Có nên khởi kiện văn bản giải quyết khiếu nại hay không

Chủ đề   RSS   
  • #441581 15/11/2016

    nguyenngocanhphongluu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên khởi kiện văn bản giải quyết khiếu nại hay không

    Tôi có 01 việc xin được tư vấn gấp:

    Năm 2005, hộ gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2010 cả gia đình tôi tách một phần cho em trai. Khi thực hiện thủ tục sang tên một phần đất cho em trai thì UBND huyện cấp 02 bìa đỏ, 1 cho em trai tôi, 01 cho bố tôi. Đến năm 2015, tôi được biết sự việc nêu trên đã khiếu nại quyết định hành chính do thu hồi đất không đúng đối tượng, tức là thu hồi của bố tôi (không phải của gia đình tôi) và sau đó cấp sổ đỏ không đúng đối tượng là bố tôi (vì bố tôi còn có vợ hai và con riêng).

    Tôi đã sao lục được hồ sơ tách thửa và khiếu nại quyết định nêu trên, sau gần 01 năm trời UBND huyện đã ra văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại với lý do sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng. Tôi không thể khởi kiện quyết định hành chính về việc thu hồi sổ đỏ cũ và cấp 02 sổ đỏ mới vì họ chỉ cung cấp bản photo hồ sơ tách thửa và quyết định.

    Vậy các luật sư cho tôi hỏi, việc UBND huyện ban hành văn bản (công văn, không phải thông báo, không phải quyết định giải quyết khiếu nại) ngừng việc giải quyết khiếu nại có đúng không? Tôi có nên khởi kiện văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại không? Nếu khởi kiện văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại thì có ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính về việc thu hồi sổ đỏ cũ và cấp 02 sổ đỏ mới không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    6568 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #441770   16/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Điều 204 Luật Đất đai quy định về việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau: “ Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính."

    Vậy, nếu có đầy đủ căn cứ cho rằng quyết định của Ủy ban nhân dân huyện về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai (cấp sai đối tượng) thì gia đình bạn có thể gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu hủy quyết định cấp giấy chứng nhận đó.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp có điều gì chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong tư vấn chưa hiểu hết vấn đề thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với tôi.

    Cập nhật bởi toanvv ngày 16/11/2016 10:29:23 CH

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #441782   17/11/2016

    phamcuong1080
    phamcuong1080

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 780
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 26 lần


    nguyenngocanhphongluu viết:

    Tôi có 01 việc xin được tư vấn gấp:

    Năm 2005, hộ gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2010 cả gia đình tôi tách một phần cho em trai. Khi thực hiện thủ tục sang tên một phần đất cho em trai thì UBND huyện cấp 02 bìa đỏ, 1 cho em trai tôi, 01 cho bố tôi. Đến năm 2015, tôi được biết sự việc nêu trên đã khiếu nại quyết định hành chính do thu hồi đất không đúng đối tượng, tức là thu hồi của bố tôi (không phải của gia đình tôi) và sau đó cấp sổ đỏ không đúng đối tượng là bố tôi (vì bố tôi còn có vợ hai và con riêng).

    Tôi đã sao lục được hồ sơ tách thửa và khiếu nại quyết định nêu trên, sau gần 01 năm trời UBND huyện đã ra văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại với lý do sổ đỏ đang thế chấp ngân hàng. Tôi không thể khởi kiện quyết định hành chính về việc thu hồi sổ đỏ cũ và cấp 02 sổ đỏ mới vì họ chỉ cung cấp bản photo hồ sơ tách thửa và quyết định.

    Vậy các luật sư cho tôi hỏi, việc UBND huyện ban hành văn bản (công văn, không phải thông báo, không phải quyết định giải quyết khiếu nại) ngừng việc giải quyết khiếu nại có đúng không? Tôi có nên khởi kiện văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại không? Nếu khởi kiện văn bản ngừng việc giải quyết khiếu nại thì có ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính về việc thu hồi sổ đỏ cũ và cấp 02 sổ đỏ mới không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Giúp bạn chút ý kiến tham khảo nhé:

    TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    -------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

     

    Số: 02/GĐ-TANDTC

    Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2016

           

     

    GIẢI ĐÁP

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, TỐ TỤNG DÂN SỰ

    Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến về một số vấn đề vướng mắc như sau:

    I. Vướng mắc liên quan đến quy định của Luật tố tụng hành chính

    1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là quyết định hành chính không? Có được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

    Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được hiểu như sau:

    “1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một sđối tượng cụ thể.

