Việc công ty bạn của bạn buộc người làm công việc bảo vệ làm việc 24/24 giờ và không có khoản phụ cấp, tiền làm thêm giờ là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động.
Pháp luật lao động luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Nghị định 109/2002/NĐ-CP ngày 27-12-2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thứ nhất : Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một ngày vượt quá 12 giờ. Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy trịnh tại khoản thứ ba được đề cập phần sau.
Thứ hai: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm không quá 200 giờ trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp: Xử lý sự cố trong sản xuất; Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được; Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
Thứ ba: Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:
Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thủy sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định: Phải thỏa thuận với người lao động.;Nếu người lao động việc trong ngày từ 10 giờ lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường; Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có các điều kiện như các doanh nghiệp, cơ sở quy định tại điểm a của Khoản này, nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì: Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ, ngành quản lý phải xin phép và được sự đồng ý của Bộ, ngành quản lý đó; Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác phải xin phép và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ tư : Trong trường hợp phải khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng lao động được phép huy động làm thêm giờ vượt quá quy định tại khoản 1 của Điều này, nhưng phải được sự thỏa thuận của người lao động”.
Trong trường hợp này công ty phải thực hiện việc tuyển thêm nhân sự làm công tác bảo vệ để đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công tác bảo vệ.
Trân trọng chào bạn!
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 02:17:08 PM
Luật sư Nguyễn Thanh Đạm
Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0989 350 262