Về câu hỏi của bạn Luật sư Ngô Thế Thêm – Văn phòng Luật sư Doanh Gia trả lời bạn như sau:
Pháp luật cho phép Công ty được quyền kinh doanh đòi nợ, tuy nhiên khi thực hiện kinh doanh đòi nợ Công ty phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP về Kinh doanh dịch vụ đòi nợ và Thông tư số 110/TT-BTC về hướng dẫn kinh doanh dịch vụ đòi nợ và Nghị định số 72/2009/NĐ-CP về điều kiện an ninh trật tự, cụ thể:
Nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ được thực hiện các biện pháp xử lý nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận.
Các biện pháp trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho chủ nợ:
a) Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan, xác định rõ các khoản nợ;
b) Thông báo việc đòi nợ và đề nghị khách nợ cung cấp thông tin, phối hợp hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp, phù hợp với luật pháp để khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
c) Nhận tài sản do khách nợ hoặc tổ chức, cá nhân khác liên quan giao để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ theo ủy quyền của chủ nợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đại diện cho khách nợ: được áp dụng các biện pháp phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này để đàm phán, thương thuyết với chủ nợ về các nội dung
Điều kiện về vốn
Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng).
Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
2. Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
3. Không có tiền án.
4. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ
1. Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên.
2. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
3. Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
4. Không có tiền án.
Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ
1. Chủ nợ và khách nợ có trách nhiệm hợp tác với nhau cùng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, để xác định rõ các khoản nợ; khách nợ có trách nhiệm trả nợ cho chủ nợ.
2. Thực hiện ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ những nội dung, công việc liên quan đến xử lý nợ theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết liên quan đến khoản nợ cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
4. Thanh toán phí dịch vụ và các chi phí hợp lý khác cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
5. Được từ chối làm việc khi người đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không xuất trình được giấy tờ hợp pháp hoặc người đại diện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
6. Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thông báo đầy đủ, thường xuyên về việc thực hiện các nội dung liên quan đến xử lý nợ theo hợp đồng đã ký kết.
7. Yêu cầu giao lại tài sản thu được từ khoản nợ và các tài liệu, tài sản đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.
8. Trực tiếp làm việc hoặc bố trí người đại diện có thẩm quyền làm việc với người đại diện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
9. Không chịu trách nhiệm liên đới đối với những hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng: Khi tiếp xúc công ty thu nợ hay công ty kinh doanh về dịch vụ đòi nợ bạn phải biết và yêu cầu họ cung cấp những thông tin sau:
-
Đăng ký kinh doanh;
-
Điều kiện của người quản lý và của nhân viên thu nợ;
-
Điều kiện an ninh trật tự
-
Và quan trọng nhất là thời hạn của hợp đồng thu nợ, khi nào chấm dứt và chấm dứt toàn bộ để tránh những tranh chấp với chính công ty thu nợ.
Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997
LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt
Email: luatsungothethem@gmail.com