Nếu như Giám đốc công ty bạn có ký HĐLĐ và được nhận lương theo thang bảng lương tại công ty thì bắt buộc đóng Bảo hiểm ở công ty bạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng áp dụng thì: “1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a. Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. …” Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp“. Như vậy, trong trường hợp của bạn, công ty không đóng bảo hiểm cho Giám đốc là hành vi trốn đóng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 1, Điều 17 nói trên. Vì thế sẽ phải chịu xử lý theo căn cứ tại Điều 122 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau: “2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” Ngoài ra, về vấn đề truy thu bảo hiểm căn cứ quy định tại điểm 1.1, Khoản 1 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH: “Điều 38. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN 1. Các trường hợp truy thu 1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau: a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016; b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.” Như vậy: Trong trường hợp công ty của bạn không đóng bảo hiểm cho người lao động thì coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội. Do đó công ty sẽ bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền công ty bạn phải đóng bao gồm: tiền phải đóng bảo hiểm xã hội và tiền lãi. Tiền lãi công ty bạn phải đóng dựa trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chận đóng. Theo đó tiền lãi cụ thể như sau: +) Toàn thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016 được tính lãi theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016; +) Thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi tính theo mức lãi suất chậm đóng năm 2017.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;