để thể hiện năng lực bản thân qua các công việc cụ thể.

    2. Tích lũy kinh nghiệm qua các vụ việc, hồ sơ thực tế của khách hàng

    Kinh nghiệm là điều có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các bạn sinh viên khi chuẩn bị tốt nghiệp. Với hệ thống đào tạo pháp lý hiện nay của nước ta, việc “học đi đôi với hành” vẫn còn hạn chế rất lớn so với hệ thống giáo dục hiện đại khác. Vì vậy, khi sinh viên ngành luật được “hành” trên các công việc cụ thể của khách hàng sẽ giúp cho các bạn tích lũy được vốn sống, vốn nghề để tự tin hơn trong tương lai nghề nghiệp của mình.

    Nếu ví nghề luật tương tự như nghề y thì bác sĩ có nhiệm vụ phải chẩn đoán bệnh cho người bệnh thì luật sư cũng là một vị “bác sĩ” để chẩn đoán vấn đề pháp lý của khách hàng cần được xử lý là gì. Sinh viên y khoa phải tham gia rất nhiều buổi thực tập tại các bệnh viện thì không lý gì sinh viên luật khoa lại thờ ờ với việc thực tập tại các hãng luật. Kinh nghiệm thông qua các vụ việc cụ thể mới có thể giúp sinh viên luật hiểu được về nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như phạm vi công việc mà luật sư có thể hỗ trợ khách hàng được.

    3. Bước đầu chuyển các kiến thức đã học thành kỹ năng nghề nghiệp

    Về cơ bản, phần nhiều thời gian trong chương trình giảng dạy tại các trường luật của Việt Nam đang đi theo hướng dạy luật nội dung của các văn bản luật cụ thể thay vì dạy cho sinh viên phương pháp luận và tư duy pháp lý để hành nghề. Trong khi đó một vấn đề pháp lý của khách hàng có thể phải vận dụng tổng hợp rất nhiều văn bản luật nội dung để có thể đưa ra ý kiến giải đáp. Vì vậy việc thực tập có ý nghĩa tích cực để bù đắp lỗ hổng về đào tạo hiện nay. Sinh viên tham gia chương trình thực tập sinh có cơ hội được được thử vận dụng những kiến thức đã học để xử lý công việc cụ thể của khách hàng.

    4. Rèn luyện được kỹ năng mềm

    Để cho ra các sản phẩm pháp lý đáp ứng ky-nang-memyêu cầu về chất lượng và thời hạn thực hiện, những người hành nghề luật cần phải có trong tay rất nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng sử dụng các phần mềm (ví dụ như Microsoft office), ngoại ngữ, giao tiếp hiệu quả, thuyết trình truyền cảm, đặt câu hỏi tạo ảnh hưởng, làm việc nhóm,…vv

    Chi khi có công việc cụ thể và thời gian phải hoàn thành, bạn mới nhận ra sự cần thiết và cách thức để bổ sung và hoàn thiện kỹ năng mềm hiện có của bạn.

    5. Tích lũy kinh nghiệm sống

    Khách hàng tìm đến luật sư thường là trong tình huống gặp khó khăn hoặc thắc mắc về vấn đề pháp lý nào đó. Vì vậy, những người hành nghề luật thường được mọi người tìm đến để nhờ tư vấn hoặc cho một lời khuyên nào đó. Các bạn sinh viên khi tiếp cận với các yêu cầu của khách hàng có thể hiểu hơn về những vấn đề của cuộc sống mà rất nhiều người đang phải đối mặt. Dần dần, bạn có thể thu thập nhiều vốn sống quý giá cho bản thân mình để có cách hành xử trong cuộc sống phù hợp và khôn ngoan hơn.

    6. Xây dựng được mối quan hệ trong giới làm nghề luật

    Thời gian thực tập sinh cho bạn cơ hội tiếp cận với nhiều anh chị luật sư đi trước, hãy tranh thủ cơ hội này để xây dựng mối quan hệ với họ. Bạn sẽ có lợi thế trong hành nghề nếu bạn xây dựng được một mạng lưới làm việc (networking). Các mối quan hệ trong thời gian thực tập sinh sẽ giúp bạn có những người chỉ dạy, dẫn dắt bạn vào nghề nhanh hơn và thuận lợi hơn. Những người bạn, người anh chị bạn quen biết trong thời gian tập sự có thể chia sẻ cho bạn con đường nào là thuận lợi để bán đi hoặc cảnh báo bạn những điều không nên làm.

    7. Bổ sung bản lý lịch chuyên môn của bkinh-nghiem-lam-viecjpgạn

    Kinh nghiệm làm việc thường là trở ngại của nhiều ứng viên là tân cử nhân luật. Do vậy việc ghi nhận một nơi nào đó bạn đã từng làm thực tập sinh cũng như kinh nghiệm bạn có trong khoảng thời gian này là một lợi thế lớn của bạn so với những bạn bè đồng trang lứa. Theo chính sách của một số hãng luật, bạn có thể có được một thư giới thiệu hoặc một bản nhận xét tốt về quá trình bạn thực tập để bạn có thể nộp cùng hồ sơ ứng tuyển ở nhà tuyển dụng khác.

    8. Rèn luyện sức khỏe và làm quen với áp lực công việc

    Khối lượng công việc cũng như khung giờ làm việc tại các hãng luật thường kéo dài hơn 8 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, các chương trình đào tạo không yêu cầu bạn phải làm việc liên tục như vậy. Vì vậy thông qua các khoảng thời gian làm thực tập sinh bạn có thể rèn luyện dần dần đồng hồ sinh học của bạn để thích nghi với môi trường mới này. Ngoài ra, các yêu cầu công việc pháp lý thường đòi hỏi bạn xử lý nhanh và nhiều việc cùng đến một lúc, thời gian thực tập sinh sẽ làm một bước đệm để bạn có thể làm quen với các áp lực công việc trước khi bắt đầu sự nghiệp với nghề luật của mình.

    9. Cải thiện tâm lý trước khi chính thức đi làm

    Nhiều bạn thường có tâm lý lo lắng, hồi hộp và tò mò không rõ văn phòng làm việc của các hãng luật có những gì. Việc giao tiếp và ứng xử trong công việc tại hãng luật nên hành xử theo cách nào và nhiều câu hỏi về mặt tâm lý khác sẽ là một áp lực cho bạn nếu bạn không trải qua thời gian thực tập sinh. Khoảng thời gian thực tập sinh sẽ giải đáp cho bạn môi trường làm việc là như thế nào và mình có thích hợp với môi trường đó không hay mình nên làm một nghề khác. Hãy trải nghiệm thời gian thực tập sinh để vững vàng tâm lý bước vào nghề bạn nhé.

    10. Hưởng lợi từ các chương trình đào tạo nội bộ của hãng luật

    Vì mục tiêu trên hết của các hãng luật là tuyển dụng thực tập sinh làm nguồn nhân lực tiềm năng trong mùa tuyển dụng sắp tới của mình do vậy đa phần các hãng luật đều có một chương trình đào tạo nội bộ cho các thực tập sinh. Bên cạnh đó, thực tập sinh còn được tham dự các buổi đào tạo định kỳ cho toàn bộ nhân viên. Đây cũng là cơ hội quý giá để bạn có thể cải thiện và nâng cao được kiến thức và kỹ năng của mình.

    Thay cho lời kết: trên cơ sở cân nhắc 10 các lợi ích bạn nhận được khi tham gia kỳ thực tập sinh mà mình chia sẻ trên đây hy vọng bạn có thể đưa ra một quyết định chính xác cho sự nghiệp tương lai của mình. Mình cũng đã tham gia kỳ thực tập sinh khi làm luận văn tốt nghiệm và thấy rằng nó có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp hành nghề luật của mình cho đến hiện nay. Chúc bạn thành công.

     

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #450160   22/03/2017

    letrongthem
    letrongthem

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 31 lần


    Phần 5: Mười Công Việc Luật Sư Nội Bộ Nên Làm

    Những năm gần đây nghề luật sư nội bộ đã phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp đã chủ động thành lập bộ phận pháp chế hoặc tuyển luật sư để thực hiện các công việc pháp lý. Xu hướng này cũng kéo theo sự dịch chuyển một số lượng lớn các luật sư đang làm việc cho các hãng luật quyết định đầu quân cho doanh nghiệp.

