Quyền thừa kế 2 mảnh đất

Chủ đề   RSS   
  • #103039 17/05/2011

    hamanhhoa020190

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế 2 mảnh đất

    Chào luật sư

    Mong luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi về quyền thừa kế tài sản.


    Tôi có một người anh họ. Anh là con vợ cả (mẹ anh đã mất khi anh còn nhỏ), anh có 3 người em trai khác là con vợ 2 (vợ 2 vẫn còn sống). Mẹ kế của anh không nuôi nấng anh từ nhỏ mà là các chú, các cô (sau khi bố anh lấy vợ 2 anh ở một mình ở nhà của ông bà nội, bố anh đã mất)

    Anh họ tôi mới lấy vợ, đã đăng kí kết hôn nhưng đến trước ngày cưới anh tôi mất. Chị dâu tôi chưa chung sống với anh tôi ngày nào.
    Anh được một người chú ruột cho một mảnh đất gần nhà chú.

    Vậy sau khi anh mất quyền thừa kế 2 mảnh đất của anh thuộc về ai? Mong luật sư giải đáp cho tôi.
    Trân thành cảm ơn luật sư. Chúc luật sư công tác tốt.
     
    4615 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #103175   17/05/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10496)
    Số điểm: 58159
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn
    Anh mất không để lại di chúc thì tài sản của anh sẽ được chia theo quy định của pháp luật: những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh sẽ đươc hưởng di sản của anh để lại. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Cha, mẹ, vợ, con cái của anh. Cha mẹ anh đều đã chết, con chưa có vậy thì vợ anh được thừ hưởng toàn bộ di sản của anh để lại.
    Lưu ý bạn: Vợ anh đã đăng ký kết hôn với anh nên được pháp luật thừa nhận là vợ hợp pháp không phụ thuộc vào số ngày chung sống hoặc chưa làm đám cưới.
    Thân ái

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #103544   18/05/2011

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!

    Tôi đồng ý với Luật sư Tuấn về việc người vợ của anh họ bạn là người thừa kế hợp pháp di sản của anh họ bạn để lại.
    Còn về người mẹ kế của anh họ bạn dù còn sống nhưng theo quy định của pháp luật tại Điều 679 BLDS:
    "Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này."

    Do đó theo thông tin bạn cung cấp thì người mẹ kế của anh họ đã không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng anh họ bạn nên người mẹ kế này sẽ không được thừa kế di sản của anh họ bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #103693   19/05/2011

    lythuyettinhbenvung
    lythuyettinhbenvung
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (315)
    Số điểm: 3466
    Cảm ơn: 44
    Được cảm ơn 133 lần


    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

     - Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

    Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.
    -> nếu chứng minh được mẹ kế không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng thì cô vợ mới được hưởng toàn bộ tài sản


    Muốn làm anh hùng rạng núi sông

    Mộng tưởng đến nay vẫn không thành

    Thôi đành trở thành người khác biệt

    Một mình duy nhất một mình ta

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com