Vào nhà người khác đánh người

Chủ đề   RSS   
  • #503906 04/10/2018

    Nghia1988

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Vào nhà người khác đánh người

    Ông hàng xóm đối diện nhà tôi 10 năm nay thường xuyên chửi bới bố tôi (chửi rất bậy). Bố tôi đã sang nhà ông ấy nhắc nhở nhiều lần, nhưng ông ta cứ uống rượu vào là lại chửi. Đến hôm nay, ông ta lại tiếp tục. Bố tôi sang nhắc nhở 2 lần, nhưng khi bố tôi về đến nhà ông ta lại chửi. Tôi tức quá qua nhà ông ta, vào trong nhà ông ta và đánh ông ta rách gò má. Vậy xin hỏi luật sư tôi có vi phạm pháp luật hay không và nếu có thì mức phạt như thế nào?. Mong luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn.

     
    4214 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503946   04/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:

    Thứ nhất, về hành vi đánh người gây thương tích:

    Vì thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng về mức độ gây thương tích nên bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

    đ) Có tổ chức; 

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ.

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…” 

    Nếu trường hợp bạn nêu bị gây thương tích dưới 11% thì tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:

    “Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;…”

    Như vậy, hành vi đánh người là hành vi vi phạm pháp luật, với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu trong trường hợp gây thương tích cho người hàng xóm trên 11% hoặc dưới 11% mà thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Thứ hai, về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:

    Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; 

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; 

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác…”

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vào nhà hàng xóm và đánh người, do vậy, bạn đã có hành vi xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác được quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Do đó, bạn có thể bị truy cứu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, và mức phạt làphạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    Nghia1988 (04/10/2018) thanhlak1 (09/10/2018)
  • #503961   04/10/2018

    Nghia1988
    Nghia1988

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Vào nhà người khác đánh người

    Do tôi bận việc nên câu hỏi trước tôi chưa nêu rõ cụ thể giờ tôi việt cụ thể để luật sư tư vấn giúp tôi. Bố tôi làm công tác mặt trận khu phố. 10 năm trước UBND thị trấn có yêu cầu đi lắp số nhà cho người dân. Ông hàng xóm đố diện nhà tôi sau một thời gian lắp số nhà thì ông ta sửa nhà và vứt số nhà của ông ta đi đâu không rõ. Sau đó ông ta thường xuyên bia rượu và chửi bới bố tôi với lý do 10 năm nay k lắp số nhà cho ông ta. Mặc dù đã nói chuyện và nhắc nhở ông ta nhưng ông ta vẫn ngư thế trong 10 năm qua. Tất cả mọi người khu phố đều rất tức giận bởi ông ta chửi rất bậy và vào lúc người dân đi ngủ. UBND thị trấn đã yêu cầu CA thị trấn mời ông ta lên làm việc một lần nhưng ông ta vẫn tiếp tục chửi và chửi luôn cả Đảng. Đến ngày hôm qua ông ta tiếp tục mượn bia rượu và chửi bố tôi. Song bố tôi có sang nhắc nhở 2 lần và cứ lhi nào bố tôi về đến nhà là ông ta lại chửi tiếp. Do đoa trong lúc tức giận k kiểm soát được tôi đã sang nhà ông ta và đấm ông ta 1 đấm. Ông ta ngã và va mặt vào cạnh ghế dẫn tới rách một vệt ngay gò mà (khâu khoảng 3-4 mũi). Tất cả người dân quan nhà đều có thể làm chứng cho tôi. Vậy tôi có phạm vào khoản 1 BLHS 2015 như luất sư nói hay không. Cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #503914   04/10/2018

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Hành vi của bạn xông vào nhà người khác đánh người là không đúng chuẩn mực pháp luật. Nếu ông ta chửi bới, xúc phạm bố bạn thì bạn được phép tố cáo ông ta để xử lý về hành vi làm nhục người khác, gây rối trật tự công cộng...

    Bởi vậy, trong vụ việc này nếu ông hàng xóm đó có đơn tố cáo bạn và thương tích tới 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, Điều 134 BLHS năm 2015 sau đây thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

     

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    d) Phạm tội 02 lần trở lên;

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

    h) Có tổ chức;

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

    m) Có tính chất côn đồ;

    n) Tái phạm nguy hiểm;

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

    4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Làm chết 02 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    Nghia1988 (04/10/2018)
  • #504016   05/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi giải đáp như sau:

    Thứ nhất, về hành vi đánh người gây thương tích:

    Vì thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng về mức độ gây thương tích nên bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

    đ) Có tổ chức; 

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ.

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…” 

    Nếu trường hợp bạn nêu bị gây thương tích dưới 11% thì tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau:

    “Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;…”

    Như vậy, hành vi đánh người là hành vi vi phạm pháp luật, với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu trong trường hợp gây thương tích cho người hàng xóm trên 11% hoặc dưới 11% mà thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Thứ hai, về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:

    Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; 

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; 

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác…”

    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vào nhà hàng xóm và đánh người, do vậy, bạn đã có hành vi xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác được quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Do đó, bạn có thể bị truy cứu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 158 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, và mức phạt làphạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #504046   05/10/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Chào bạn mình đồng ý với ý kiến của hai luật sư trên nếu bạn muốn biết có hay không thì trên thực tế như sau:

    -   Để tránh hậu quả là A (ông hàng xóm) tố giác công an do hành vi đánh người gây thương tích của bạn, thì bạn nên xin lỗi và bồi thường tiền thuốc cho bị hại để nếu A có tố giác và bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đây được coi là tình tiết giảm nhẹ cho bạn cộng với hành động chửi bới của bị hại --> như vậy để đảm bảo cho cả sau này không có xích mích giữa hai nhà và chuẩn bị cho trường hợp tệ nhất

    -   Bạn muốn biết viết thương của A có đủ 11% hay không bạn nên tải văn bản 20/2014/TT-BYT và mở văn bản phụ lục ban hành kèm theo nó ở cuối file bạn tải (tải ở đây), mà cụ thể là "Chương 9 tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm" đọc và tự đánh giá xem mức độ của A đã đủ 11% chưa. (khuyến cáo bạn đây là văn bản áp tham khảo không có giá trị giải quyết vụ án)

    Do tư vấn thông qua diễn đàn đôi lúc có những bất tiện nhưng vẫn sẽ giúp đỡ bạn với tất cả những gì có thể, mong bạn rút kinh nghiệm cho vụ việc lần này, hay bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề và hạn chế vụ lực nếu vũ lục đó không phải là để tự vệ.

    Chúc bạn may mắn !

     
    Báo quản trị |  
  • #504247   09/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đã được trả lời

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;