Thành lập cty chuyển phát nhanh cần những giấy tờ gì ??

Chủ đề   RSS   
  • #485127 21/02/2018

    thaiquan92

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thành lập cty chuyển phát nhanh cần những giấy tờ gì ??

    Chào Anh/Chị

    em có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn,là em đang có ý định muốn mở một dịch vụ chuyển phát nhanh

    thì đăng kí kinh doanh cần những giấy tờ gì và nên đăng kí kinh doanh theo hộ cá thể hay là doanh nghiệp.và ngành nghề này thì khi đăng kí có phải kê khai vốn không ạ.và mức vốn tối thiểu theo quy định của ngành nghề này là bao nhiêu ạ..em cảm ơn !!

     
    6729 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487039   14/03/2018

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn,

    Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh

    Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty chuyển phát nhanh phải đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Bưu chính năm 2010. Theo đó, điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh bưu chính như sau:

    1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
    2. Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;
    3. Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;
    4. Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

    Về khả năng tài chính thì tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định như sau:

    – Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

    – Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
  • #487910   26/03/2018

    LS_Le_Viet_Hung
    LS_Le_Viet_Hung

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2018
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn,

    Công ty Luật TNHH Minh Mẫn xin được tư vấn như sau:

     

    1. Điều kiện kinh doanh chung:

    - Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;

    - Có khả năng tài chính, nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép;

    (+ Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

    + Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam).

    - Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính;

    - Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính.

     

    2. Trình tự, thủ tục thực hiện: (3 bước)

    Bước 1: Thành lập một doanh nghiệp, trong đó có đăng ký những ngành nghề liên quan đến dịch vụ bưu chính. Nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp doanh) mà thành phần hồ sơ khác nhau.

    Bước này bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNDKDN).

    Bước 2: Xin Giấy phép hoạt động bưu chính (khác GCNĐKDN ở trên) tại Sở Thông tin và Truyền thông (nếu hoạt động trong phạm vi nội tỉnh) hoặc tại Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu hoạt động trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế).

    Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm (Điều 6 Nghị định 47/2011):

    1. Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;

    2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

    3. Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

    4. Phương án kinh doanh;

    5. Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    6. Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

    7. Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    8. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    9. Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

    10 Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

    11. Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định.

    Trong đó, Mục 6 (Phương án kinh doanh) bao gồm các nội dung sau:

    - Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

    - Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

    - Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

    - Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

    - Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

    - Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

    - Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế - xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

    Bước 3: Làm hồ sơ Đề nghị xác nhận thông báo hoạt động bưu chính nộp tại cơ quan giống như tại bước 2. Tuỳ thuộc vào các hoạt động bưu chính cụ thể mà thành phần hồ sơ khác nhau. (Cụ thể tại Điều 7 Nghị định 47/2011)

    3. Cơ sở pháp lý:

    - Luật Doanh nghiệp 2014;

    - Nghị định 78/2015/NĐ-CP;

    - Luật Bưu chính 2010;

    - Nghị định 47/2011/NĐ-CP.

     

    Thân trọng,

    LS Lê Việt Hùng

    ĐT: 0937.123.777

    Email: lshung@luatminhman.vn

    HÃNG LUẬT MINH MẪN

    Số 2 Hoa Phương, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

    Website: www.luatminhman.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT CILAW

Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

Email: huongnt.law@gmail.com

Website: http://cilaw.vn/

Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM