Phân chia di sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #393302 22/07/2015

    Minhhn85

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Phân chia di sản thừa kế

    GCNQSDĐ mang tên hộ Ông A cấp năm 2003, ông A đã chết năm 2005 vợ ông A còn sống. Vợ chồng ông A có 3 người con một người con C đã chết năm 2006, ông C có 1 vợ và 2 người con. Bố mẹ ông A đều đã chết năm 1990.

    Bây giờ tiến hành phân chia di sản thừa kế theo luật như sau:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

       a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

       b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

       c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ

    Theo Điều 676 như trên thì phân chia di sản thừa kế sẽ cho vợ ông A, 2 con ông A, vợ ông C và 2 con ông C

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Nhưng theo Điều 677 ông C chết sau ông A như vậy tôi phân chia như trên có đúng không?. Nếu sai thì tại sao lại sai.

    Tôi xin cảm ơn!

     
    6840 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Minhhn85 vì bài viết hữu ích
    timkiemxanhluc (23/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #393400   22/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 676 Bộ Luật Dân sự quy định: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    Căn cứ Điều 675 Bộ Luật Dân sự, đây là trường hợp không có di chúc nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật với kỷ phần như nhau.

    Tại thời điểm năm 2005, bố mẹ ông A đều đã chết nên vợ và 3 người con của ông A sẽ được hưởng di sản thừa kế trong đó có C là con của ông A (còn sống tại thời điểm ông A chết).

    Điều 677 Bộ Luật Dân sự quy định về thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp C (là con) chêt trước ông A (là bố). Do vậy, bạn không thể áp dụng quy định này để chia đều di sản thừa kế ông A để lại cho vợ và 2 con của C (tương tự như những thành viên khác là vợ và con của ông A được).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  
  • #393401   22/07/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!

    Với thông tin bạn cung cấp luật sư Dương Văn Mai, Công ty luật Bách Dương, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

    Trường hợp này bạn đang có sự nhầm lẫn về hàng thừa kế của ông A. Theo điều 676 những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm cha, mẹ, vợ chồng, con... của ông A. Ở đây cha mẹ đẻ của ông A đã chết từ năm 1990 nên những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A lúc này là vợ và các con- vợ và 3 con - trong đó có C.

    Nên việc bạn xác định căn cứ điều 676 để chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp này cho cả con dâu và cháu nội là chưa chính xác. Con dâu, con rể không phải là người thuộc hàng thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo Điều 676 bạn nhé.

    Thứ hai về điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thừa kề thế vị chỉ áp dụng điều này với trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người có di sản nên đối với trường hợp này không áp dụng thừa kế thế vị được.

    Tuy nhiên đây là việc khai nhận di sản thừa kế của ông A thuộc trường hợp bị chậm và phát sinh sự kiện C là con ông A chết nên có thể lập luận là và chứng minh khối di sản thừa kế của C để lại gồm có 1 phần di sản của C trong hộ gia đình ông A và một phần di sản C được hưởng của ông A. Sau đó thực hiện phân chia di sản thừa kế của C theo quy định.

    Đó là quan điểm tư vấn của luật sư cho trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn hoặc nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư tại Công ty luật Bách Dương qua Tổng đài tư vấn luật 19006281 nhánh số 4.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    Minhhn85 (23/07/2015)
  • #393586   23/07/2015

    Minhhn85
    Minhhn85

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Đầu tiên xin cảm ơn luật sư.

    Nhưng theo điều 634:

    Điều 634. Di sản

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

    Phần giải thích từ ngữ luật đất đai 2013 định nghĩa Hộ gia đình :

    Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm nhà nước được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

    Như vậy ông C phải được chia di sản thừa kế nhưng do ông C đã chết thì theo điều 676 thì vợ và con của ông C phải được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.

    Kính mong luật sư cho biết thêm. Có sai sót ở đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #393725   24/07/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Không có sai sót gì trong trường hợp này, Ông C vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mình vì tại thời điểm ông A chết ông C vẫn còn sống, đây không phải là trường hợp thừa kế thế vị. Vợ và con ông C sẽ được thay chồng/cha mình được hưởng phần di sản này.

    Trân trọng./. 

     
    Báo quản trị |  
  • #393730   24/07/2015

    Minhhn85
    Minhhn85

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn luật sư!

    Như vậy tôi làm thủ tục phân chia di sản cho vợ ông A 2 người con ông A  và vợ cùng 2 người con ông C là hoàn toàn hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #393745   24/07/2015

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Với sự tư vấn của luật sư Daolienluatsu chủ topic chắc đã nắm rõ các quy định liên quan tới trường hợp của bạn.

    Chúc bạn và luật sư Daolienluatsu mạnh khỏe thành công

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    daolienluatsu (24/07/2015) timkiemxanhluc (26/07/2015)
  • #393748   24/07/2015

    fqtkhanh
    fqtkhanh

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2014
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên bạn phải xác định hộ ông A tại thời điểm ông A chết có những ai, vì GCNQSD đất hộ gia đình là tài sản chung của cả hộ, đồng sở hữu như nhau nên ta phải xét đến khi xác định tài sản của ông A, sau khi xác định tài sản ông A rồi thì phần tài sản đó sẽ được chia cho đồng thừa kế là các con ông A bao gồm C. Nhưng ông C chết thì khi chia thừa phần của ông C sẽ được cho vk con ông C

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net