Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấykhai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Theo quy định trên của pháp luật thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, nội dung trên mọi giấy tờ khác của cá nhân đều bắt buộc phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. Do vậy, thông tin về tên, ngày, tháng, năm sinh trên GCNQSDĐ của bố bạn phải thống nhất với giấy khai sinh.
Về việc đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì theo quy định tại
Điều 16 BLDS 2015 quy định như sau:
“1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”.
Như vậy, khi bố bạn mất thì các quyền và nghĩa vụ dân sự của bố bạn cũng không còn. Các vấn đề liên quan đến khối tài sản của bố bạn để lại chỉ có thể được giải quyết thông qua những người thừa kế, mẹ bạn hoặc bạn cũng được hưởng di sản do bố bạn để lại là mảnh đất là người được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền đính chính lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND cấp có thẩm quyền sẽ đính chính lại sổ đỏ cho bạn hoặc mẹ theo quyết định của tòa án.
Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất:
Vì bố bạn chết không để lại di chúc nên việc thừa kế được thực hiện theo pháp luật và bạn cùng với các đồng thừa kế khác có quyền tiến hành các thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo Khoản 2 Điều 57 và Điều 63 Luật công chứng năm 2014 như sau:
1. Gia đình bạn tới phòng công chứng nộp hồ sơ cho công chứng viên/ cán bộ;
2. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng
3. Hồ sơ công chứng gồm các thủ tục sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;
- Giấy chứng tử của bố bạn.
Về thủ tục cấp GCNQSDĐ:
Sau khi nhận được bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên tiến hành ký kết văn bản khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản (Để thửa đất được chuyển nhượng cho mẹ bạn thì những người đồng thừa kế phải thỏa thuận từ chối quyền thừa kế hoặc tặng cho quyền sử đất, được thể hiện bằng văn bản có chứng thực). Sau khi có các văn bản này, mẹ bạn tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ. Trường hợp bạn còn vướng mắc hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.