    Bên cạnh những luật sư nội bộ rất thành công với vai trò mới, cũng có không ít đồng nghiệp khi chuyển sang môi trường làm việc mới này đã gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại doanh nghiệp. Các khó khăn chủ yếu là khối lượng công việc khá nhiều, yêu cầu giải quyết gấp, liên tục phải trả lời điện thoại và email từ rất nhiều người, phải đi công tác thường xuyên…vv. Trong khi đó luật sư nội bộ còn phải phụ trách thêm nhiều công việc liên quan khác như kiểm soát tuân thủ, thư ký công ty, quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước…vv. Không ít trong số các luật sư đi ra từ hãng luật đã phải từ bỏ doanh nghiệp và quay lại chốn cũ. Vì vậy, tôi quyết định viết bài này để chia sẻ với các bạn về những công việc bạn nên làm khi hành nghề luật sư nội bộ cho doanh nghiệp.

    Thứ nhất: Xây dựng dữ liệu về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

    Nếu bạn là luật sư của một tập đoàn hoặc công ty mẹ hiện đang sở hữu cả chục công ty con và các công ty liên kết. Việc phải nhớ các thông tin của từng công ty để thực hiện các công việc pháp lý có thể làm bạn đau đầu và đôi khi bị lẫn lộn. Lời khuyên cho bạn là hãy chuyển thể các giấy phép, tài liệu pháp lý của các công ty này thành một hệ thống dữ liệu và lưu chúng dưới dạng bản mềm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu, sử dụng và quản lý hồ sơ pháp lý của công ty mình hơn.

    May mắn thay, hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ bạn xây dựng dữ liệu này một cách nhanh chóng và dễ dàng sử dụng. Nếu như bạn muốn thể hiện cấu trúc của tập đoàn, công ty me dưới dạng sơ đồ thì các phần mềm như Visio (Microsoft), WBS (Work Breakdown Structure) hoặc Mindmap có thể giúp cho bạn. Nếu bạn muộn sử dụng các thông tin dữ liệu ở dạng có thể lọc và quản lý theo tiêu chí và dễ dàng copy khi soạn thảo thì bạn có thể sử dụng excel (Microsoft).

    Việc xây dựng dữ liệu hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp còn giúp bạn dễ dàng báo cáo tình hình pháp lý của doanh nghiệp cho cấp trên, cung cấp thông tin cho nhân viên pháp lý mới hoặc bàn giao cho đồng nghiệp mới các công việc của mình. Đây là công việc vất vả ở những lần đầu thực hiện nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình làm việc.

    Thứ hai: Xây dựng lòng tin về bạn và đội nhóm của bạn

    Phần lớn các công việc pháp lý nội bộ là ý kiến tư vấn của bạn và đội nhóm của bạn gửi đến chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo của công ty và đồng nghiệp ở các phòng ban khác. Ý kiến tư vấn của bạn sẽ hữu dụng nếu người tiếp nhận tin tưởng và thực hiện theo ý kiến tư vấn của bạn. Vì vậy việc xây dựng lòng tin của những vị khách hàng nội bộ này là việc làm đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên thực hiện trước.

    Bạn có thể lấy được niềm tin của họ như thế nào? Bạn cần phải cung cấp cho những vị khách này các ý kiến tư vấn vững chắc về chuyên môn, sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp và cung cấp được giải pháp tốt để họ thực hiện. Để làm được điều này bạn phải xây dựng các giá trị cốt lõi của bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Một trong những hành động đó là việc thượng tôn pháp luật, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức ứng xử hành nghề luật sư và thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc.

    Thứ ba: Xây dựng đội nhóm luật sư nội bộ của công công ty

    Làm việc theo nhóm là một yêu cầu bắt buộc đối với luật sư nội bộ bởi vì các công việc pháp lý hàng ngày của doanh nghiệp là rất nhiều và đòi hỏi bạn phải xử lý nhanh chóng. Một mình bạn thì khó có thể đảm bảo tất cả các công việc được hoàn thành với chất lượng tốt nhất và kịp thời.

