Hỏi về luật thừa kế tài sản trong di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #122087 05/08/2011

    betron1787

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về luật thừa kế tài sản trong di chúc

        Mong các luật sư giúp em giải đáp thắc mắc:
        Gia đình em có một căn nhà do Ông nội em đứng tên tren giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
        Sau khi Bà nội em mất năm 1999, Ông nội em lập 01 bản di chúc có sự chứng kiến của mọi thành viên trong gia đình(bao gồm cả ba em và các cô chú) đã xác nhận vào bản di chúc (đã được chính quyền địa phương xác nhận) là để lại căn nhà cho em trai của em thừa kế.
        Năm 2005, Ông nội em qua đời do lúc đó em trai em chưa đủ 18 tuổi nên chưa thể đứng tên căn nhà nêu trên.
        Hiện nay gia đình em muốn chuyển quyền sử dụng đất cho em trai.
        Xin luật sư cho em hỏi di chúc của Ông nội em có còn hiệu lực hay không?
     Và cho em hỏi thêm nếu như các con của chú em đòi quyền chia phần thừa kế căn nhà có được hay không?(hiện tại chú em vẫn còn sống nhưng đã ly dị nên không sống cùng các con)
    Em xin chân thành cảm ơn!!!!
     
    14425 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #122168   05/08/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào bạn!
    Nếu di chúc của Ông của bạn lập đúng trình tự thủ tục luật định, thì di chúc đó vẫn có giá trị thực hiện. Có nghĩa là em trai của bạn vẫn có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc. Bạn lưu ý thông tin này: Căn nhà và quyền sử dụng đất này có từ khi bà nội còn sống (tài sản chung của ông bà) hay ông nội tạo lập sau khi bà nội mất.
    Vấn đề sẽ nằm ở chỗ, nếu đây là tài sản chung của ông bà nội của bạn, thì ông nội của bạn chỉ có 1/2 và ông lập di chúc sau khi bà nội qua đời như vậy nếu vậy di chúc của ông để lại chỉ là 1/2 giá trị tài sản của ông và một phần ông thừa kế của bà nội bạn chứ không thể là toàn bộ nhà đất này.  
    Nếu như đây là tài sản của ông bà nội thì phần di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ chia đều cho các con bao gồm chú của bạn chứ không phải các con của người chú.
    chúc bạn thành công
    thân ái!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls_LeDoanTuan vì bài viết hữu ích
    betron1787 (10/08/2011)
  • #122638   09/08/2011

    giakhanh1809
    giakhanh1809

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2011
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Chào ban!
       TH của bạn mình coi như miếng đất đó là tài sản chung của ông bà bạn.
          - Khi bà bạn mất không có di chúc, bà bạn có 1/2 giá trị căn nhà  thì những người được hưởng di sản gồm ba bạn, người chú,  ông bạn mỗi người được 1/2:3=1/6 giá trị căn nhà. Nghĩa là vào thời điểm sau khi bà bạn mất : ông bạn có 4/6 giá trị căn nhà, ba bạn và chú bạn mỗi người có 1/6 giá trị căn nhà.
          - Khi ông bạn mất để lại di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho em bạn, trong trường hợp này em bạn chỉ được hưởng toàn bộ di sản là 4/6 giá trị căn nhà.
          Chú bạn được hưởng 1/6 giá trị căn nhà khi bà bạn mất, khi chú bạn còn sống thì các con của chú bạn không có quyền đòi di sản, chỉ khi chú bạn mất họ mới có quyền thừa kế thế vị nhưng khi đó họ đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế vì bà bạn đã mất quá 10 năm còn ông bạn đã để lại di chúc (là theo di chúc)
     
    Báo quản trị |  
  • #129268   09/09/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

