Giải quyết trường hợp đánh nhau

Chủ đề   RSS   
  • #450276 24/03/2017

    Giải quyết trường hợp đánh nhau

    Ngày 26/01/2017, anh trai tôi khi đang cày ruộng ngoài đồng, có cãi nhau với một đám người, và những người đó đã đánh anh tôi, có người dùng cuốc chém vào cánh tay trên anh tôi (bị mẻ xương). Do tức giận k kiềm chế được, anh tôi chạy về nhà (cách đó khoảng 100m) lấy cây ba chỉa, trở đầu cán đánh vào đầu ông Nguyễn A, làm ông A bị chảy máu đầu, khâu 3 mũi (tỉ lệ thương tật là 15%). Do hoà giải k được, và ông A đòi hỏi số tiền quá vô lý nên CQĐT đã khởi tố anh tôi về tội đánh người gây thương tích, nhưng k khởi tố những người kia. Vậy cho tôi được hỏi: 1. Anh tôi bị truy tố theo khoản 2, điều 104 luật hs đùng k? Anh tôi có quyền yêu cầu giám định tỉ lệ thương tật và yêu cầu khởi tố bên kia được k? 2. Lúc những người kia đánh anh tôi chỉ có chị dâu tôi chứng kiến, khi anh tôi đánh ông A thì có 2 người làm chứng. Vậy chị tôi có được quyền làm chứng cho anh tôi k? 3. Khi vụ việc xảy ra, CA chỉ làm việc với anh tôi và ông A, k mời những người đã đánh anh tôi bị thương làm việc. Anh tôi có quyền khiếu nại k? 4. Nếu anh tôi bị truy tố theo khoản 2, điều 104, có các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, thành thật khai báo, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động thì mức án khoảng bao nhiêu năm? 5. Do phía bị hại yêu cầu bồi thường quá vô lý (30 triệu) nên anh tôi k có khả năng, vậy để khắc phục hậu quả, bồi thường cho ông A để được hưởng tình tiết giảm nhẹ k? 6. Ong A có bị khởi tố k (kích động người khác đánh nhau, dùng cuốc đánh anh tôi nhưng chưa gây thương tích)? Kính mong LS giải thích va tư vấn giúp, tôi chân thành cảm ơn

     
    12794 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #450287   24/03/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ điều 104 Bộ Luật hình sự quy định 1999(sửa đổi, bổ sung 2009) về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác như sau: 

    “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e. Có tổ chức;

    g. Trong thời gian đang bị giam giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i. Có tính chất côn đò hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm….”

    1. Anh trai bạn bị truy tố theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự là phù hợp với quy định trên mặc dù tỉ lệ thương tật là 15% nhưng do Dùng hung khí nguy hiểm  tại điểm a khoản 1 điều 104. Anh trai bạn có quyền yêu cầu giám định tỉ lệ thương tật và yêu cầu khởi tố bên kia nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.

    2. Lúc những người kia đánh anh trai bạn thì chỉ có chị dâu tôi chứng kiến, khi anh tôi đánh ông A thì có 2 người làm chứng. Vậy chị dâu bạn có được quyền làm chứng cho anh trai bạn.

    3. Khi vụ việc xảy ra, CA chỉ làm việc với anh bạn và ông A, không mời những người đã đánh anh bạn đến làm việc. Anh bạn có quyền đề nghị hoặc khiếu nại tới Cơ quan điều tra để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án.

    4. Nếu anh bạn bị truy tố theo Khoản 2 điều 104, có các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, thành thật khai báo, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động thì tại Điều 47 Bộ luật hình sự quy định Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.” Việc quyết định hình phạt sẽ do Hội đồng xét xử quyết định căn cứ vào hồ sơ của vụ án và diễn biến tại phiên toà để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định

    5.Theo Điểm b Điều 46 Bộ luật hình sự quy định Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trong đó có: “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;”. Do phía bị hại yêu cầu bồi thường quá vô lý (30 triệu) nên anh bạn không có khả năng, vậy để khắc phục hậu quả, bồi thường cho ông A để được hưởng tình tiết giảm nhẹ bạn nên thương lượng để bồi thường cho ông A.

    6. Trường hợp ông A có bị khởi tố nếu tỉ lệ thương tật của anh bạn từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự do kích động người khác đánh nhau, dùng cuốc đánh anh bạn gây thương tích (đồng phạm).

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
  • #450292   24/03/2017

    haitnmt2707
    haitnmt2707

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Cố ý đánh công công chức đang làm nhiệm vụ trong cơ quan nhà nước!

    Dạ! Luật sư cho e hỏi là! Một công dân cố ý đánh công chức đang làm nhiệm vụ trong cơ quan nhà nước thì bị xử lý như thế nào ạh? Mức độ không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng lớn đến sức khỏe! Chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu sức công việc của công chức đó thôi! Dạ trường hợp này xử lý như thế nào và quy định ở đâu? Dạ e cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #450294   24/03/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2214)
    Số điểm: 12645
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1614 lần


    Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
    “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
    a) Có tổ chức;
    b) Phạm tội nhiều lần;
    c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm nguy hiểm.”
    Hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
    Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công. Người đang thi hành công vụ nói tại Điều luật này rất đa dạng, có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao một nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, cá biệt cũng có trường hợp là công dân bình thường, họ được điều động thực hiện một công vụ cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người thi hành công vụ.
    Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật và bị xâm hại thì hành vi của người có hành vi bị xâm hại không phải là hành vi chống người thi hành công vụ. Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thức nhiệm vụ thì không thuộc trường hợp thi hành công vụ. Do vậy, tội phạm này chỉ bảo vệ những người thực hiện nhiệm vụ công, còn trường hợp công chức thực hiện công việc vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội phạm này.
    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi, nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
     

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    haitnmt2707 (26/03/2017)
  • #450405   26/03/2017

    haitnmt2707
    haitnmt2707

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Dạ có thể cho em biết cụ thể hơn một chút được không ạ?

    "Người cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ trong phòng làm việc tại trụ sở UBND cấp xã". Thì bị một công dân cố ý đánh trong phòng làm việc luôn thì xử lý như thế nào ạ?

    Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #450438   27/03/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2214)
    Số điểm: 12645
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1614 lần


    Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.

    Như vậy, người cán bộ, công chức đang làm nhiệm vụ trong phòng làm việc tại trụ sở UBND cấp xã là người thi hành công vụ như đã nêu trên. Hành vi mà công dân cố ý đánh người cán bộ, công chức đó trong phòng làm việc thì có thể đã cấu thành Tội chống người thi hành công vụ được quy định Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;