Vay Tín chấp

Chủ đề   RSS   
  • #442013 18/11/2016

    Vay Tín chấp

    Luật sư cho hỏi: Những chủ thể nào được cho vay tín chấp? Lãi suất tính như thế nào thì đúng pháp luật? Nếu là cá nhân cho vay tiền bằng hình thức tín chấp cần những thủ tục gì? Xin cảm ơn Luật sư
     
    10295 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442030   19/11/2016

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn

    Bạn hỏi khá giống bài tập của sinh viên.

    1/ Theo cách nhiều người hiểu thì cho vay tín chấp là việc cho vay mà một phần hoặc toàn bộ giá trị vay không có bảo đảm bằng tài sản thích ứng, phần đó do bên cho vay tín nhiệm (tin) vào việc bên vay sẽ thực hiện đúng cam kết của mình. Nói rộng hơn thì không chỉ là sự tín nhiệm của bên cho vay mà tùy trường hợp có thể còn cả sự tín nhiệm của bên đi vay, ví dụ do vay tín chấp mà trong thỏa thuận vay có điều khoản bên vay thấy không thoải mái.

     2/ Việc cho vay của cá nhân thì tùy thuộc vào quyết định của cá nhân đó. Thỏa thuận vay có thể chỉ bằng lời nói (miệng), bằng văn bản giữa hai bên hoặc có người chứng (bao gồm cả công chứng/chứng thực). Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá giới hạn của Bộ luật dân sự.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #442046   19/11/2016

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn liên quan đến lĩnh vực tín dụng vay tín chấp, Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau: 

    Tín chấp được quy định tại Luật Dân sự 2005 tại điều 372 và 373, theo đó: Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.

    Để cụ thể hoá các quy định về tín chấp, chính phủ ban hành Nghị định 163 năm 2006 để hướng dẫn, theo đó, cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội của: 

    1. Hội Nông dân Việt Nam;

    2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

    3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

    4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

    6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Các tổ chức trên sẽ có phương án xét tiêu chí vay; tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho tổ chức tín dụng của các thành viên, khi đáp ứng được các tiêu chí trên thì thành viên sẽ được vay vốn.

    Vay tín chấp ở góc độ mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức tín dụng dựa vào sự thỏa thuận giữa hai bên.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng giải đáp được các vấn đề pháp luật mà bạn đang quan tâm, nếu bạn cần tư vấn cụ thể hơn, hoặc cần luật sư hỗ trợ, vui lòng kết nối với chúng tôi qua điện thoại số 1900 6289. 

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com