    2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đi, hạn chế, chm dứt quyn, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

    Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gn lin với đt là chng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gn liền với đt”.

    Căn cứ vào các quy định nêu trên thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính; nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

    2. Trường hợp Tòa án ấn định thời gian giao nộp tài liệu, chứng cứ nhưng đương sự không giao nộp thì Tòa án giải quyết như thế nào? Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì tài liệu, chứng cứ đó có được sử dụng để giải quyết vụ án không?

    Căn cứ vào khoản 1 và khoản 4 Điều 83 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp Tòa án đã yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ và ấn định thời gian giao nộp nhưng đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này để giải quyết vụ án.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu đương sự giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Nếu lý do chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ là chính đáng thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Nếu đương sự nêu lý do nhưng lý do không chính đáng thì Tòa án không chấp nhận việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó, nhưng phải lập luận việc không chấp nhận tài liệu, chứng cứ đó trong bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp tài liệu, chứng cứ đã giao nộp chưa đảm bảo đủ cơ sở để giải quyết vụ án thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.

    3. Đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng thì Tòa án có phải hoãn phiên tòa để đương sự khác tiếp cận chứng cứ hay không?

    Trường hợp đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng không thuộc trường hợp hoãn phiên tòa quy định tại Điều 162 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Tuy nhiên, Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định quyền tiếp cận chứng cứ để bảo đảm tranh tụng; do đó, trường hợp đương sự chứng minh được việc chậm giao nộp chứng cứ là có lý do chính đáng mà thuộc trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 187 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa.

    4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ. Vậy nếu đương sự không thông báo cho đương sự khác biết thì Tòa án giải quyết như thế nào?

    Trường hợp này, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự là họ có nghĩa vụ thông báo cho các đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và yêu cầu đương sự đó thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.

    Trường hợp có tài liệu, chứng cứ chưa được thông báo cho đương sự thì Tòa án thực hiện việc thông báo cho họ biết để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ đó.

    5. Trường hợp Ủy ban nhân dân ra quyết định thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất mà có người cho rằng đất và tài sản gắn liền với đất không phải là tài sản của người có tên trong quyết định đó mà là tài sản của họ thì họ có được khởi kiện quyết định đó hay không?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do đó, nêu quyết định đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì họ có quyền khởi kiện quyết định hành chính đó.

    6. Theo khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì trường hợp người bị kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đại diện. Vậy Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có được ủy quyền lại hay không?

    Theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trường hợp người bị kiện là Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ được ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân đại diện, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân không được ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng.

    7. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhận được đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính nhưng không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thì hành vi hành chính này của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không? Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có giải quyết khiếu nại nhưng ban hành văn bản dưới hình thức thông báo, kết luận, công văn,... thì văn bản đó có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính hay không?

    Theo quy định tại Điều 5 Luật khiếu nại thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm phải giải quyết khiếu nại đúng thời hạn pháp luật quy định; trường hợp hết thời hạn giải quyết mà không giải quyết là không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ. Hành vi không giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền của công dân; bởi vậy, theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì hành vi không giải quyết khiếu nại nêu trên là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

    Trường hợp một người khởi kiện quyết định hành chính tại Tòa án, đồng thời đề nghị Tòa án xem xét hành vi không giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính đó của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án cần giải thích cho họ biết họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án hoặc khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; việc lựa chọn phải được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật tố tụng hành chính năm 2015; nếu họ lựa chọn khởi kiện tại Tòa án thì cần xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án là quyết định hành chính và khi xét xử, thẩm quyền của Hội đồng xét xử được thực hiện theo quy định tại Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

    Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã giải quyết khiếu nại nhưng không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại mà dưới hình thức khác (như thông báo, kết luận, công văn v.v...) và văn bản đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì văn bản đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

    8. Đối với những vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01-7-2016, đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm) nhưng kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án mới mở phiên tòa thì có phải yêu cầu người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện việc ủy quyền theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 hay không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015; khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính thì đối với các vụ án hành chính được Tòa án thụ lý trước ngày 01-7-2016, đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án mới mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì phải áp dụng khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015 về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính.

    Đối với trường hợp trước ngày 01-7-2016, người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác không phải là cấp phó của mình đại diện thì kể từ ngày 01-7-2016 Tòa án cần yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó chấm dứt ủy quyền trong tố tụng hành chính đối với người được ủy quyền trước đó và có văn bản ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

    9. Khoản 2 Điều 187 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về tạm ngừng phiên tòa. Vậy trong thời gian tạm ngừng phiên tòa đó thì Thẩm phán có được xét xử các vụ án khác hay không? Có mâu thuẫn với nguyên tắc xét xử liên tục hay không?

