Chủ tiệm rửa xe không chịu trả hết tiền lương nhân viên khi nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #511903 09/01/2019

    Tuanlock

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chủ tiệm rửa xe không chịu trả hết tiền lương nhân viên khi nghỉ việc

    Em cùng 1 bạn làm rửa xe đc 2 tháng rồi khi xin lương thì chủ cho mỗi người 1 triệu tiêu trước rồi bảo mai kia giả nốt. 1 tuần sau bọn em xin nghỉ việc chủ cho nghỉ nhưng không cho bọn em thêm đồng nào Bọn em phải giải quyết thế nào?

     
    1901 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511919   09/01/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Điều 47 BLLĐ 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

    “1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.

    Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động (người chủ cửa hàng) phải thanh toán đầy đủ tiền lương trong khoảng từ 7 ngày đến 30 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không thanh toán đầy đủ lương cho bạn thì người đó có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về tiền lương được quy định tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    “10. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau: 

    Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

    ...
    3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây: 

    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 

    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 

    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; 

    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; 

    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 

    ...

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

    a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này; 

    b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”

    Trong trường hợp chủ cửa hàng vẫn cố tình không trả đủ lương cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại tố cáo hành vi trả tiền lương thiếu này đến Phòng lao động Thương binh xã hội quận, huyện hoặc khởi kiện tại Tòa án nơi cửa hàng bạn làm việc. Tuy nhiên, nếu giữa bạn và cửa hàng bạn làm việc không giao kết hợp đồng lao động thì bạn không thể căn cứ vào hợp đồng lao động để yêu cầu chủ nhà hàng thanh toán tiền lương cho bạn. Do đó, để đòi lại số tiền lương nhà hàng chưa thanh toán, bạn cần chứng minh được mình đã có khoảng thời gian làm việc thực tế tại nhà hàng:

    Một là, bạn cần dựa vào bảng chấm công, sổ theo dõi những ngày đi làm của bạn mà người quản lí đã ghi chép.

    Hai là, bạn có thể nhờ đến sự làm chứng của những người làm cùng ca với bạn (lập thành văn bản) để chứng minh cho việc bạn đã làm việc tại nhà hàng.

    Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;