    1.                      Nếu ngôi nhà đó đứng tên của ông nội bạn thì tài sản thuộc quyền sở hữu chung của ông bạn và bà bạn (mỗi người một nửa). Ông nội bạn chỉ có quyền định đoạt một nửa giá trị nhà đất trên, một nửa là di sản của bà nội bạn (mất năm 1999) để lại cho chồng và các con. Nếu đúng thủ tục thì gia đình bạn phải tiến hành khai nhận và phân chia di sản thừa kế đối với phần di sản của bà nội bạn. Trong nội dung phân chia thừa kế thì các thừa kế đồng ý nhường toàn bộ phần di sản của bà bạn cho ông bạn được quyền định đoạt. Sau đó ông bạn lập di chúc, định đoạt toàn bộ di sản đó cho em trai của bạn. Như vậy thì mới đúng thủ tục. Việc ông bạn chưa khai nhận, phân chia thừa kế của bà bạn mà đã lập di chúc thì di chúc có thể chỉ có hiệu lực một phần. Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp.

    Còn cụ thể di chúc có hợp pháp có hợp pháp hay không thì Luật sư phải được đọc di chúc thì mới xác định được (thực tế hành nghề luật sư thì có những di chúc có công chứng, chứng thực vẫn có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu). Bạn có thể lưu ý các nội dung quy định về di chúc có hiệu lực sau đây của BLDS:

    Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

    1.                      Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2.                      Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3.                      Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4.                      Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5.                      Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

      Ðiều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

    1.                      Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    2.                      Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.”.

    2.     Nếu di chúc của ông nội bạn hợp pháp thì thủ tục sang tên cho em trai bạn thực hiện bằng việc khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng nhà nước hoặc Văn phòng công chứng. Sau đó đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương.

    Chúc bạn thành công!

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #131804   18/09/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào đồng nghiệp, Cuonglawyer! Trong trường hợp tư vấn này thì, quan điểm của đồng nghiệp muốn hướng dẫn cho “khách hàng” làm thủ tục lập di chúc nhưng tôi có một vài vướng mắc muốn trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi xin được viện dẫn:

    Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp”.

    Nếu như vậy, thì những người thừa kế này cùng lập di chúc chung hay họ là người làm chứng vậy – “ký vào bản di chúc đồng ý”. Nếu những người thừa kế cùng ông nội cùng lập di chúc, là di chúc chung thì không “ổn” đối với nội dung yêu cầu tư vấn của khách hàng; còn nếu những người này làm chứng cho ông nội lập di chúc lại càng sai vì nó vi phạm điều cấm của pháp luật. Mong đồng nghiệp “chia sẽ”.

    Thân ái!

     
    Báo quản trị |  
  • #133147   22/09/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào Luật sư Lê Doãn Tuấn!
    Sở dĩ tôi nói “Nếu tất cả các thừa kế khác của bà bạn cùng ký vào bản di chúc đồng ý với định đoạt của ông bạn thì vẫn có thể (linh động) công nhận di chúc đó là hợp pháp” bởi vì trong trường hợp này bà nội bạn đó đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế (chết năm 1999) nên phần đó sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Nếu có tranh chấp về quyền thừa kế đối với phần này thì Tòa án cũng không giải quyết. Nếu tại thời điểm giải quyết tranh chấp mà người hưởng di sản đang quản lý toàn bộ di sản thì Tòa án thường công nhận di chúc (các chữ ký của các đồng thừa kế trong di chúc coi như một sự nhường quyền thừa kế đối với phần của ông nội) và giao toàn bộ khối tài sản đó cho họ quản lý, sử dụng (sau đó được cấp Giấy chứng nhận toàn bộ).
          Đó chỉ là sự vận dụng "linh hoạt", là "án lệ" chứ không phải là quy phạm pháp luật. Nếu "chẻ" đúng luật thì Di chúc đó chỉ có thể có hiệu lực 1/2 còn 1/2 hết thời hiệu sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý. Các chữ ký của các thừa kế khác trong di chúc chỉ có thể được coi là "Chữ ký của người làm chứng" chứ không thể là ý chí "từ chối quyền thừa kế hay nhường quyền thừa kế" được vì thủ tục đúng là phải thực hiện việc khai nhận thừa kế theo quy định pháp luật rồi mới được lập di chúc.
          Về mặt lý luận đúng như Luật sư Tuấn nói nhưng thực tiễn thì "muôn hình vạn trạng". Ví dụ: Trường hợp  QSD đất thuộc tài sản chung của hộ gia đình hoặc tài sản chung vợ chồng nhưng
    khi ký Hợp đồng chuyển nhượng chỉ có một người ký, sau đó có tranh chấp: Về nguyên tắc thì Hợp đồng đó chỉ có thể có hiệu lực một phần. Tuy nhiên thực tiễn xét xử thì nếu bên nhận chuyển nhượng chứng minh được là các đồng sở hữu khác cũng biết việc chuyển nhượng mà không phản đối gì thì Tòa án vẫn công nhận Hợp đồng đó là hợp pháp, bắt buộc các bên phải thực hiện hợp đồng! Sau này "án lệ" đó còn được TAND tối cao quy định trong những Nghị quyết của mình.
    Cảm ơn Luật sư Lê Doãn Tuấn!