    Tùy theo hoạt động kinh doanh của công ty, bạn và nhóm của bạn có thể thảo luận để phân chia người phụ trách từng mảng công việc nhất định. Công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và được xử lý nhanh, hiệu quả hơn nếu nó được thực hiện bởi những người đã được chuyên môn hóa cao. Khi cần sự phối hợp nhóm, các thành viên phải sẵn sàng hỗ trợ nhau cùng thực hiện một mục tiêu chung.

    Ngoài ra việc xây dựng đội nhóm sẽ giúp các thành viên có thể gắn kết, hỗ trợ nhau trong những thời điểm đòi hỏi phải có nguồn lực đủ về số lượng để đảm bảo công việc được xử lý nhanh và hiệu quả.

    Thứ tư: Mua sắm các tiện ích về phần mềm cho luật sư

    Hiện nay việc tra cứu và sử dụng hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn trước đây. Bạn chỉ cần đăng ký mua dịch vụ văn bản pháp luât của một số nhà cung cấp dịch vụ có uy tín trên thị trường như #0000ff;">thuvienphapluat.vn; hoặc #0000ff;">luatvietnam.vn; hoặc #0000ff;">khaitri.vn…vv. Mặc dù bạn cũng có thể tìm kiếm các văn bản pháp luật trên các cổng thông tin của cơ quan nhà nước như #0000ff;">chinhphu.vn hoặc #0000ff;">quochoi.vn nhưng các website này không có chức năng lược đồ cho phép bản kiểm tra mối quan hệ giữa các văn bản, hiệu lực…vv. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ văn bản nêu trên còn có cơ chế cập nhật văn bản mới qua email hoặc tin nhắn điện thoại giúp bạn luôn được cập nhật văn bản pháp luật.

    Các tiện ích về tra cứu văn bản đã giúp bạn tiết kiệm đã khá nhiều thời gian và công sức để hệ thống hóa văn bản cho riêng mình như trước đây từng làm. Ngoài ra bạn cũng có thể mua thêm dịch vụ văn bản tiếng Anh của nhà cung cấp dịch vụ #0000ff;">vietnamlaws.com nếu như cần tham khảo các bản dịch tiếng Anh của văn bản mà bạn cần.

    Thứ năm: Xây dựng danh mục các yêu cầu về tuân thủ pháp luật

    Tùy từng loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác nhau. Với vai trò là luật sư nội bộ, bạn nên xây dựng một bộ danh mục các yêu cầu về tuân thủ pháp luật để bạn theo dõi và thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật.

    Danh mục tuân thủ pháp luật này nên thực hiện theo các tiêu chí sau đây: vấn đề tuân thủ chung cho tất cả các doanh nghiệp như vấn đề lao động, thuế, kế toán, đăng ký doanh nghiệp,…vv sau đó là vấn đề tuân thủ pháp luật đặc thù của doanh nghiệp mình. Danh mục tuân thủ pháp luật này nên được in ấn và trên cơ sở đó rà soát kiểm tra định kỳ và phát hiện kịp thời khắc phục các sai sót nếu có thể. Sau khi xây dựng được danh mục tuân thủ pháp luật bạn cần thông báo và phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện.

    Thứ sáu: Xây dựng hệ thống biểu mẫu chuẩn

    Một trong những công việc chiếm hầu hết thời gian làm việc của luật sư nội bộ là soạn thảo các loại tài liệu pháp lý như hợp đồng, đơn hàng, hồ sơ thầu, công văn, báo cáo…vv. Để tiết kiệm thời gian thực hiện công việc này, bạn nên xây dựng cho mình một hệ thống biểu mẫu chuẩn mực để áp dụng cho các trường hợp tương có tính tự lặp đi lặp lại.

    Việc xây dựng hệ thống biểu mẫu chuẩn cũng giúp bạn kiểm soát được việc áp dụng thống nhất các dạng tài liệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Khi làm được điều này bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian khi phải rà soát và kiểm tra các tài liệu này theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

    Thứ bảy: Tăng cường huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ

    Bạn cũng nên dành một quỹ thời gian nhất định trong năm để tổ chức các buổi huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ cho các phòng ban và những người phải thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý. Việc trang bị kiến thức pháp lý cho các phòng ban sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được thời gian tư vấn các vấn đề đơn giản, cụ thể hàng ngày mà bạn thường phải trả lời qua điện thoại hoặc email.

