Khiếu nại kháng nghị Giám đốc thẩm vì bản án thiếu nội dung phát mại tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #155125 14/12/2011

    hainguyen1726

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Khiếu nại kháng nghị Giám đốc thẩm vì bản án thiếu nội dung phát mại tài sản

    Thưa các luật sư,

    Tôi có một số vấn đề cần sự giúp đỡ của các luật sư tại diễn đàn này. Vụ việc của tôi như sau:

    Ngân hàng A cho ông B vay 01 tỷ đồng thế chấp bằng Bất động sản của bà C (bà C là mẹ ruột của ông B). Sau 1 thời gian ông B không trả được nợ cho Ngân hàng A và Ngân hàng A đã khởi kiện đòi nợ ông B ra TAND quận H. Ngân hàng A có nêu 3 yêu cầu trong đơn khởi kiện như sau:

    1. Buộc ông A phải trả cho Ngân hàng A số tiền là 1 tỷ đồng + lãi;

    2. Ông A phải tiếp tục chịu lãi như trong HDTD trong thời gian xét xử và thi hành án;

    3. Sau khi bản án có hiệu lực mà ông A không trả tiền cho Ngân hàng A thì Tòa cho áp dụng biện pháp cưỡng chế phát mại tài sản thế chấp của bên thứ 3 để thu hồi nợ cho Ngân hàng A
    ;

    TAND quận H đã thụ lý hồ sơ và rất nhiều lần triệu tập ông B và Ngân hàng A cũng như những ng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác đến tòa để làm việc nhưng chỉ có Ngân hàng A là đến theo giấy triệu tập.

    Cuối cùng thì TAND quận H cũng tiến hành xét xử vắng mặt ông B và những ng có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Sau khi xét xử, người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng A không xin trích lục bản án tại tòa và TAND quận H sau đó cũng không gửi bản án cho Ngân hàng A theo đường bưu điện.

    Sau khoảng gần 1 tháng kể từ ngày xét xử, Ngân hàng A xin và được cấp bản án có hiệu lực pháp luật để tiến hành làm thủ tục thi hành án. Tuy nhiên, ở phần kết luận của bản án này chỉ có các nội dung như sau:

    1. Buộc ông B phải trả cho Ngân hàng A số tiền là 1 tỷ đồng + lãi;

    2. Hoàn lại cho Ngân hàng A tiền tạm ứng án phí;

    3. Bác các yêu cầu khác của đương sự;


    Như vậy, trong quyết định nói trên của Tòa án không có phần quyết định về việc Ngân hàng A có quyền đề nghị thi hành án cưỡng chế, phát mại tài sản thế chấp của bà  C để thu hồi nợ nếu ông A không tự nguyện trả nợ. Như vậy, Thi hành án không thể thực hiện biện pháp cưỡng chế phát mại tài sản nếu ông B không trả nợ được.

    Đây là án đã có hiệu lực pháp luật và đã qua thời hạn kháng cáo.

    Tôi xin bổ sung thêm là: TAND quận H đã tiến hành thủ tục định giá tài sản bảo đảm và có biên bản có xác nhận của UBND xã phường, địa chính, cán bộ tư pháp, phòng tài nguyên môi trường, ....

    Mong các luật sư tư vấn cho tôi về khả năng khiếu nại để người có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm bản án nêu trên được không? Tôi có thể căn cứ vào khoản 2 Điều 283 Bộ luật TTDS được không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    5671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #155309   14/12/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau: 

    1. Vụ án trên là vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo lãnh, thế chấp tài sản của bên thứ ba. Do vậy, Tòa án phải xem xét đến hiệu lực pháp luật của Hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản của Bên thứ ba (bảo lãnh). Nếu hợp đồng tín dụng có hiệu lực pháp luật thì mới chấp nhận yêu cầu đòi nợ cả gốc và lãi của Ngân hàng. Nếu hợp đồng tín dụng vô hiệu thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu đòi khoản tiền nợ gốc và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu (theo Điều 137 BLDS);

    2. Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba (hoặc hợp đồng bảo lãnh): Tòa án cũng phải xem xét giá trị hiệu lực của hợp đồng này. Nếu hợp đồng này có hiệu lực pháp luật mới phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh. Khi hợp đồng tín dụng bị vi phạm thì phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh (trả nợ thay, nếu không thì sẽ bị xử lý tài sản thế chấp để trả nợ) và Tòa án phải xem xét đến trách nhiệm của bên bảo lãnh.

    Thực tế Ngân hàng có yêu cầu Tòa án xem xét trách nhiệm của Bên bảo lãnh và yêu cầu được xử lý tài sản thế chấp (xem xét hợp đồng bảo lãnh, thế chấp tài sản của bên thứ ba). Tuy nhiên, Tòa án sơ thẩm không xem xét đến trách nhiệm của Bên bảo lãnh và tài sản bảo lãnh, thế chấp và vi phạm nghiêm trọng tố tụng.

    Điều 283 BLTTDS quy định căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

    Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

    2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

    3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”.

    Do vậy, có căn cứ để các đương sự yêu cầu kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm trên.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    hainguyen1726 (15/12/2011)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn