Theo thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi xác định mảnh đất là tài sản riêng của của bà C có được trước khi kết hôn. Tuy nhiên, ngôi nhà và các tài sản khác có được sau khi bà C kết hôn tài sản chung của vợ chồng bà C với ông S.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Vợ chồng bà C và ông S vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân và nếu không có thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung thì ngôi nhà và các tài sản gắn liền với đất sẽ được xác định là tài sản chung của hai người. Theo nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ( Luật HNGĐ) thì “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Do đó, chồng bà C là ông S cũng hoàn toàn có quyền định đoạt đối với khối tài sản này.
Dù đó được xác định là tài sản riêng của bà C hay tài sản chung của chồng bà C thì khi ông chồng bà C mất những người con chung và riêng vẫn được thừa kế một phần di sản là ngôi nhà và các tài sản gắn liền với đất (nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật).
Tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, người con riêng của ông S là con đẻ của người chết sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người này thuộc diện người thừa kế theo pháp luật. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.
Trong trường hợp này, những người con trong gia đình ông S có thể thỏa thuận về việc phân chia lại di sản.
Nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất (những người con của ông S) không thỏa thuận về việc phân chia di sản thì những người con của ông S có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế, lúc đó Tòa án sẽ áp dụng các quy định về tài sản chung và riêng như trên để giải quyết.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.