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #134365   26/09/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào các bạn,
    Luật sư Cường có nói :
    Các chữ ký của các thừa kế khác trong di chúc chỉ có thể được coi là "Chữ ký của người làm chứng" chứ không thể là ý chí "từ chối quyền thừa kế hay nhường quyền thừa kế" được
        Nhưng theo mình lại nghĩ khác, một khi các đồng thừa kế có liên quan đến khối di sản mà họ vẫn ký vào bản di chúc thì coi như là họ đã đồng ý nội dung bản di chúc. Việc đồng ý này thể hiện họ đã ký vào bản di chúc, họ mặc nhiên thừa nhận nội dung di chúc và không hề có bất kỳ ý kiến phản đối nào với nội dung di chúc này.
    Tuy nhiên, khi nói đến việc tài sản chung của bà cụ ông cụ trong trường hợp này, thì đúng là tài sản chung của hai người, được chia mỗi người 1/2 và người còn sống chỉ có quyền viết di chúc để lại 1/2 kia cho người khác, không có quyền định đoạt hết cả khối tài sản chung này được. Nhưng trong trường hợp này rất có thể nội dung di chúc định đoạt hết cả khối tài sản này cho một người, và những người đồng thừa kết cũng đồng ý ký tên như đã phân tích nêu trên, thì rất có khả năng di chúc này có hiệu lực.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
  • #173851   24/03/2012

    vynga
    vynga

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi lấy chồng năm 2003 được 6 tháng thì chồng tôi mất đến tháng 4năm 2004 Bố Mẹ chồng tôi viết di chúc để cho tôi mảnh đất hiện nay thì Bố chồng tôi đã mất Mẹ chồng tôi vẫn sống,Bố Mẹ chồng cho tôi đất nhưng anh em nhà chồng tôi không đồng ý.Tôi muốn hỏi là khi Mẹ chồng tôi mất thì tôi có làm được sổ đỏ không tôi được biết về luật đất đai là nếu anh em trong gia đình không đồng ý thì không làm được sổ đỏ và lúc Bố chồng tôi còn sống di chúc ông không giao cho ai cả mà ông đá giấu đi và tôi là người nhìn thấy.Vậy tô muốn hỏi là di chúc đó có hợp pháp không? 
     
    Báo quản trị |  
  • #174103   25/03/2012

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào bạn!
    Vấn đề bạn hỏi, tôi xin được trả lời như sau:
    - Nếu mảnh đất bạn nêu trên, là phần đất mà Bố Mẹ chồng bạn lập di chúc để lại cho bạn là do Bố mẹ chồng bạn đứng tên, thì khi bố Mẹ chồng bạn qua đời bạn có quyền được hưởng thừa kế theo nội dung của di chúc, khi đó bạn sẽ được đứng tên trên giấy chứng nhận QSSĐ mà không cần sự đồng ý của các anh chị em bên chồng.
    - Để biết di chúc đó có hợp pháp hay không, bạn phải xem di chúc đó lập như thế nào? Về mặt pháp luật một di chúc được xem là hợp pháp, bạn có thể tham khảo điều 652 BLDS năm 2005.
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: