Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại đối với một số tội phạm. Cụ thể:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì không thuộc một trong các tội phạm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bên bị hại. Do đó, nếu xác định được bạn có thủ đoạn gian dối để nhận được số tiền 70 triệu của bên bị hại với mục đích chiếm đoạt số tiền này thì cơ quan có thẩm quyền vẫn khởi tố bố bạn với tội danh ở trên mà không phụ thuộc vào việc bạn đã bồi thường và người bị hại đã rút đơn khởi kiện.
Việc bạn tự nguyện trả tiền, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra thì tình tiết này được xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 hiện hành.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;