    Ngoài ra việc huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ pháp luật theo một thể thống nhất, đồng bộ. Có thể ví việc huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ như một công tác truyền thông pháp lý cần phải thực hiện định kỳ.

    Thứ tám: Thực hiện kiểm tra, giám sát các công việc pháp lý

    Hiểu theo nghĩa rộng thì các công việc pháp lý của công ty sẽ do tất các phòng ban thực hiện, ví dụ như là trả lời khiếu nại khách hàng, soạn thảo các hồ sơ thầu, soạn thảo đơn hàng, thực hiện chương trình khuyến mãi…Để đảm bảo các công việc này vẫn “chạy” một cách phù hợp với quy định của pháp luật, bạn cần thường xuyên định kỳ làm công tác kiểm tra quy trình thực hiện, biểu mẫu sử dụng và giúp các phòng ban hiệu chỉnh kịp thời để phòng ngừa rủi ro trước khi rủi ro xảy ra.

    Việc kiểm tra, giám sát các công việc pháp lý này cần truyền thông nó như là một chương trình thường kỳ không nhằm mục đích “vạch lá, tìm sâu” để bắt lỗi hay đổ lỗi cho cá nhân, phòng ban nào mà nó chỉ nhằm mục đích chung là kiểm soát rủi ro pháp lý và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật cho công ty.

    Nếu làm tốt công việc này, bạn sẽ là luật sư đi phòng bệnh thay vì phải bận rộn đi chữa căn bệnh (giải quyết tranh chấp hoặc xử lý hậu quả).

    Thứ chín: Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các hãng luật

    Có những thời điểm hoặc có những công việc, bạn và đội nhóm của bạn không thể nào thực hiện một số công việc pháp lý vì có thể khối lượng công việc quá nhiều hoặc những việc khó và phức tạp mà ban chưa có kinh nghiệm. Vì vậy việc thuê ngoài dịch vụ pháp lý của các hãng luật là điều cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ luật sư của hãng luật cũng đòi hỏi bạn phải biết cách quản lý để đảm bảo chi phí tối thiểu, sản phẩm được cung cấp có chất lượng tốt. Để làm được việc này bạn cần có một kế hoạch trước ví dụ như dự trù ngân sách của năm dành cho việc mua dịch vụ pháp lý, danh sách các hãng luật có đủ năng lực thực hiện, những nội dung, công việc nào cần phải thuê ngoài.

    Để luôn có các hãng luật sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, bạn cần thiết lập sẵn sàng quan hệ đối tác với các hãng luật bằng các hình thức như ký hợp đồng nguyên tắc, thống nhất các nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ. Tổ chức đấu thầu dịch vụ đối với các dự án lớn để đảm bảo tính cạnh tranh về giá và xem xét đầy đủ năng lực.

    Thứ mười: Xây dựng quan hệ tốt đẹp với cơ quan quản lý nhà nước

    Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh nào đó việc thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Tại một số công ty, tập đoàn lớn thường có một bộ phận hoặc có người phụ trách quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, luật sư nội bộ thường kiêm luôn công việc này. Dù bạn có kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm công việc quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước thì luật sư nội bộ cũng nên xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vì luật sư nội bộ sẽ giúp công ty nắm bắt, cập nhật được xu hướng về chính sách pháp luật của nhà nước trong ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. Trong một số trường hợp luật sư nội bộ cũng có thể góp tiếng nói đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực liên quan này.

    Ngoài các công việc luật sư nội bộ nên làm nêu trên, bạn cũng nên tích lũy thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao việc, quản lý công việc hiệu quả, giao tiếp và thuyết trình, huấn luyện (coaching)…vv. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn trong công việc thường ngày của mình.

    Lê Trọng Thêm. Website: http://luatsuletrongthem.com/

    Đóng góp hết sức mình vì một xã hội văn minh hành xử theo luật.

     
    Báo quản trị |