Nếu UBND xã không tổ chức hòa giải thì tôi còn cách nào để kiện ra tòa không?

Chủ đề   RSS   
  • #504578 13/10/2018

    Nếu UBND xã không tổ chức hòa giải thì tôi còn cách nào để kiện ra tòa không?

    Một số quan chức cấp xã Song Phượng thông đồng với Tạ Văn Bằng(Phó chủ tịch là bà con với Tạ Văn Bằng)

    Chỉnh sửa sổ mục kê năm 2000 ghi tên Quyền Thị Ngân không đúng sự thật nhằm hợp thức hóa điều kiện tặng đất mảnh đất vắng chủ 64 năm.  Thực ra gia đình chồng tôi sống cùng cụ Ngân từ năm 1945(Vì gia đình tôi là bà con với nhau) từ năm 1945->2014. Năm 1954 cụ Ngân theo chế độ cũ và Quyền Thị Ngân Mất tích 64 năm mà UBND xã sửa sổ mục kê có sử dụng đất năm 2000 nhằm hợp thức hóa điều kiện tặng đất, qua mặt luật pháp. UBND xã thông đồng Tạ Văn Bằng sửa sổ mục kê năm 2000 ghi tên chủ sử dụng Quyền Thị Ngân và chỉ dùng một tờ “giấy đề nghị” nội dung tặng đất, không có căn cứ pháp luật nộp cho UBND huyện để làm công cụ chiếm đoạt đất thế mà Chủ tịch Huyện Đan Phượng- Hà Nội ra quyết định số 23 ngày 8 tháng 01 năm 2013 để giao toàn quyền quản lý đất  cho Tạ Văn Bằng sử dụng phần đất mà gia đình tôi ở trực tiếp từ đời bà nội chồng(Nguyễn Thị Cúc) từ năm 1945 ->2014 đến nay có giấy tờ hợp pháp( 1.Biên lai thu thuế 1986->2013;2. Biên bản quản lý nhà cửa đất đai năm 1954..)ã 

    - Tôi muốn kiện ra tòa Tạ Văn Bằng tranh chấp quyền sử dụng đất, nhưng 4 tháng nay UBND xã không tổ chức hòa giải. Vây tôi nhờ luật sư còn có cách nào để tòa có thể sử kiện khi không có biên bản hòa giải của UBND xã .  Trong khi Tạ Văn Bằng không có bất cứ hồ sơ gì chứng minh về đất.

     
    1911 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504777   15/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi trả lời như sau:

    Khoản 1, Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

    Bên cạnh đó, Khoản 3 và khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thời gian hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    “3. Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

    a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;

    4. Thời gian quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

    Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.”

    Theo quy định trên, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Mặt khác, căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự“.

    Như vậy, mọi tranh chấp đất đai trước tiên phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, sau đó đương sự mới có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án (tùy từng trường hợp cụ thể). Trong trường hợp của bạn, gia đình bạn nộp đơn hòa giải tranh chấp đất đai đã được 4 tháng mà thời gian hoà giải tranh chấp là 45 ngày nhưng UBND xã vẫn chưatổ chức hòa giải, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lần 1 đến UBND xã về không thực trách nhiệm tổ chức hòa giải (Điều 204 Luật Đất đai năm 2013; Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011). Tuy nhiên bạn cần chú ý về thời hiệu được khiếu nại là 90 ngày kể từ thời điểm hết 45 ngày là thời hạn UBND xã phải tổ chức và tiến hành hòa giải. 

    Trường hợp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại (40 ngày kể từ ngày nộp đơn) hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, bạn có thể thực hiện khiếu nại lần 2 đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính đối với hành vi hành chính của UBND xã. (Điều 7, Điều 28, Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011). Trường hợp bạn còn vướng mắc hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.