Với câu hỏi của bạn tôi đoán là Ngân hàng bạn đang băn khoăn về thẩm quyền rút vốn của Chi nhánh B khi đối với HĐ tín dụng cấp hạn mức mà Ngân hàng của bạn đã ký với Công ty A.
Nếu đúng là băn khoăn này thì để giải quyết nó rất là đơn giản, không cần thiết phải làm một giấy ủy quyền riêng. Trong hợp đồng cấp tín dụng ký với công ty A bạn chỉ cần đưa thêm vào điều khoản thẩm quyền yêu cầu giải ngân. Theo đó, chỉ định rõ Chi Nhánh B được phép yêu cầu giải ngân và hạn mức yêu cầu giải ngân của Chi Nhánh B. Trong trường hợp, công ty A có nhiều chi nhánh và có yêu cầu hạn mức của từng chi nhánh thì bạn đưa vào điều khoản thẩm quyền yêu cầu giải ngân và hạn mức giải ngân của từng chi nhánh.
Còn trong trường hợp bạn vẫn muốn có giấy ủy quyền riêng thì ngoài các nội dung cơ bản của một giấy ủy quyền (bên ủy quyền, bên được ủy quyền, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền), bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Đối với cách 1. Trong giấy ủy quyền cần dẫn chiếu đến Hợp đồng cấp tín dụng mà Công ty A đã ký với ngân hàng của bạn, ghi rõ hạn mức mà chi nhánh được quyền rút vốn, thời hạn rút vốn, mục đích rút vốn.
- Đối với cách 2: GUQ cần ghi hạn mức tín dụng mà Công ty A ủy quyền cho Chi Nhánh B; mục đích sử dụng vốn.
Ngoài ra, trong cả hai trường hợp trên bạn cần đảm bảo rằng người ký giấy ủy quyền có đầy đủ thẩm quyền để đối với nội dung ủy quyền đó.
Luật sư Phùng Thanh Sơn (ĐT: 094 6969457)
Công ty Luật TNHH Thế Giới Luật Pháp