Mình muốn kiện cty bảo vệ

Chủ đề   RSS   
  • #531019 19/10/2019

    Thanhha678

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mình muốn kiện cty bảo vệ

    Tôi có làm bên cty bảo vệ trong thời gian 2 tháng trước khi vào làm cty không hề ký hợp đồng hay giấy tờ dì hết chỉ lấy cmnd gốc Trong lúc làm việc tháng thứ hai người đã nhận mình vào làm bảo là lên cty nhận lại giấy cmnd và mình có tới cty bắt trả đồ và mình lấy lại giấy cmnd và bảo là bên nhận mình vào, trả mình lại cty và đòi chuyển mình đi chỗ khác mình không làm dì sai và họ không nói lí do chuyển mình làm chỗ khác Chỉ bảo giờ nêu nghĩ ngang không qua chỗ khác làm thêm 30 ngày nữa thì không được nhận lương và nếu nhứ vậy mình có thưa được họ không khi không có giấy tờ hợp đồg lao động

     
    1398 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhha678 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531156   22/10/2019

    Limma
    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Chào bạn,

    Việc bạn tham gia làm việc tại công ty bảo vệ được hai tháng nhưng không giao kết hợp đồng lao động là công ty bảo vệ đã làm sai quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về vi phạm quy định giao kết hợp đồng lao động.

    Tuy nhiên, vì đây là tranh chấp dân sự, dó đó, bạn có nghĩa vụ chứng minh là có thực hiện giao kết làm việc giữa hai bên và bạn đã làm việc được hai tháng cho công ty. Nếu không có bằng chứng chứng minh thì bạn rất khó để kiện công ty bảo vệ.

    Ngoài ra, khi làm việc tại công ty thì công ty có nghĩa vụ giải thích rõ công việc cho bạn, nếu chuyển chỗ làm cũng cần có lý do rõ ràng. Việc công ty chuyển bạn và không nêu rõ lý do bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và công ty phải thanh toán toàn bộ tiền lương, các chi phí khác cho bạn theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể:

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    ….”

    Trường hợp công ty bảo bạn “Nếu nghỉ ngang không qua chỗ khác làm thêm 30 ngày nữa thì không được nhận lương” mà chưa giải thích lý do, hoặc sắp sếp công việc phù hợp cho bạn là sai quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 88/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương.

    Từ các căn cứ trên và những chứng cứ bạn cung cấp bạn có thể khiếu nại về hành vi vi phạm của công ty bạn. Nếu bạn không hài lòng về kết quả giải quyết bạn có quyền gửi đơn tố cáo đến tòa án huyện nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

    Bạn tham khảo thủ tục khiếu nại chi tiết tại đây: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo

    Quy định tại về vi phạm giao kết hợp đồng lao động (bạn tham khảo)

    Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

    1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

    b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

    c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

    Quy định về vi phạm tiền lương (bạn tham khảo):

    "Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
     
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
     
    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
     
    b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
     
    c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
     
    d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
     
    3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
     
    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
     
    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
     
    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
     
    4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
     
    a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
     
    b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
     
    c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
    ..."
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/10/2019)