Bị phạt nghỉ sớm hay bị sa thải?

Chủ đề   RSS   
  • #487619 21/03/2018

    dtdzung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bị phạt nghỉ sớm hay bị sa thải?

    Xin chào Dân Luật.

    Mình có một vấn đề rất mong được Dân Luật hỗ trợ giải đáp.

    Hiện tại công ty mình có một vài case nhân viên gửi mail xin nghỉ việc. Theo luật thì các bạn ấy sẽ phải nộp đơn trước 45 ngày rồi mới được nghỉ. Nhưng mỗi bạn đều có lý do riêng nên đã tự ý nghỉ trước hạn 45 ngày, mặc dù lý do này chưa được cấp trên đồng ý phê duyệt.

    Hiện tại phòng nhân sự của công ty đang tiến hành xử lý các trường hợp này theo luật tự ý nghỉ việc. Các bạn ấy sẽ bị phạt theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng mình được biết là ngoài luật phạt khi nhân viên tự ý nghỉ việc sớm, còn có 1 luật khác mà theo đó nhân viên sẽ bị xử sa thải khi tự ý nghỉ việc không báo cáo quá 5 ngày. Mình không biết trong các trường hợp ở công ty mình kia thì các bạn ấy phải bị sa thải hay bị phạt do nghỉ việc sớm? Bên Hr có giải thích vì các bạn ấy đã gửi đơn xin nghỉ rồi nên sẽ thuộc trường hợp là nhân viên chờ nghỉ, chứ không phải nhân viên bình thường nên sẽ không xử lý dạng sa thải. Mình xin được hỏi điều này có đúng không? Liệu có thông tư hay văn bản nào hướng dẫn xử lý các trường hợp như thế này hay không?

    Mong được Dân Luật tư vấn.

    Mình cảm ơn

     
    4866 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dtdzung vì bài viết hữu ích
    MayDuong (08/09/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487625   21/03/2018

    Thân gửi bạn,

    Liên quan đến thắc mắc của bạn, mình trả lời như sau:

    Trong trường hợp nói trên, nhân viên ("NLĐ") đã tiến hành nộp đơn xin nghỉ việc mà không có sự đồng ý của Công ty ("NSDLĐ"). Do đó, đây được xem là hành vi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động ("HĐLĐ") chứ không phải là hành vi tự ý nghỉ việc theo quy định tại Điều 126.3 Bộ luật lao động 2012 ("BLLĐ").

    Căn cứ vào thực tế bạn vừa nêu, mình cho rằng NLĐ trong trường hợp này ký kết HĐLĐ xác định không thời hạn nên đã vi phạm quy định báo trước 45 ngày trước khi thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo Điều 37.3 BLLĐ. Do đó, trường hợp nói trên được xem là NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại Điều 41, 43 BLLĐ. Theo đó:

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Trường hợp này bên HR trả lời bạn hoàn toàn chính xác nhé. Hi vọng tư vấn nêu trên của mình đã giải đáp thắc mắc của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #487643   21/03/2018

    dtdzung
    dtdzung

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn bạn nhiều

     
    Báo quản trị |  
  • #487648   21/03/2018

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động, nhưng phải đúng luật. Khi người lao động đang làm việc theo hợp đồng muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thì phải báo trước 45 ngày (đối với hợp đồng không xác định thời hạn) và phải có lý do chính đáng. Tức là có những lý do theo đúng quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động (về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động). Nếu lý do xin nghỉ việc của người lao động không chính đáng (theo luật) thì công ty có quyền từ chối và người lao động phải tuân thủ đủ số ngày thông báo nghỉ việc. Trường hợp người lao động vẫn cứ tự ý nghỉ việc, thì xem như là họ đã có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại điều 43 Bộ Luật Lao động 2012

    "Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."

    Cập nhật bởi minhlong3110 ngày 21/03/2018 04:25:05 CH

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #489516   14/04/2018

    Trong trường hợp bạn nêu trên thì theo mình HR công ty trả lời chính xác rồi. Người lao động thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và vì người đó không đáp ứng đủ thời gian báo trước nên phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo điều 43 Bộ Luật lao động  . Còn trường hợp sa thải do nghỉ quá 5 ngày trong một tháng mà không báo trước như bạn nói thì nó được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 126 Bô luật lao động  và được hướng dẫn trực tiếp tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP nhưng nó áp dụng cho những  người nghỉ việc không có lý do chính đáng. Còn người lao động ở trên thì nghỉ trong khi đã có đơn xin nghỉ pviệc rồi nên không áp dụng sa thải vì nghỉ quá 5 ngày/tháng được nhé.

    Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

    1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

    a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

    b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

    c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #489524   14/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Cũng đồng quan điểm với rất nhiều bình luận giải đáp trên, bạn có thể tham khảo các ý kiến giải đáp phía trên bởi vì cần phân định rõ việc đang nộp đơn nằm trong giai đoạn nào và áp dụng thế nào. Cụ thể, nộp đơn nghỉ việc là họ đang muốn nghỉ việc nên phải xử lý theo hướng vi phạm về thời hạn báo trước, tụ ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Như vậy, mọi quyền lợi khi chấm dứt HĐLĐ thì bên người lao động sẽ không đươc nhận khi chấm dứt HĐLĐ và phải bồi thường cho phía công ty

     
    Báo quản trị |  
  • #501669   08/09/2018

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cụ thể như sau:

    "1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này."

    Do đó trường hợp này việc mail cũng được xem như hình thức thông báo, đó là thông báo bằng thương mại điện tử nên việc này không thuộc trường hợp sa thải. 

     
    Báo quản trị |  
  • #501829   11/09/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nội dung này mình cũng có vướng mắc vì trường hợp họ xin nghỉ trước 45 ngày, sau đó đi làm 20 ngày rồi nghỉ, nhiều lúc không biết nên đưa vào trường hợp đơn phương chấm dứt trái luật hay đưa vào sa thải (người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc) vì ví dụ xử lý đơn phương chấm dứt trái luật (đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng vì lao động chấm dứt trái luật) yêu cầu bồi thường, chi trả những ngày không đi làm đi thì một này đẹp trời trong số 25 ngày còn lại người lao động đi làm lại thì sao, không thể đưa vào chấm dứt trái luật được, vô tình lại đưa người sử dụng lao động vào tình trạng chấm dứt hợp đồng trái luật (vì ra quyết định chấm dứt hợp đồng). Theo mình cứ sa thải cho an toàn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507316   12/11/2018

    Trường hợp này đã có công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời tỉnh Bình Dương về vấn đề này. Theo đó thì trường hợp này công ty cần gửi thư mời người lao động đến công ty để giải quyết công việc. Nếu người lao động lên công ty thì tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật. Nếu người lao động vẫn không hợp tác, không lên công ty thì xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật và tiến hành xử lý theo quy định.

     
    Báo quản trị |