Trường hợp của bạn đang thắc mắc, tôi tư vấn như sau
Căn cứ theo Bộ luật hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) là từ 14 trở lên. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ gây ra.
Trong trường hợp này, cậu bé kia có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên do chưa đủ 14 tuổi nên không bị truy cứu TNHS về hành vi đã thực hiện mà bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Với trường hợp này, những người bị hai có quyền yêu cầu cậu bé và gia đình cậu bé đó phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể như sau:
• Về chủ thể bồi thường:
Theo Bộ luật dân sự (BLDS) và Nghị quyết quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì do cậu bé dưới 14 tuổi và là bị đơn dân sự nên cha mẹ của người này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại (nếu cha mẹ vẫn còn sống). Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà cậu bé đó có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
• Về giá trị thiệt hại phải bồi thường:
Thiệt hại mà bố mẹ cậu bé phải bồi thường cho người bị hại được tính theo quy định. Theo đó các bên thoả thuận các thiệt hại vật chất do trộm cắp. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, theo các quy định này thì người bị hại có thể thực hiện các công việc như sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Một là, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì trong vòng không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố cáo của công dân, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) phải có trả lời bằng văn bản về việc có dấu hiệu của tội phạm hay không. Nếu từ khi gửi đơn tố cáo đã quá thời hạn trên mà CQCSĐT vẫn chưa đưa ra kết luận thì người bị hại có quyền khiếu nại về việc chậm trễ giải quyết tố cáo theo quy định tại BLTTHS về khiếu nại trong tố tụng hình sự.
- Hai là, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, từ khi xảy ra vụ việc đến nay đã gần 1 năm nếu cậu bé đó chưa được áp dụng biện pháp này thì những người bị hại cần có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng với người gây ra sự việc.
- Ba là, đối với các yêu cầu về bồi thường thiệt hại: Song song với việc thực hiện các công việc trên, người bị hại có quyền gặp gỡ, trao đổi với gia đình cậu bé kia về việc bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp hai gia đình không thương lượng được thì người bị hại có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu gia đình cậu bé kia bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, những người bị hại cần lưu ý thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi xâm hại tình dục.
Trên đây là nội dung trả lời của tôi cho vấn đề bạn đang vướng mắc. Nếu có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;