Đồng ý với anh BachthanhDC là có 2 dạng nợ môn; trường luật TP.HCM cũng áp dụng cả hai dạng này (hiện tại không biết sao, nhưng trước đây là 2 dạng).
Riêng về trường hợp được tạm hoãn NVQS thì quan điểm của em trái ngược, đó là tính theo khóa học của nhà trường.
Quy định tại TT 175:
Điều 2. Hướng dẫn khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định38/2007/NĐ-CP
1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ:
.....
b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm:
- Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;
- Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề;
- Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học;
- Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;
- Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.
d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên.
2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
- Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học.
- Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn.
Đến khi tốt nghiệp khóa học chứ không phải là việc tốt nghiệp hay không tốt nghiệp của một vài cá nhân.
Và thực tế BCHQS cũng không chấp nhận trường hợp tạm hoãn khi nợ môn, dù nợ dưới bất kỳ hình thức nào mà khóa học đó của nhà trường đã tốt nghiệp.
Thân./.