Xin tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp với ngành gỗ ?

Chủ đề   RSS   
  • #439079 19/10/2016

    hainam1508

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn loại hình kinh doanh phù hợp với ngành gỗ ?

    Như tiêu đề em xin Luật sư tư vấn giúp em nên chọn loại hình kinh doanh nào phù hợp với tình hình thực tế của em:

    Em có xưởng sản xuất gỗ nhỏ (tầm 300m2) ở Bến Cát, Bình Dương,

    Đã hoặt động gần 2 năm, hiện đang có 5 nhân công. và chưa có giấy phép kinh doanh

    Sản phẩm chủ yếu là tủ, giường, bàn, ghế, kệ bếp, cầu thang, cửa,...bằng gỗ tự nhiên như tràm, căm xe, gõ đỏ,...cho hộ gia đình.

    Nay do tình hình hoạt động có sự phát triễn, em đang có thêm các định hướng sau:

    • Nhập sản phẩm thành phẩm (đồ gỗ) về bán thêm tại nhà hoặc có thể mở showroom
    • Làm các dự án cho các công ty, tổ chức,...như nội thất văn phòng, nhà hàng, khách sạn,...
    • Hoạt động thêm về dịch vụ Vệ sinh công nghiệp, thiết bị tin học, thiết bị an ninh (camera quan sát)
    • Dịch vụ tổ chức sự kiện, cho thuê âm thanh ánh sáng, MC, ca sĩ,...

    Xin hỏi Luật sư em nên đăng ký loại hình Kinh doanh nào phù hợp với tình hình hiện tại và định hướng trên ? 

    Luật sư có thể tư vấn cự thể , cho em xin mã ngành phù hợp,...

    Xin cảm ơn Luật sư!

     
    2797 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #441501   14/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


     

    Trường hợp của bạn đang kinh doanh nghành gỗ và muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Tôi sẽ không nói đến vấn đề pháp lý mà chỉ nói vấn đề kinh tế cho bạn hiểu để bạn tìm thấy cơ hội cần thành lập doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu mình.

    Hộ kinh doanh cá thể do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Loại hình này chắc không phù hợp với quy mô của bạn.

    Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình doanh nghiệp này khá phổ biến từ những năm 2000 trở về trước. Đây là những doanh nghiệp chủ yếu đi lên từ hộ gia đình. Ưu điểm của loại hình này là các tài sản đều đứng tên chủ doanh nghiệp mà không cần phải sang tên. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tầm của loại hình doanh nghiệp này chỉ ở trên cơ sở sản xuất.

    Ở đây không xét đến doanh thu lớn hay nhỏ. Nhiều doanh nghiệp tư nhân có doanh thu hàng năm cả trăm tỷ đồng. Những mặt hạn chế của loại hình này, dù có doanh thu lớn nhưng tâm lý chủ doanh nghiệp vẫn nghĩ mình là nhỏ, bởi vẫn còn mang bóng dáng là doanh nghiệp gia đình.

    “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

    Khi giao dịch một số đối tác có tâm lý loại hình này là kém chuyên nghiệp. Ở một góc độ khác, toàn bộ tài sản của gia đình là một phần tài sản của doanh nghiệp. Điểm này khác hẳn với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đăng ký. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn nghĩ thành lập công ty TNHH sẽ phải nộp thuế cao hơn, điều đó hoàn toàn không đúng. Theo quy định của pháp luật, cả hai loại hình này đều bình đẳng về nộp thuế.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn: Công ty TNHH một thành viên phần vốn của doanh nghiệp một người sở hữu, còn Công ty TNHH phần vốn của doanh nghiệp phải 2 người sở hữu trở lên. Đó là điểm khác biệt cơ bản của hai loại hình này.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”

    Điểm khác nhau ở 2 loại hình này so với doanh nghiệp tư nhân là phần vốn đăng ký khá cụ thể bao nhiêu vốn và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm với phần vốn đó. Tài sản đưa vào công ty như xe, máy móc, nhà xưởng… mang tên của Công ty không phải là chủ doanh nghiệp đứng tên tài sản đó.

    Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

    Trong làm ăn, đối tác thường nhìn vào số vốn đăng ký của doanh nghiệp để xem doanh nghiệp này có tiềm lực hay không. Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi thành lập nên chọn loại hình Công ty TNHH vì đây có 2 thành viên kiểm soát nguồn vốn, vì thế độ tin cậy sẽ cao hơn.

    Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.

    Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, ngành nghề kinh doanh không chi tiết ở trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và được đăng công bố tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Việc ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phải đúng theo Quyết định 337/2007/QĐ-BKH

    Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết công việc của mình. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi ; và bạn đừng ngại, hãy gọi Điện Thoại cho tôi

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.