Em có được coi là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng không?

Chủ đề   RSS   
  • #505538 25/10/2018

    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Em có được coi là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng không?

    Em bị 1 người tên Tính chặng đầu xe và đấm 1 cái vào mắt e làm e bị choáng và w cuối đầu xuông xe lúc đó tính nói đụ má mày thích solo không bước ra solo và đi tới đánh e tiếp lúc đó e giật mình ngước lên thì thấy tính đấm e và e đỡ trên baga xe e có 1 cái kéo e chụp và dâm 2 nhát vào tráng vào vai tỷ lệ thương tích của tính là 17%. Vậy cho e hỏi e sẽ bị phạm tội gì và án bao nhiêu?

     
    8476 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505546   25/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Tại Điều 22 Bộ luật hình 2015 sửa đổi bổ sung 2017 sự quy định về Phòng vệ chính đáng:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, hành vi của bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên.

    Tại Điều 136 Bộ luật hình sự quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    …”

    Với quy định trên, trường hợp của bạn, bạn có không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 136 Bộ luật Hình sự vì tỷ lệ tổn thương cơ thể từ của nạn nhân là 17%  trong khi điều luật quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%  đến 60% nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    Vohuynhphong (25/10/2018)
  • #505552   25/10/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Em bị vks truy tố là tội cố ý gây thương tích?

    Em bị 1 người tên Tính chặng đầu xe và đấm 1 cái vào mắt e làm e bị choáng và w cuối đầu xuông xe lúc đó tính nói đụ má mày thích solo không bước ra solo và đi tới đánh e tiếp lúc đó e giật mình ngước lên thì thấy tính đấm e và e đỡ trên baga xe e có 1 cái kéo e chụp và dâm 2 nhát vào tráng vào vai tỷ lệ thương tích của tính là 17%. Vậy cho e hỏi e sẽ bị phạm tội gì và án bao nhiêu. Nhưng e chỉ chông trả quá mức vks truy tố e tộ cố ý gây thương tích cho người khác. Thưa luật sư e nên làm thế nào trong việc này.

     
    Báo quản trị |  
  • #505854   28/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Nếu bạn tấn công người kia thì hành vi của bạn có thể thuộc vào Khoản 1 Điểm Điều 134 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, theo nội dung bạn cung cấp, hành vi của bạn phần nào rơi vào tình huống “phòng vệ chính đáng” theo Điều 22 Bộ luật hình sự như sau:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trường hợp của bạn, chúng tôi xin chia làm hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Bạn gây thương tích trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

    Khi đó bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự và trách nhiệm hình sự (do không phải tội phạm).

    Trường hợp 2: Bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cụ thể, Điều 136 Bộ luật quy định:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Trong trường hợp này bạn cần xem xét trong tình huống này, hành vi của bạn có được coi là tự vệ chính đáng không? Nếu chứng minh được là phòng vệ chính đáng thì đó không phải là hành vi phạm tội. Nếu không chứng minh được bạn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    Trường hợp bạn còn vướng mắc thì hãy liên lạc với chúng tôi để được luật sư tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #505580   25/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Vượt quá phòng vệ chính đáng

    Theo mình trường hợp này không được xem là phòng vệ chính đáng bởi hành vi dùng kéo đâm vào người kia không tương xứng với mức độ của hành vi người kia. Trong trường hợp này bạn còn có nhiều sự lựa chọn khác như la lên cầu cứu, dùng tay ngăn cản, bỏ chạy,... không nhất thiết phải dùng đến hung khi nguy hiểm như chiếc kéo nhọn vì trong một số trường hợp có thể gây án mạng. Đó là ý kiến riêng của mình gì sai sót mong bạn bỏ qua.
     
    Báo quản trị |  
  • #505597   26/10/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    re: Em có được coi là hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng không?

    Tại vì lúc đó mình bị choáng với đột ngột nhìn lên thấy nhào tới đánh nữa nên phản ứng. Phản xạ của mình. Dùng kéo là hành vi nguy hiểu là hành vi phạm tội. Nhưng không biết mình có bị án gì cao không?

     
    Báo quản trị |  
  • #505853   28/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Chúng tôi xin chia làm hai trường hợp sau:

    Trường hợp 1: Bạn gây thương tích trong phạm vi phòng vệ chính đáng.

    Khi đó bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự và trách nhiệm hình sự (do không phải tội phạm).

