Giám đốc chiếm đoạt tiền công ty

Chủ đề   RSS   
  • #213671 14/09/2012

    haind1977

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giám đốc chiếm đoạt tiền công ty

    Đầu tiên xin gửi lời chào tới ban quản trị và đoàn luật sư tư vấn,

    Tôi xin trình bày vấn đề của tôi như sau: 

    Năm 2007 tôi và 1 người bạn có cùng tham giam với một người nữa để thành lập một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực viễn thông với tỷ lệ góp vốn là tôi và bạn mỗi nguwoif là 10% còn lại 80% do người kia nắm giữ.

    Tói nay sau 5 năm hoạt động, theo số liệu báo cáo mà chúng tôi có thì số lãi đã có vào khoảng 4 tỷ đồng, tuy nhiên hiện nguwoif đứng 80% là Tổng giám đốc kiểm chủ tích HĐQT trây ỳ không tổ chức họp cổ đông, không chia thu nhập cho 2 cổ đông còn lại.

    Tài khoản công ty luôn luôn trống rỗng, có tiền về là bị rút đi. Số tiền này sau đó đem vào đầu tư tại các khoản đầu tư cá nhân của vị giám đốc trên.

    Vậy nhờ đoàn LS tư vấn xem người GĐ trên vi phạm vấn đề gì trong luật doanh nghiệp và 2 người chúng tôi nên làm gì để đòi quyền lợi cho mình.

    Xin chân thành cảm on

     

     
    3921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #214109   17/09/2012

    luatsuduclong
    luatsuduclong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2011
    Tổng số bài viết (456)
    Số điểm: 2576
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 221 lần


    Chào bạn!

    Bạn không cung cấp nội dung Điều lệ Công ty của bạn, theo thông tin mà bạn cung cấp, tôi trả lời như sau:

    I. Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

       "1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây:

         a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

         b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;

         c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

         d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.

       2. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

       3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty".

    * Như vậy, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Tổng giám đốc kiêm chủ tích HĐQT Công ty bạn vi phạm những vấn đề sau:

    1. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo khoản 1 và 2 Điều 97 Luật Doanh nghiệp:

       "Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

       Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính".

    2. Triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị theo khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp: "Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần".

    3. Trả cổ tức theo khoản 2 Điều 93 Luật Doanh nghiệp: "Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty".

    II. Quyền của cổ đông phổ thông theo Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

       "1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

         a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

         b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

         c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

         d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

         đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

         e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

         g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

         h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

       2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

         a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);

         b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

         c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

         d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

         đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

       3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

         a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

         b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

         c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

           Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời ��iểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

       4. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

         a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

         b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử".

    * Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn và cổ đông còn lại cần làm những việc sau:

    - Sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

    - Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm.

    - Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông.

    - Yêu cầu được nhận cổ tức.

    - Thực hiện các quyền khác theo Điều lệ Công ty.

    Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và cổ đông còn lại không được bảo đảm thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp.

    Để được tư vấn cụ thể hơn vui lòng liên hệ luật sư Nguyễn Đức Long, Văn phòng luật sư Đức Tín, ĐT 0988.823.338

    Chúc thành công!

    Cập nhật bởi luatsuduclong ngày 17/09/2012 12:26:38 CH

    Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (024)-3533.5036

    Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

    Website: http://www.luatsuductin.com.vn

    Email: luatsuduclong@gmail.com; luatsuductin@gmail.com

    I. CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ:

    Hoạt động đa dạng chuyên nghiệp trên các lĩnh vực hành nghề Luật sư: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư tranh tụng: Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trong các vụ án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

    2. Luật sư tư vấn pháp luật liên quan đến: Doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, Hình sự, dân sự, đất đai, nhà ở, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động...

    3. Luật sư đại diện thực hiện các thủ tục: Thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, xin cấp sổ đỏ, đính chính sổ đỏ, đo vẽ tách thửa nhà đất, sang tên nhà đất...

    4. Nhận soạn thảo: Hợp đồng, văn bản, đơn từ và các văn bản khác.

    5. Công chứng hợp đồng, giao dịch về chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, chuyển đổi, cho thuê, cho mượn nhà đất và tài sản, uỷ quyền, khai nhận thừa kế, di chúc.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT (liên hệ từ 08h đến 18h hàng ngày):

    1. Đối tượng: Mọi đối tượng.

    2. Hình thức tư vấn: Điện thoại: 0988.823.338 - 024.3533.5036 hoặc Email: luatsuduclong@gmail.com

    III. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ:

    Bào chữa miễn phí cho: Người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và người chưa thành niên không nơi nương tựa.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư NGUYỄN ĐỨC LONG - Văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Mobile: 0988.823.338 - Tel/Fax: (04)-3533.5036.

Địa chỉ: Số 31 ngõ 73, phố Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.