Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:
- Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
…
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Với định nghĩa này luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội của người giúp sức trong đồng phạm là hành vi tạo ra những điều kiện cho người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Những điều kiện đó có thể có tính vật chất hoặc có tính tinh thần. Hay nói cách khác, người giúp sức có thể giúp sức về vật chất hoặc là giúp sức về tinh thần.
Trong thực tế, giúp sức về vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại… để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Điều 430 BLDS 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán...”
Như vậy, dựa vào 2 căn cứ trên ta thấy, giữa bạn và 2 người thanh niên kia tổn tại mối quan hệ dân sự mua bán tài sản (mua bán dao bầu) và bạn không phải là đồng phạm với vai trò người giúp sức (nếu 2 thanh niên kia phạm tội mà phương tiện phạm tội và con dao bầu).
Do đó, nếu 2 thanh niên kia phạm tội (sử dụng dao bầu làm phương tiện phạm tội) thì bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;