    Trường hợp 2: Bạn phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cụ thể, Điều 106 Bộ luật quy định:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    Trong trường hợp của bạn cần xem xét trong tình huống này, hành vi của bạn có được coi là tự vệ chính đáng không? Nếu chứng minh được là phòng vệ chính đáng thì đó không phải là hành vi phạm tội. Nếu không chứng minh được bạn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    Trường hợp bạn còn vướng mắc thì hãy liên lạc với chúng tôi để được luật sư tư vấn cụ thể hơn bạn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #505846   28/10/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Câu hỏi đã được trả lời!

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #506220   31/10/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cố ý gây thương tích

    Trong trường hợp em bị kết tộ cố ý gây thương tích cho người khác. Nhưng nạn nhân là người có hành vi xâm phạm cơ thể em trước. Vậy e có dc trình tiết giảm nhẹ hoặc án treo không?

     
    Báo quản trị |  
  • #506231   31/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị kết tội cố ý gây thương tích cho người khác. nhưng nạn nhân là người có hành vi xâm phạm cơ thể bạn trước. Do vậy bạn đã có hành vi chống trả quá mức cần thiết, gây thương tích cho người khác. Theo đó, bạn thuộc trường vượt quá phòng vệ chính đáng.

    Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;….

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn chỉ có tình tiết giảm nhẹ là phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau:

    Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    2. Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Như đã phân tích ở trên, bạn có 1 tình tiết giảm nhẹ, do vậy bạn sẽ được hưởng Tòa án xem xét với hình phạt Cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm với người phạm tội ít nghiêm trọng.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #506588   03/11/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Đủ điều kiện hưởng án treo

    Em bị truy tố tộ cố ý gây thương tích cho người khác17% . Nhưng nạn nhân có hành vi xâm phạm em và đánh e trước. E dc các trình tiết giảm nhẹ nhưng. Tự vệ quá mức cũng như khai báo thành cẩn với có khắc phục hậu quả bồi thường cho nạn nhân tiền viện phí bồi thường. Và coa nơi cư trú tạm trú rõ ràng và công việc ổn định. Nhưng tòa ko cho hưởng án treo. Cho hỏi luật sư em nên làm thế nào
     
    Báo quản trị |  
  • #506659   04/11/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo quy định pháp luật hiện hành, sau khi bản án hình sự sơ thẩm được Tòa án ban hành, các chủ thể bao gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người được Tòa án tuyên không có tội được quyền kháng cáo đối với một hoặc một số nội dung của bản án sơ thẩm để bảo vệ quyền lợi của mình và người được đại diện, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

    Như vậy, đối với kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xem xét các nội dung quyết định của bản án, trường hợp những quyết định này là có căn cứ và đúng quy định pháp luật chứng tỏ phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định đúng thì kháng cáo, kháng nghị sẽ không được chấp nhận. Vì vậy, nếu con bạn có đầy đủ các điều kiện trên thì có thể kháng cáo lên tòa án cấp trên yêu cầu xét xử để được hưởng án treo. Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #506847   07/11/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn xin án treo

    Em bị truy tố tội cố ý gây thương tích cho người khác 17%. Lúc người bị hại có đấm vào mặt e trc. Nhưng e vẫn bị truy tố tội cố ý gây thương tích khoảng 2 điều 134. Mức án của e làm bao nhiêu. E xin hưởng án treo là phải làm đơn nộp cho toà án hay đứng trước tòa để xin hình phạt án treo. Mong luật sư tư vấn giúp em
     
    Báo quản trị |  
  • #506854   07/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau:

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

    đ) Có tổ chức; 

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ; 

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 

    c) Phạm tội 02 lần trở lên; 

    d) Tái phạm nguy hiểm; 

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này…”

    Theo căn cứ ở trên thì bạn có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

    Điều 65 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về án treo như sau:

    “1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

    2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này….”

    Như vậy, theo căn cứ trên, án treo chỉ áp dụng khi bị xử phạt tù không quá 3 năm. Nếu bạn bị phạt tù không quá 3 năm thì bạn làm đơn kháng cáo xin hưởng án treo. Sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo, Tòa án sẽ xem xét việc kháng cáo là có căn cứ hay không và tiến hành mở phiên Tòa phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, bạn xin Tòa án cho được hưởng án treo. Căn cứ theo quy định của pháp luật và các điều kiện mà người bị xử phạt tù. Tòa án sẽ xem xét để người phạt tù được hưởng án treo.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #507009   09/11/2018

    Vohuynhphong
    Vohuynhphong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 134

    Tính chặn đầu xe em và đấm e 1 cái vào mặt tiếp đó còn chửi thề tiếp định đánh e nữa nhưng e vung kéo sắp đâm tính 2 nhắt vào chán với vai tỷ lệ vết thương là 17%. Nhưng e hok biết truy tố khoản 1 điều 134 hay khoản 2. Nếu khoản 2 tội nặng hơn nhưng e không hiểu khoản 1 và khoản 2 gần giống nhau. Xin luật sư phân tích giúp e!

