Phép vua hơn lệ làng

Chủ đề   RSS   
  • #435424 07/09/2016

    btbttqd

    Sơ sinh


    Tham gia:07/02/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Phép vua hơn lệ làng

    Nguồn gốc đất là của ông bà tôi thuộc hộ gia đình nhà tôi:

    Căn cứ theo tờ cố ngôn được viết vào năm 1919 của ông sơ tôi (ông Trần Văn Thân chồng của bà sơ bà Phạm Thị Hiền) thì phần đất này của bà sơ tôi định đây là đất hương hỏa và để lại cho ông cố tôi (ông Trần Văn Hưng). Ông cố tôi sinh ra ông nội tôi (ông Trần Văn Ngâu) và các chị em gái với ông nội tôi. Thời điểm đó, các bà chị em gái với ông nội tôi thực hiện theo tờ cố ngôn là đất hương hỏa để lại cho con trai cúng kiến tổ tiên và phụng dưỡng cha mẹ già nên để lại cho ông nội tôi. Sau đó, ông nội tôi cũng thực hiện theo truyền thống của dòng họ nên để trọn thửa đất này cho cha tôi. Ngoài tờ cố ngôn thì Bác tôi (ông Phan Văn Nghề, nhà gần chợ Bảo Thạnh gọi ông cố tôi là ông ngoại) làm chứng việc này. Nhưng cô tôi (bà Trần Thị Chánh chị ruột cha tôi) không thực hiện theo tờ cố ngôn như những ông bà trước nên ngày hôm nay mới khiếu nại. Như vậy, tờ cố ngôn được thực hiện bao đời nay nhưng chỉ có riêng cô tôi là không đồng ý và đòi chia tách thửa đất. Điều đó hoàn toàn sai vì đây không phải là đất của bà Chánh.

    Kính thưa Luật sư:

    Ông bà nội tôi đã phân chia đất đai cho các con và hiện nay ai cũng có giấy chứng nhận QSĐ cho riêng mình. Phần cô tôi có chồng rồi về sống ở bên chồng tại xã Phú Lễ, đã được ông bà nội tôi cho 01 mẫu đất ruộng cũng tại xã Phú Lễ để làm ăn sinh sống (có giấy xác nhận về thuế được viết năm 1979). Chồng con không trọn cô trở về hộ gia đình nhà tôi được ông bà nội và cha tôi bảo bọc. Vì đã phân chia đất đai nên cô tôi được cha tôi cho ở nhờ trên thửa đất này. Lúc đầu, cất một cái quán nhỏ để buôn bán rồi sau cất căn nhà trước. Khoảng năm 2001, cô và con trai út cô là ông Lê Văn Hồng đến nhà tôi hỏi cha tôi mượn đất cất nhà sau xây vòng rào và sửa lại căn nhà trước cho coi trông được hơn.

    Quá trình cấp giấy chứng nhận QSDĐ:Thời điểm năm 1995, khi mọi người dân có đất đăng ký quyền sử dụng đất thì cô tôi cũng đi kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đất bà đang sử dụng là 02 thửa đất ruộng, bà đã biết rằng diện tích 200m2 này đây không phải là đất của bà nên bà không kê khai đăng ký. Cùng lúc đó, do ông bà nội tôi đã cho cha tôi thửa đất này từ rất lâu nên cho phép cha tôi kê khai đăng ký. Bà cũng đã biết và bà đã thừa nhận đây là đất của hộ gia đình tôi nên bà không có ý kiến gì.Căn cứ theo đơn đăng ký quyền sử dụng đất năm 1995 của cha tôi.Hội đồng xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Phú Ngãi lúc bấy giờ đã thống nhất thửa đất 109, tờ bản đồ số 7 tọa lạc tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Ngãi là của hộ gia đình nhà tôi. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình tôi và để cha tôi đại diện hộ gia đình đứng tên là hoàn toàn đúng theo luật đất đai năm 1993.

    - Mặt khác, lúc cha tôi còn sống bà cũng đã nhiều lần đến gặp cha tôi để xin cho vĩnh viễn phần đất này nhưng cha tôi không đồng ý tại lúc đó bà cũng không có ý kiến gì. Trên cơ sở 01 mẫu đất ở Phú Lễ, sau này bà được Nhà nước giao lại vài công đất theo quyết định số 815/QĐ-TT ngày 04/7/2001 của Chính phủ.

    Quá trình cấp đổi lại giấy chứng nhận QSDĐ theo dự án Vlap:

    Năm 2014, Nhà nước đo đạc lại đất theo dự án Vlap. Các bên đứng ra chỉ ranh giới tứ cận, bà cũng đã thừa nhận hết thửa 109, tờ bản đồ số 7 là của cha tôi. Vì khi đó gia đình bà đang trực tiếp ở trong nhà cũng đồng ý và không khiếu nại gì, cán bộ đo đạc đã đo vẽ theo sự xác nhận ranh giới thửa đất của chủ sử dụng đất hiện tại. Một lần nữa cô tôi đã xác nhận đây là đất thuộc quyền của hộ gia đình tôi nên hồ sơ đo đạc mới nhất năm 2014 của nhà nước thì trọn thửa 109, tờ bản đồ số 7 là của hộ gia đình tôi do cha tôi đại diện hộ đứng tên (căn cứ theo trích lục bản đồ địa chính).Chứng tỏ tại thời điểm cấp giấy đến lúc trước khi cha tôi mất bà đã công nhận việc cấp giấy chứng nhận cho cha tôi là đúng đối tượng, đúng chủ sử dụng.

    Nhưng khi cha tôi đã mất thì bà trở mặt khiếu nại phủ nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cha tôi. Ngoài ra, bà còn cản trở gia đình tôi thừa kế phần di sản mà cha tôi để lại. Vụ việc kéo dài gần 02 năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi, ảnh hưởng đến việc định đoạt tài sản của gia đình tôi.

    Như vậy thưa luật sư việc bà chánh đòi tịch thu lại sổ đỏ nhà tôi mà phòng môi trường huyện xử là đúng và cấp lại cho bà phần đất là 200m2 là đúng hay không?

     

     
    2677 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437505   04/10/2016

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    1. Nói về lý thì tờ cố nthoi6thi2 không thể có giá trị suốt đến các đời sau được. Do vậy nếu căn cứ di chúc của ông cố để lại cho ông nội, nếu ông nội có di chúc để lại cho cha em thì cha em mới có toàn quyền quyết định. Nếu ông nội không có di chúc để lại cho cha em thì bà Chanh chị cha em có quyền khiếu nại khởi kiện (nếu còn thời hiệu)

    2. việc khiếu nại là quyền của công dân, do vậy em cần yêu cầu UBND xã hòa giải đúng quy định (trong vòng 30 ngày) nếu không thành thì đề nghị chuyển qua tÒa án giải quyết. NGười nào thua kiện thì phải đóng tiền án phí theo quy định.

    Tuy nhiên đây là việc gia đình giòng họ vì vậy tôi thiết nghĩ trong gia tộc cần ngồi lại với nhau để tránh mất tình nghĩa !

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977