Phân chia tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #423147 28/04/2016

    datuyen74

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân chia tài sản thừa kế

    Bố tôi mất không để lại di chúc. nhà tôi có 5 anh em, vậy nay muốn chia đều đất cho anh em thì cần làm những gì? cấp nào giải quyết? Xin cảm ơn ạ!

     
    3604 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #423209   28/04/2016

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp này của bạn và gia đình đang tồn tại quan hệ thừa kế đối với phần di sản của bố bạn để lại.

    Về nguyên tắc nếu không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp thì sẽ phải chia thừa kế theo pháp luật và những người thuộc hàng thừa kế của bố bạn gồm ông, bà nội của bạn, mẹ bạn, bạn và anh chị em của mình quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005.

    Bạn có thể liên hệ văn phòng công chứng tại địa phương bạn để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định./.

     

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
  • #423217   29/04/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn! Phòng tư vấn công ty LTD Kingdom xin tư vấn về trường hợp của bạn như sau:

              Trong trường hợp bố bạn mất nhưng không để lại di chúc, thì phần di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.

              Theo quy định tại điều 676 BLDS:

              “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”

              Như vậy, những người được hưởng di sản theo pháp luật bao gồm mẹ bạn; ông bà nội, bạn và các anh chị em của bạn và phần di sản trên sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.

              Trong trường hợp này, bạn và các đồng thừa kế khác có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia mảnh đất trên, lập thành biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng chứng thực để tiến hành phân chia di sản thừa kế.

    Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ: Ms.Linh – sđt: 01636404729/0917255930

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281