Điều 30 BLLĐ 2012 quy định về trình tự xử lý kỉ luật lao động như sau:
“Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.
2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.
3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do”.
Như vậy, biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp, trường hợp một trong các thành phần đã tham sự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. Theo thông tin bạn cung cấp, biên bản xử lý kỷ luật chỉ có chữ kí của giám đốc, tuy nhiên, bạn k nói rõ hai người còn lại hông ký nhưng có nêu lý do không ký vào biên bản hay không. Do vậy trong trường hợp của bạn có 2 cách hiểu:
+ Thứ nhất, 2 người còn lại không ký vào biên bản nhưng họ có nói rõ lý do không kí thì biên bản xử lý kỷ luật lao động có giá trị pháp lý.
+ Thứ hai, 2 người còn lại không ký vào biên bản xử lý kỷ luật lao động và họ không nói rõ lý do thì biên bản xử lý kỷ luật lao động không có giá trị pháp lý. Do trình tự xử lý kỷ luật lao động là không đúng quy định của pháp luật nên Công ty cho bạn nghỉ việc là trái pháp luật.
Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 20/09/2018 03:28:25 CH
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;