Ký tên trong biên bản giám định hàng buôn lậu

Chủ đề   RSS   
  • #532918 14/11/2019

    toduyphuong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ký tên trong biên bản giám định hàng buôn lậu

    Tôi làm ở cty giám định, cty tôi có nhận giám định hàng máy móc đã qua sử dụng theo thông tư 23, tuy nhiên sếp tôi không tiến hành hay phân công giám định cho các lô hàng của cty khách hàng, đa số hàng máy đều không đạt chất lượng. Sau khi cty tôi bị công an phát hiện và bắt gửi hồ sơ giám định lên công an điều tra thì sếp tôi chỉ định tôi và các nhận viên khác viết và ký tên khống vào biên bản giám định đạt chất lượng để hoàn tất hồ sơ nộp lên công an, chứ thực chất chúng tôi không làm giả hồ sơ tại thời điểm giám định hàng, mà chỉ viết theo lệnh sếp sau khi bị công an điều tra, do không rõ luật hay không biết phải làm gì. tuy nhiên khi làm việc với công an thì tôi và những người khác đã khai đúng sự thật, nhưng khi có kết luận điều tra thì công an lại ghi rằng chúng tôi hợp thức hóa hồ sơ để thông đồng buôn lậu. vậy khi ra tòa tôi nói đúng sự thật liệu có được xét là không có tội? do chúng tôi khong rõ tình tiết, mà chỉ làm theo lệnh sếp vì cũng ko rõ luật pháp, chúng tôi cũng không biết giá trị hàng hóa là bao nhiêu.

     
    2433 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toduyphuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532978   14/11/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

    “Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

    Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.

    Theo đó, trong trường hợp bạn nói có thể cho rằng đây là đồng phạm nên cứ phải thật thà khai báo để quyết định mức hành vi cho mỗi người và cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào những tình tiết thực tế để ra quyết định.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/11/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;