    Về nguyên tắc thì trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, Thẩm phán có thể tham gia giải quyết các vụ việc khác. Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã bỏ quy định về nguyên tắc xét xử liên tục.

    10. Trường hợp giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện thì Chánh án phân công cho Thẩm phán khác không phải là Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện để giải quyết khiếu nại hay vẫn phân công cho Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện?

    Khoản 2 Điều 124 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Luật tố tụng hành chính năm 2015 không quy định Thẩm phán đã trả lại đơn khởi kiện thì không được giải quyết khiếu nại; tuy nhiên, để bảo đảm tính khách quan thì nên phân công cho Thẩm phán khác xem xét, giải quyết.

    11. Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại khi đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại thì quyết định giải quyết khiếu nại đó có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?

    Về nguyên tắc, quyết định giải quyết khiếu nại nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì được coi là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

    12. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nếu cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì giải quyết như thế nào? Nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì giải quyết như thế nào?

    Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện thì căn cứ vào khoản 12 Điều 38, khoản 3 Điều 193 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử báo cáo, đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó.

    Trương hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì căn cứ vào khoản 13 Điều 38, khoản 4 Điều 112 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Thẩm phán, Hội đồng xét xử báo cáo, đề nghị Chánh án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.

    13. Trường hợp đương sự khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu dân cư thương mại cho rằng Ủy ban nhân dân tỉnh giá bồi thường quá thấp so với thị trường và yêu cầu định giá đất theo giá thị trường thì Tòa án có được ra quyết định định giá giá trị quyền sử dụng đất không?

    Trường hợp khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà có yêu cầu Tòa án xem xét về giá bồi thường thì Tòa án căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mục đích thu hồi đất, giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất để giải quyết vụ án mà không được tiến hành định giá giá trị quyền sử dụng đất.

    II. Vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật tố tụng dân sự

    Có phải mọi vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính thì Tòa án đều phải đưa cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không?

    Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:

    “1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, li ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

    2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đi với một hoặc một sđối tượng cụ th. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

    3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Cơ quan, tổ chức, ngưi có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

    4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    Theo quy định nêu trên thì chỉ có những văn bản là quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết mới bị Tòa án xem xét hủy (những văn bản không phải là quyết định hành chính cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này).

    Khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức thì Tòa án phải xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của quyết định cá biệt đó.

    Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

    Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

    Ví dụ 1: Ông A khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông B phải trả lại quyền sử dụng đất mà trước đó ông A cho ông B mượn. Khi giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân huyện X nhận thấy trong thời gian mượn đất, ông B đã có hành vi gian dối làm thủ tục để được Ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; để giải quyết yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của ông A thì phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông B và phải đưa Ủy ban nhân dân huyện X tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp này, thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự có xem xét việc hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được xác định theo khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính. Do vậy, Tòa án nhân dân huyện X phải chuyển vụ án dân sự nêu trên cho Tòa án nhân dân tỉnh Y giải quyết và xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt nhưng không cần thiết phải hủy quyết định cá biệt đó và việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết.

    Ví dụ 2: Ông A, bà B là các con của cụ D, cụ E khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện X tỉnh Y yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất của cụ D, cụ E. Khi còn sống, cụ D và cụ E đã được Ủy ban nhân dân huyện X cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, khi giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản không cần thiết phải xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử đất đã cấp cho cụ D, cụ E nên Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án.

    Trên đây là giải đáp một số vướng mắc về Luật tố tụng hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 10 thông qua để các Tòa án nghiên cứu, tham khảo trong quá trình triển khai thi hành và thụ lý, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời.

     


    Nơi nhận:
    - Các TAND và TAQS;
    - Các đơn vị thuộc TANDTC;
    - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
    - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Ban Nội chính Trung ương;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Bộ Tư pháp;
    - Bộ Công an;
    - Các đồng chí PCA TANDTC;
    - Các Thẩm phán TANDTC;
    - Lưu: VP, Vụ PC và QLKH.

     

    CHÁNH ÁN




    Nguyễn Hòa Bình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #441865   17/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Thế này thì thực hiện ngai và luôn đy thôi, còn chần chờ gì nữa!

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.