     
    Báo quản trị |  
  • #507230   11/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về cơ bản tội cố ý gây thương tích vẫn được cấu tạo dựa vào việc lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt. Ngoài ra, nhà làm luật còn quy định một số trường hợp phạm tội mà thực tiễn được xem là làm tăng nặng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Được quy định tại điều 134 BLHS 2015, trong đó khoản 1 quy định cấu thành cơ bản đối với tội danh này, các khoản 2 quy định cấu thành tăng nặng cho người thực hiện hành vi.

    Người phạm tội  phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ như: đâm, chém, đấm đá, v.v… Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết người, nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm thấp hơn nên nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không làm cho nạn nhân bị chết.

    Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. so với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết.

    Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn thương đến sức khoẻ ở mức đáng kể. Nếu thương tích không đáng kể thì chưa phải là tội phạm.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, thì người bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ để xác định tỉ lệ thương tật là kết luận của Hội đồng giám định y khoa. Như vậy dù trên 11% hay dưới 11% thì yêu cầu cơ bản nhất là phải có thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe nạn nhân mới có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này.

    Theo quy định tại khoản 1 điều 134 BLHS 2015, phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Các trường hợp đó cụ thể là:

    a)Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên: Được hiểu là dùng các vật nhọn, sắc, có tính sát thương và gây nguy hiểm cao cho nạn nhân hoặc sử dụng các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người như dùng bom xăng…

    b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: So với BLHS 1999 thì BLHS 2015 quy định thêm đây một trong các tình tiết tăng nặng TNHS, đặc biệt quy định a-xít sunfuric, tức là một loại a-xít thông dụng và thường được sử dụng trong việc tấn công đối với tội phạm này.

    c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Là hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra, cố tật nhẹ là một tật trên cơ thể con người không bao giờ chữa khỏi. Cố tật nhẹ là tật không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%.

    d) Phạm tội 02 lần trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều lần, cho thấy tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

    đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên: Là trường hợp phạm tội với nhiều người, cho thấy tính nguy hiểm của công cụ, thủ đoạn mà đối tượng thực hiện hành vi có khả năng tác động và gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho nhiều người.

    e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Là những đối tượng yếu thế được pháp luật bảo vệ.Tương quan về sức lực cũng như khả năng có thể bị tổn thương nhiều hơn so với người bình thường nếu bị hành vi phạm tội tác động vào

    g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình: Là những người có quan hệ ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, dạy dỗ đối với người thực hiện hành vi. Quy định này đề cao giá trị đạo đức trong xã hội trước hành vi phạm tội.

    h) Có tổ chức: Là trường hợp có từ 02 người trở lên, bàn bạc, cấu kết để cùng thực hiện hành vi.

    i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là hành vi cố ý gây thương tích của những người có chức vụ, quyền hạn nhưng không liên quan đến công vụ của người đó.

    k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đây là những đối tượng bị kiểm soát và đang chấp hành án hình sự hoặc hành chính và cần có thái độ tôn trọng pháp luật một cách cao nhất.

    l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê: Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường, nên người bị hại chỉ bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

    m) Có tính chất côn đồ: Là thái độ coi thường, bất chấp pháp luật của những người thực hiện hành vi phạm tội.

    n) Tái phạm nguy hiểm: Căn cứ theo khoản 2 điều 53 BLHS 2015 để xác định.

    o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạn nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ hoặc vì lý do công vụ của người khác mà gây ra thương tích.

    b. Phạm tội theo cấu thành tăng nặng tại khoản 2

    Khoản 2 dùng tỉ lệ thương tật để xác định khung hình phạt tăng nặng. Theo đó, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #507208   11/11/2018

    xuatkhaunhatban
    xuatkhaunhatban

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    trường hợp của bạn mình nghĩ là bạn đang phòng vệ chính đáng và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đâu bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuatkhaunhatban vì bài viết hữu ích
    Vohuynhphong (23/11/2018)
  • #507255   12/11/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Câu hỏi đã được trả lời

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.