Thứ nhất: Xét về mặt pháp luật việc làm của Ngân hàng vẫn hợp pháp do đây là thỏa thuận và các bên đồng ý trên cơ sở lợi ích của mình, việc ủy quyền là đúng luật! Về điều khoản thỏa thuận không đơn phương chấm dứt ủy quyền là phù hợp với Luật công chứng. Theo Điều 44 của luật này thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Theo đó, nếu bên được ủy quyền vì lý do nào đó không đồng ý hủy bỏ việc ủy quyền thì cơ quan công chứng sẽ không công chứng việc hủy bỏ hợp đồng đó. Để bảo vệ quyền lợi của mình, đương sự phải làm đơn khởi kiện nhờ tòa án giải quyết.
Thứ hai: Xét về mặt thực tiễn, chắc có lẽ các luật sư ít tham gia việc thu hồi tài sản, thực tế sẽ rất khó khăn khi thu hồi tài sản thế chấp. Luật dân sự có quy định, Nghị định 163 và 11 có quy định nhưng thực tế nếu người có tài sản ko hợp tác thì những điều này chỉ có hiệu lực trên giấy!!! Mọi thứ lại phải qua tố tụng. Nếu ko có ủy quyền định đoạt tài sản thế chấp thì Ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian để thu hồi tài sản hơn! Nếu có ủy quyền định đoạt, Ngân hàng sẽ bán tài sản thế chấp theo ủy quyền định đoạt tài sản và yêu cầu giao tài sản nếu người có tài sản không giao tài sản thì chỉ cần khởi kiện thu hồi tài sản mà người khác đang chiếm hữu là xong. Giai đoạn thi hành án sẽ chỉ cần cưỡng chế giao nhà theo điều 115 Luật thi hành án là xong mà không cần qua bước Cưỡng chế kê biên sau đó định giá, bán đấu giá rồi mới cưỡng chế giao nhà!!!!
Thực tế thì đây là việc cực chẳng đã mới phải làm, nó cũng xuất phát từ ý thức của người đi vay quá kém! Ko bao giờ muốn chấp nhận chính cuộc chơi họ chủ động tham gia. Mặt khác hành lang pháp lý thiếu chặt chẽ nên thu hồi tài sản càng khó và càng mất nhiều thời gian hơn! Nếu trong trường hợp này bạn chấp nhận vay vốn thì hãy sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận của Ngân hàng!