Việc mẹ bạn cho mượn sổ đỏ rồi sau đó mất luôn nhà đất, về lý là chuyện không dễ xảy ra. Vì thủ tục hành chính hiện hành về giao dịch liên quan tới nhà đất buộc phải có cơ quan cs thẩm quyền tham gia: đó là đơn vị có chức năng công chứng hoặc chứng thực (thực hiện chức năng công chứng, chứng thực giao dịch) và cơ quan tài nguyên và môi trường (thực hiện chức năng đăng bộ sang tên). Trong khi thủ tục đăng bộ sang tên không nhất thiết cần sự có mặt của chủ sở hữu đứng tên trên giấy tờ nhà đất, thì thủ tục công chứng, chúng thực giao dịch lại bắt buộc. Bởi đó, sẽ khó có chuyện tự dưng cho mượn sổ đỏ rồi mất luôn nhà đất nếu không có sự cộng tác của chủ sỡ hữu nhà đất đó (như ký xác nhận giao dịch). Trên thực tế, sổ đỏ là một chứng nhận tài sản nên có thể đem cầm cố vay tiền và sau khi người vay trả đủ tiền gốc và lãi thì nhận lại giấy tờ theo thoả thuận.
Để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc người cho mượn chưa nhận thức đầy đủ về các giao dịch có giá trị pháp lý sẽ phát sinh, không thấy rõ các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Có nhiều người vì không hiểu biết, ký đại vào các giấy tờ giao dịch rồi giao giấy tờ nhà đất cho bên mượn để rồi sau đó trắng tay.
Mặt khác, do các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp đều do phía ngân hàng đưa ra theo dạng hợp đồng mẫu, lợi thế luôn luôn về phía ngân hàng. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp người vay lợi dụng sự lỏng lẻo trong khâu ký kết hợp đồng để dụ dỗ người khác trực tiếp đứng ra vay giúp hoặc cho mượn sổ để họ ký kết hợp đồng thế chấp với ngân hàng. Nhưng sau đó người vay không trả lãi, vốn vay đúng hạn. Khi vi phạm hợp đồng vay, dù trong trường hợp nào thì chắc chắn tài sản của người cho mượn sổ đỏ cũng sẽ bị ngân hàng xử lý và gần như không thể bảo vệ được, trừ trường hợp chứng minh được có sự thông đồng giữa người vay và nhân viên ngân hàng.
Sau khi tài sản thế chấp bị xử lý, nếu người vay tiền không trả cho người cho mượn sổ thì họ phải khởi kiện người vay ra toà án để đòi những khoản vay, lãi, thiệt hại… Tuy nhiên, việc lấy được tiền trong những trường hợp này rất khó vì người vay thường không còn tài sản để thi hành án.
Để có thể rút được “sổ đỏ” nhanh gọn và thuận tiện nhất, mẹ bạn chỉ có thể dùng một tài sản khác để đề nghị ngân hàng nhận thế chấp thay thế cho tài sản đang thế chấp. Hoặc phải đứng ra trực tiếp trả nợ cho ngân hàng, sau đó yêu cầu người kia sang tên lại cho mẹ bạn.
Trên đây là nội dung trả lời cho trường hợp của bạn, hy vọng có thể giúp bạn trong quá trình giải quyết việc này. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với tôi .
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.