Lập biên bản vi phạm hành chính về xây dựng công trình

Chủ đề   RSS   
  • #260382 10/05/2013

    Huyen61987

    Sơ sinh

    Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lập biên bản vi phạm hành chính về xây dựng công trình

    Xin hỏi: Ông Nguyễn Văn A xây dựng nhà ở tại đô thị nhưng không có giấy phép xây dựng (trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Đại diện UBND phường có xuống lập biên bản vi phạm hành chính công trình xây dựng của ông A. Tại biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình trong đó nêu rõ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 điều 11 nghị định số23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của chính phủ (trong biên bản không ghi lỗi vi phạm theo khoản 2 điều 12 Nghị định số180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ). Trường hợp này thì UBND phường có được ra Quyết định đình chỉ thi công theo quy định tại Nghị định số180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ hay không?.

     
    22351 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #260671   11/05/2013

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    căn cứ theo k4điều 4 nghị định 23/2009 thì UBND phường có quyền nêu trên.

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #260723   11/05/2013

    letonvl
    letonvl

    Male
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2013
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 616
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    Gởi bạn!

    Theo bạn trình bày thì tôi phân tích như sau:

    Ông A xây dựng nhà ở đô thị không có giấy phép xây dựng sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính theo nghị định 23 cụ thể điểm b khoản 2 điều 11. Đó là quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng không phép.

     

    Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng

    . 2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:

    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

    c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.

    Về trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính được hướng dẫn cụ thể tại nghị định180/2007/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

    1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

    a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

    c) Cường chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) vì chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

    2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

    a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

    b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

    c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

    Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

    d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thị bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

    NÓI TÓM LẠI TRƯỜNG HỢP CỦA BẠN TRÌNH BÀY  UBND PHƯỜNG CÓ THẨM QUYỀN

    - Lập biên bản vi phạm hành chính xây dựng không phép.

    Trình UBND quận ra quyết định xử phạt do vượt thẩm quyền xử phạt.

    - Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng nếu chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng.

    Trình tự thủ tục xử phạt tiếp theo bạn tham khảo điều 12 nghị định 180 như tôi đã trình bày ở trên.

    Thân!

     

    Lê Anh Tôn.Email: letonvl@yahoo.com.vn

    Chung tay giúp sức cộng đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #474583   14/11/2017

    Kevinleks
    Kevinleks

    Male
    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng

    Nếu trong công tác kiểm tra phát hiện công trình xây dựng vi phạm không giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trường hợp xây dựng trên đất được phép xây dựng. Nếu cán bộ phường lập biên bản 180 yêu cầu ngừng thi công và chủ đầu tư thực hiện ngừng thi công thì phường lập biên bản vi phạm hành chính thì có sai quy định không thưa luật sư?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kevinleks vì bài viết hữu ích
    xaphantien (02/02/2018)
  • #474654   14/11/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Trong trường hợp cụ thể của bạn đưa ra là vi phạm trong lĩnh vực xây dựng  Xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ - CP. Với lỗi vi phạm này người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt với mức tiền phạt 3 - 5 triệu (nhà ở riêng lẻ nông thôn); 10 - 15 triệu (nhà ở riêng lẻ đô thị); 30 - 50 triệu (công trình khác yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm.

    Để xử phạt được trước tiên phải xác định hành vi vi phạm, chọn luật nội dung và thực hiện theo quy trình như sau:

    Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính.

    Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.

    Bước 3: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.

    Bước 4: Giải trình.

    Bước 5: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có).

    Bước 6: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Kể từ thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính trong thời hạn 07 ngày, đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Kevinleks (15/11/2017) xaphantien (02/02/2018)
  • #475189   18/11/2017

    Kevinleks
    Kevinleks

    Male
    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

    trình tự xử lý vi phạm quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 180/2007/NĐ-CP và Khoản 2, Điều 2, Thông tư 02/2014/TT-BXD có sự không thống nhất về trình tự thời gian và các loại văn bản có liên quan (thời gian ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ). Vậy nếu lập song song nghị định 180/2007/NĐ-CP và nghị định 121/2013/NĐ-CP thì sẽ căn cứ vào thời gian của Nghị Định nào thưa luật sư? Và khi phát hiện công trình sai phạm cán bộ xây dựng phường lập biên bản 180/2007/NĐ-CP và chủ đầu tư đã chấp hành ngừng thi công thì sau đó cán bộ phường lập biên bản vi phạm hành chính theo nghị định 121/2013/NĐ-CP thì có sai quy trình và không đúng quy định không thưa luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #475207   18/11/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định thì Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có Nghị định thay thế, nếu không trái với tinh thần của Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan khác. Do đó, khi phát hiện công trình sai phạm cán bộ xây dựng phường lập biên bản 180/2007/NĐ-CP và chủ đầu tư đã chấp hành ngừng thi công thì sau đó cán bộ phường lập biên bản vi phạm hành chính theo nghị định 121/2013/NĐ-CP đều đúng quy định cả

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Kevinleks (19/11/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977